SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay
Ngày 12 tháng 11 năm 2019 Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành công văn số 312/CĐN về hướng dẫn công đoàn các trường to chức tham gia xây dựng trường học hạnh phúc. Theo kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người học đáp ứng trong tình hình mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho học sinh. Qua nhiều năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều sâu lẫn chiều rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội. Ngay từ năm đầu tiên công đoàn ngành phát động phong trào, các nhà trường đã tích cực hưởng ứng. Thiết nghĩ, muốn phong trào xây dựng trường học hạnh phúc thì trước hết phải xây dựng được lớp học hạnh phúc thành công. Mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực. Có nhiều lớp học hạnh phúc thì mới có trường học hạnh phúc. Xây dựng lớp học hạnh phúc là tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui "hạnh phúc " không chỉ bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường mà ngay từ lớp học và thiên chức của nhà giáo, trong đó giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò quan trọng. Lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó học sinh được tạo điều kiện để sống vui vẻ, tự tin, khỏe mạnh, có ước mơ hoài bão và tích cực tham gia các hoạt động ; được giáo viên nhiệt tình giảng dạy, yêu thương, tôn trọng; được gia đình và cộng đồng tạo điều kiện phát huy hết khả năng của mình trong môi trường an toàn và thuận lợi ... Chất lượng của lớp học hạnh phúc không chỉ thể hiện ở kết quả giáo dục mà còn là chất lượng của cả môi trường học đường và mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. |
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM, HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TRONG NHÀ TRƯỜNG HIỆN NAY 1.6. Tôn trọng sự đa dạng và khác biệt .........................................................................38 2. Tăng cường công tác phối hợp, giáo dục toàn diện........................................39 2.1. Phối hợp với Đoàn trường trong các hoạt động hướng nghiệp, ngoại khóa.39 2.2. Phối hợp nhà trường và gia đình trong giáo dục kĩ năng sống ..............................40 2.3. Tham gia công tác xã hội trong các hoạt động thiện nguyện và phát triển kĩ năng sống.........................................................................................................................42 2.4. Giáo dục học sinh bằng phương pháp kỷ luật tích cực vì một lớp học hạnh phúc .................................................................................................................................44 2.5. Tính sư phạm trong xây dựng lớp học hạnh phúc .................................................47 Chương III: Một số kết quả đạt được ...................................................................48 1. Sự chuyển biến tích cực đối với học sinh, bản thân, đồng nghiệp...............48 2. Sự chuyển biến tích cực đối với nhà trường, gia đình, địa phương, nơi học tập và sinh sống .......................................................................................................51 3. Học sinh trưởng thành và trở về tri ân nhà trường.......................................52 C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................53 I. Kết luận: .............................................................................................................53 II. Kiến nghị...........................................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO (Thiền sư Thích Nhất Hạnh). Mỗi giáo viên luôn ý thức được mình là một nghệ sĩ trên bục giảng, với những băn khoăn, trăn trở tìm kiếm những giải pháp hiệu quả để có được cho lớp học do mình chủ nhiệm có được một môi trường học tập an toàn, tôn trọng và đầy ắp tình yêu thương. Từ những thành công của công tác chủ nhiệm lớp, tôi đã xây dựng đề tài: “Phát triền phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp học hạnh phúc trong nhà trường hiện nay”, hy vọng những kinh nghiệm nhỏ bé của mình sẽ góp phần cùng các đồng nghiệp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành giao phó và hoàn thành thiên chức người thầy mà xã hội đã vinh danh. 2. Mục đích nghiên cứu + Phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua một số giải pháp cụ thể. + Giúp cho giáo viên làm công tác chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm và giải pháp trong nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. + Cùng nhà trường thực hiện thắng lợi phong trào xây dựng trường học hạnh phúc với mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu quá trình làm công tác chủ nhiệm của bản thân và kinh nghiệm từ đồng nghiệp tại trường THPT Thanh Chương 3. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài hướng đến xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc thông qua các biện pháp phát huy phẩm chất và năng lực cho học sinh đã được thực nghiệm tại trường GVCN từ năm học 2018 - 2019 đến năm học 2021 - 2022. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp: + Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản, tài liệu về khái niệm hạnh phúc, phẩm chất, năng lực ... có liên quan đến đề tài. + Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy . + Phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp sử dụng toán thống kê. + Phương pháp so sánh. đối với các thành tố của hoạt động dạy học, trong đó đặc biệt lưu tâm đến phương pháp dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho người học [Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán]. Điều quan trọng hơn cả là nếu so sánh với các quan niệm dạy học trước đây, việc dạy học phát triển phẩm chất, năng lực sẽ làm cho việc dạy và việc học được tiếp cận gần hơn, sát hơn với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách con người.” (Nguồn NGƯT. TS. Phạm Văn Khanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam). Trong thời gian gần đây, với các chủ trương xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” hay “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” nhằm hướng đến học sinh được học tập, được vui chơi, được trải nghiệm, được chia sẻ, được thấu hiểu, được bộc lộ những tố chất riêng của mình và được tôn trọng. Làm sao để các em cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Để làm được điều này thì việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh THPT quan trọng hơn bao giờ hết. Đó là việc phát triển phẩm chất năng lực thế giới quan, cung cấp tri thức cho học sinh, bồi đắp tình cảm đạo đức, giáo dục cho học sinh biết sống có lý tưởng, ước mơ và hoài bão, hạnh phúc hơn. 1.2. Khái niệm “Hạnh phúc” + “Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc của con người khi thoả mãn nhu cầu nào đó”. Đó là cảm xúc vui sướng, hài lòng trong cuộc sống. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. + Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: - Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình. - Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện. - Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ. - Được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm... 1.3. Khái niệm “Trường học hạnh phúc”, “ Lớp học hạnh phúc”. * “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. Thứ ba là sự an toàn. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực. Lớp học cô trò đều cảm thấy tràn ngập yêu thương *Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm từ hai phía: nhà to chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm,... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn...Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp... Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh. Cần hình thành cho học sinh những năng lực để xây dựng lớp học hạnh phúc: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực hoạt động nhóm, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp ... qua đó hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời đại mới, vì một lớp học hạnh phúc. phụ huynh trong việc liên lạc, trao đối, nắm bắt nhanh những thông tin cần thiết trong phối hợp giáo dục; đồng thời hỗ trợ tích cực cho hoạt động dạy của giáo viên trong những giờ lên lớp, trong những hoạt động tập thể khiến học sinh thấy hứng thú hơn. Trường THPT Thanh Chương 3 là ngôi trường có bề dày thành tích, ở đây nhiều thế hệ thầy cô không những có kinh nghiệm về chuyên môn mà còn có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Đó là cơ hội lớn cho thế hệ giáo viên học hỏi và trau dồi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác giảng dạy nói chung và công tác chủ nhiệm nói riêng. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường là điều kiện thuận lợi để GVCN lập kế hoạch và phổ biến những chủ trương, kế hoạch của nhà trường đến với phụ huynh và học sinh kịp thời. Sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường ngày càng trở nên chặt chẽ có hiệu quả. 2.2.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi kể trên, công tác chủ nhiệm lớp còn gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong thời đại khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện nay, ngoài những tiện ích to lớn mà nó mang đến cho nhân loại thì kèm theo đó là hàng loạt các tác động tiêu cực đến đối tượng học sinh: xu hướng đua đòi chưng diện theo trang phục, mái tóc của các ca sĩ, diễn viên trong phim ảnh không lành mạnh và đặc biệt là nghiện game online, F acebook.... Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập, việc hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh và gây ra rất nhiều khó khăn cho GVCN trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. 2.2. Thực trạng về công tác chủ nhiệm ở trường THPT Thanh Chương 3. Trường THPT Thanh Chương 3 đóng trên địa bàn rộng lớn, từ miền núi đến trung du, có đường biên giới dài với đất nước Lào, có học sinh dân tộc từ Con Cuông về đây định cư. Tập trung đông dân cư, nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đường sá đi lại khó khăn đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác giáo dục của nhà trường. Đối với phụ huynh: Phần lớn gia đình học sinh làm nông nghiệp điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những bố mẹ đi làm ăn xa nên phó mặc cho nhà trường trong công tác giáo dục. Thực trạng lớp tôi chủ nhiệm có đầu vào thấp nhất trường, số học sinh nam nhiều hơn nữ, có 5/38 học sinh là người dân tộc Bản Vẽ, không có học sinh giỏi, chỉ có học sinh khá, trung bình.. .nhiều em ở xa, cá biệt về tính cách và hoàn cảnh, có một số em thiếu tự tin, không nhiệt tình trong học tập cũng như hoạt động tập thể. Giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: liệu “Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không”? nguyên nhân chủ yếu là do:
File đính kèm:
- skkn_phat_trien_pham_chat_nang_luc_hoc_sinh_thong_qua_cong_t.docx
- SKKN Phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua công tác chủ nhiệm, hướng tới xây dựng lớp họ.pdf