SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

Kỹ năng thực hành cuộc sống là những kỹ năng cần có cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Kỹ năng sống bao gồm kỹ năng mềm và kỹ năng cứng. Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng thuộc trí tuệ, cảm xúc của con người còn kỹ năng cứng lại là khả năng học vấn và trình độ chuyên môn của bản thân. Thực tế cho thấy những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi kỹ năng mềm – chính là kỹ năng sống mà họ được trang bị. Để hòa chung với sự phát triển của thế giới, kỹ năng sống đã và đang được quan tâm rất nhiều ở Việt Nam. Đặc biệt, là việc xây dựng và phát triển kỹ năng sống cho trẻ em.

Trong những năm gần đây, việc xây dựng và phát triển kỹ năng thực hành sống cho trẻ mầm non ngày càng được quan tâm. Đặc biệt là việc ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến như Montessori vào việc dạy kĩ năng sống, kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Phương pháp này chú trọng vào việc khai thác những tiềm năng sẵn có của mỗi đứa trẻ, để trẻ tiếp nhận các kĩ năng một cách tự nhiên, không bị gò bó, áp đặt.

Trên thực tế, trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non nơi tôi công tác còn thụ động. Đa số trẻ mới lần đầu tiên ra lớp, vốn kĩ năng rất ít ỏi. Rất nhiều phụ huynh cũng như đồng nghiệp của tôi thường xuyên than phiền vì trẻ quá thụ động, không có những kỹ năng tự phục vụ… Việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển toàn diện của các con cũng như kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục của cô giáo.

doc 34 trang giangvu 08/05/2024 890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non

SKKN Sáng tạo một số hình thức phát triển kỹ năng thực hành cuộc sống nhằm xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trường mầm non
 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................3
I. Những nội dung lý luận:....................................................................................3
II. Thực trạng vấn đề:............................................................................................3
1. Đặc điểm tình hình:...........................................................................................3
2. Thuận lợi:..........................................................................................................4
3. Khó khắn:..........................................................................................................4
III. Các biện pháp đã tiến hành:............................................................................4
1. Thực hiện tốt chuyên đề “ Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm 
lồng ghép xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc4
2. Thiết kế các video, bài giảng E- Learning, ứng dụng Montessori giúp trẻ nâng 
cao kỹ năng thực hành cuộc sống.........................................................................8
3. Sáng tác thơ, ca, hò, vè đặt lời bài hát ....................................11
4. Thiết kế đồ dùng đồ chơi sáng tạo kích thích sự hứng thú trong hoạt động của 
trẻ.....12
5. Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh giúp trẻ có thêm kỹ năng thực hành 
cuộc sống.................................12
IV. Hiệu quả của sáng kiến:....14
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....17
1. Kết luận:..17
2. Khuyến nghị:...17
PHẦN V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 2
 * Mục đích nghiên cứu:
 Với đề tài trên tôi muốn giúp trẻ được hoạt động trong môi trường xanh, 
sạch, đẹp, thân thiện, hạnh phúc. Giúp trẻ có những kỹ năng ban đầu về cuộc 
sống, có những kinh nghiệm sống, biết được những điều nên làm và không nên 
làm giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống. 
 * Đối tượng nghiên cứu: 
 Các biện pháp giúp phát triển kỹ năng sống cơ bản cho trẻ.
 * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ nhà trẻ 24 – 36 tháng ở trường mầm non.
 * Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
 Năm học 2020- 2021
 * Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận 
 - Phương pháp tham khảo tài liệu
 - Phương pháp điều tra thực trạng
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
 - Phương pháp quan sát
 * Khảo sát chất lượng đầu năm đối với trẻ.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm để 
nắm được tình hình của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ cho phù hợp.
 BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
 Số trẻ đầu năm: 25 trẻ
 Nội dung
 Số trẻ Tỉ lệ
 Kỹ năng tự phục vụ 18/25 72 %
 Kỹ năng giao tiếp 16/25 64 %
 Kỹ năng tự nhận thức 17/25 68 %
 Kỹ năng hợp tác 18/25 72 %
 Qua bảng khảo sát trên tôi thấy các kỹ năng sống cơ bản của trẻ còn khá 
thấp, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng hợp tác của trẻ còn hạn chế, kỹ năng giao tiếp 
của trẻ với mọi người xung quanh còn chưa linh hoạt, chưa nhanh nhẹn, khả 
năng tự nhận thức của trẻ chưa cao nên tôi luôn băn khoăn làm sao để tỉ lệ các 
kỹ năng thực hành cuộc sống được nâng cao lên. 
 4
 Từ thực tế khảo sát và thực hiện đề tài tôi đã gặp một số thuận lợi, khó 
khăn sau: 
 2. Thuận lợi:
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt, rất sát 
sao trong việc nâng cao kiến thức cho giáo viên: Cụ thể hàng tháng chúng tôi 
đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo khối 2 lần/tháng, trong những buổi họp 
này, tôi luôn cùng các chị em trao đổi về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một 
cách nhẹ nhàng và đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, ban giám hiệu cũng 
quan tâm đầu tư, bổ sung thêm tài liệu về kỹ năng sống cho giáo viên giúp 
chúng tôi có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
 - Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, yêu nghề, mến 
trẻ, đoàn kết, có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc nuôi dạy trẻ. Một giáo 
viên mới đỗ viên chức đang học đại học sư phạm mầm non.
 - Các bậc phụ huynh quan tâm, tin tưởng cô, nhiệt tình trao đổi, phối hợp 
với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
 3. Khó khăn:
 - Giáo viên còn hạn chế về phương pháp tổ chức phương pháp Montessori 
thực hành cuộc sống cho trẻ.
 - Đa số trẻ lần đầu đến lớp nên còn nhiều bỡ ngỡ, cần có thời gian để làm 
quen với chế độ sinh hoạt của nhà trẻ. Nhiều trẻ còn nhút nhát, khả năng phát 
âm của trẻ còn hạn chế, một số trẻ sức khỏe yếu, hay nghỉ học, thời gian chăm 
sóc trẻ nhiều. 
 - Ở nhiều gia đình, trẻ được nuông chiều, cung phụng khiến cho trẻ không 
có kỹ năng tự phục vụ.
 Sau khi nghiên cứu thực tế thuận lợi và khó khăn và tổ chức khảo sát 
đánh giá thực trạng kĩ năng sống của trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện 
pháp như sau:
 III. Các biện pháp thực hiện
 1. Thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm 
 trung tâm lồng ghép xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc” giúp 
 trẻ tự tin trong mọi hoạt động. 
 1.1. Tích cực học hỏi thay đổi tư duy, nhận thức để thực hiện tốt chủ 
 đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”.
 Trong năm học 2020- 2021, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học với 
chủ đề “ Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Hưởng ứng phong trào 
này, bản thân tôi tự nhủ mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học 
hạnh phúc. Bởi tôi nghĩ rằng lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có 6
trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính 
chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. 
 1.2. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc tạo cho trẻ sự tự tin trong 
mọi hoạt động. 
 Tự tin là chìa khóa của thành công. Người tự tin sẽ có 70% cơ hội chiến 
thắng. Tự tin giúp cho trẻ dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện. Tự tin sẽ giúp cho 
trẻ có được kĩ năng và kiến thức nhanh nhất. Để phát triển tính mạnh dạn, tự tin 
cho trẻ chúng ta cần tạo cho trẻ một môi trường lớp học mầm non hạnh phúc 
theo đúng nghĩa.
 Môi trường lớp học mầm non hạnh phúc là môi trường đảm bảo ba tiêu chí 
cốt lõi là an toàn- yêu thương và tôn trọng. Lớp mầm non hạnh phúc sẽ tạo ra 
một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện cả về tư duy và 
thể chất. Môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần, 
trẻ tự do thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ 
hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ 
hạnh phúc.
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã cùng với giáo viên của lớp đặt mục tiêu là làm 
sao để mỗi buổi sáng trẻ đến lớp không khóc và ngày càng hào hứng khi đến 
trường. Giáo viên luôn niềm nở, thân thiện khi đón - trả trẻ, cố gắng quản lý cảm 
xúc tiêu cực, luôn coi các con như con của mình, luôn tạo cho các con cảm giác 
an toàn, yêu thương và tôn trọng khi đến lớp. Tôi nghiên cứu và tự thay đổi cách 
đón trẻ, không chỉ dừng lại ở việc chào hỏi lễ phép với bố mẹ và cô giáo, tôi lập 
cho các con một bảng “Chào bé đến lớp”. Theo đó, khi đến lớp, sau khi chào cô 
giáo, trẻ sẽ tự chọn cho mình một cách để giao lưu với cô theo cách trẻ muốn. 
Khi thì là một cái bắt tay, khi là một cái ôm thật chặt, hoặc cùng nhún nhảy theo 
giai điệu nào đó Chính việc làm đó đã tạo cho các con cảm giác rất an toàn, 
yêu thương tự nhiên, tự tin. Các con vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn mỗi khi đến lớp. 
 (Hình ảnh cô và trẻ trao gửi yêu thương trong giờ đón, trả trẻ 1.2)
 Khi xây dựng lớp mầm non hạnh phúc, tôi đã thay đổi rất nhiều trong tư 
duy, trong cách nhìn nhận và quan hệ với các đồng nghiệp và trẻ. Thay vì áp đặt 
ý kiến chủ quan của mình, tôi cho trẻ được thỏa sức sáng tạo, trẻ tự giác thực 
hiện theo những điều mong muốn của cá nhân dưới định hướng của cô giáo. Các 
con được bày tỏ và được cô giáo lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la 
mắng, dọa dẫm, tôi cho các con được sai, được nói ra cảm xúc, suy nghĩ của 
mình. Điều đó sẽ giúp các con tự tin hơn,hòa đồng hơn, tiếp thu kiến thức dễ 
dàng hơn. 
 Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. 
Bởi dù ở lứa tuổi nào, các con cũng có những cảm xúc như người lớn, các con 8
 Các sản phẩm của trẻ được trừng bày đó là một sự khích lệ với trẻ, động 
viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được 
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, 
gắn bó với ngôi nhà chung. Đó chính là trách nhiệm của mỗi thầy cô giáo và 
giáo viên mầm non nói riêng. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không 
gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm 
không phải dễ. Bởi vậy tôi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học 
với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”. 
 (Hình ảnh môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học 1.3)
 Kết quả: Việc xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm lồng 
ghép xây dựng lớp mầm non hạnh phúc đã giúp trẻ lớp tôi tự tin trong mọi hoạt 
động từ đó làm tiền đề cho việc dễ dàng hình thành và phát triển các kĩ năng 
thực hành cuộc sống cho trẻ.
 2. Xây dựng giáo án, thiết kế bài giảng Eleaning và các video ứng dụng 
Montessori giúp trẻ nâng cao kỹ năng thực hành cuộc sống.
 2.1. Xây dựng giáo án Montessori cho trẻ 24-36 tháng.
 Thực hành cuộc sống là một trong những lĩnh vực quan trọng của phương 
pháp giáo dục Montessori do tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria 
Montessori nghiên cứu và phát triển. Ở lĩnh vực này, trẻ sẽ được làm quen và 
thực hành các hoạt động liên quan tới nhiều mặt của cuộc sống. Các hoạt động 
và bài học trong lĩnh vực thực hành cuộc sống giúp trẻ hình thành những thói 
quen tốt, tính tự lập, sự tập trung và tính kỷ luật trong công việc mình làm:
 Ví dụ 1: Hoạt động chăm sóc bản thân: Trong hoạt động chăm sóc bản 
thân, các bạn nhỏ sẽ được thực hành một số hoạt động như sau:
 + Các hoạt động tự phục vụ: Đánh răng, chải tóc, tự treo quần áo, mũ , cài 
khuy áo, thắt nơ, thắt dây giày, khâu may đồ vật, xếp khăn ăn, tự cắt đồ ăn, 
nghiền, rắc, tự làm một số món ăn, tự dọn bàn ăn,
 (Hình ảnh trẻ tự cất bát, cất dép, cất balo, nhặt cơm rơi vãi vào khay 2.1)
 (Giáo án minh họa :Giáo án hoạt động đi bộ- Bộ giáo án Montessori- Tài 
 liệu đính kèm) 
 + Các hoạt động di chuyển đồ vật đóng, mở đồ vật; di chuyển đồ vật bằng 
tay, chuyển đồ vật bằng dụng cụ (như kẹp gắp, phễu, bọt biển, thìa,)
 (Hình ảnh trẻ thực hiện một số hoạt động thực hành cuộc sống 2.1 )
 (Giáo án minh họa : Giáo án chuyển vật bằng tay, chuyển tắm- Bộ giáo án 
 Montesori - Tài liệu đính kèm )

File đính kèm:

  • docskkn_sang_tao_mot_so_hinh_thuc_phat_trien_ky_nang_thuc_hanh.doc