SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, Trường Mầm non số 2 Minh Lập

Như chúng ta đã biết mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và nhân cách của trẻ. Bác Hồ đã nói “trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc.

Lớp học hạnh phúc là gì? Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Nguyên Bộ trường bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh; có 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng nên lớp học hạnh phúc đó là yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Một thực trạng hiện nay còn xảy ra trong học đường, đó là việc mất an toàn khi đến trường, bạo lực học đường, còn thấy những cái chết thương tâm khi học sinh bị bỏ quên trên xe hay chết do cây đổ, cổng trường đổ và ti tỉ những tai nạn, rủi ro khác xảy ra...Đặc biệt là hành vi bạo lực trẻ mầm non vẫn còn tồn tại...Tất cả những lý do đó có thể biến thành động cơ để thay đổi cho trường học thay đổi, xây dựng một trường học hạnh phúc đúng nghĩa. Liên Hợp Quốc (UN) thừa nhận “hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người” và lấy ngày 20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế hạnh phúc”. Điều đó thể hiện khát vọng cao cả của toàn xã hội; Đó chính là một giá trị, là mục đích phấn đấu suốt đời của mỗi công dân, của mọi gia đình.

Ở lứa tuổi mầm non việc hàng ngày đến lớp chưa thành thói quen của trẻ. Vì trong độ tuổi này trẻ vẫn cảm thấy gia đình là nơi an toàn nhất và hạnh phúc nhất, nên việc rời xa bố mẹ để đến 1 môi trường mới là việc rất khó khăn với trẻ. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để học sinh của tôi luôn hạnh phúc khi tới lớp, tạo cho trẻ có cảm giác lớp học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ và cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ. Đồng thời làm sao để phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con cho mình.Vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc”.

docx 20 trang giangvu 08/05/2024 880
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, Trường Mầm non số 2 Minh Lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, Trường Mầm non số 2 Minh Lập

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, Trường Mầm non số 2 Minh Lập
 2
cảm giác “muốn đến”. “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có 
hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc 
không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ 
được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý 
nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các 
trò chơi và những trải nghiệm. Nguyên Bộ trường bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ 
đã nhấn mạnh; có 3 tiêu chí quan trọng để xây dựng nên lớp học hạnh phúc đó là 
yêu thương, an toàn và tôn trọng.
 Một thực trạng hiện nay còn xảy ra trong học đường, đó là việc mất an 
toàn khi đến trường, bạo lực học đường, còn thấy những cái chết thương tâm khi 
học sinh bị bỏ quên trên xe hay chết do cây đổ, cổng trường đổ và ti tỉ những tai 
nạn, rủi ro khác xảy ra...Đặc biệt là hành vi bạo lực trẻ mầm non vẫn còn tồn 
tại...Tất cả những lý do đó có thể biến thành động cơ để thay đổi cho trường học 
thay đổi, xây dựng một trường học hạnh phúc đúng nghĩa. Liên Hợp Quốc (UN) 
thừa nhận “hạnh phúc là một trong những quyền cơ bản của con người” và lấy 
ngày 20/3 hằng năm là “Ngày Quốc tế hạnh phúc”. Điều đó thể hiện khát vọng 
cao cả của toàn xã hội; Đó chính là một giá trị, là mục đích phấn đấu suốt đời 
của mỗi công dân, của mọi gia đình.
 Ở lứa tuổi mầm non việc hàng ngày đến lớp chưa thành thói quen của trẻ. 
Vì trong độ tuổi này trẻ vẫn cảm thấy gia đình là nơi an toàn nhất và hạnh phúc 
nhất, nên việc rời xa bố mẹ để đến 1 môi trường mới là việc rất khó khăn với trẻ. 
Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để học sinh của tôi luôn 
hạnh phúc khi tới lớp, tạo cho trẻ có cảm giác lớp học là ngôi nhà thứ 2 của trẻ 
và cô giáo là người mẹ thứ 2 của trẻ. Đồng thời làm sao để phụ huynh yên tâm, 
tin tưởng gửi con cho mình.Vì vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài “Một số 
giải pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc”.
 5.1.2. Cơ sở thực tiễn
 a. Thuận lợi
 * Đối với giáo viên:
 Nhà trường luôn tạo điều kiện về chuyên môn, cơ sở vật chất, khuyến 
khích động viên để cô và trẻ đạt được kết quả tốt nhất. 
 - Lớp học khang trang, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ, thoáng mát, 
trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ.
 - Bản thân là một giáo viên ham học hỏi, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo 
trong mọi hoạt động. Luôn yêu nghề, tâm huyết với công việc, yêu thương gần 
gũi với trẻ. 4
 Qua khảo sát tôi thấy kết quả không được cao nên tôi quyết định đi sâu 
vào nghiên cứu: “Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc 
tại lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi C1, Trường Mầm non số 2 Minh Lập”. 
 Để giải quyết được những hạn chế nêu trên không những cần nỗ lực của 
giáo viên mà còn cần sự giúp đỡ, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Và 
trước thực trạng đó, và cũng như nhận thức được tình hình thực tế hiện nay tôi 
đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc khi đến lớp với cô 
giáo và các bạn, nên tôi đã tập trung vào nghiên cứu những biện pháp sau:
 5.2. Các biện pháp thực hiện: 7 biện pháp
 5.2.1. Biện pháp 1. Tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ 
ngay khi trẻ đến lớp
 Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải pháp mà tôi 
áp dụng đó chính là “tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi 
trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị. 
 Hình ảnh menu lựa chọn hình thức chào hỏi
 - Trẻ được vô tư lựa chọn những hình thức chào hỏi
 + Hình ảnh đập tay, bắt tay, cụng tay, trẻ chạm tay vào trái tim yêu thương. 
Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn nữa là 
cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ. 
 (Cô chụm tay với trẻ trong giờ đón trẻ) 6
 (Trẻ chạm tay vào hình ảnh bàn tay)
 => “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát cả, không phải là những món 
quà tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu 
thương, những cử thân mật. Mọi hành động trên cơ thể trẻ diễn ra hết sức tự 
nhiên, qua màn chào hỏi này không chỉ lan tỏa tình yêu của cô giành cho các 
con mà còn nhắc các con truyền năng lượng niềm vui đến cho cô góp phần tạo 
nên lớp học hạnh phúc đầy yêu thương và chính điều ấy khiến cho những cô 
giáo mầm non thêm yêu nghề mến trẻ.
 5.2.2. Biện pháp 2: Tôn trọng cảm xúc của trẻ khi đến lớp.
 Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó 
còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản cuả hiện thực 
khách quan với người khác và với bản thân. Sự hình thành cảm xúc là một điều 
kiện tất yếu của sự phát triển của con người như là một nhân cách và có rất 
nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm mỹ, cảm xúc trí tuệMột đặc 
trưng của cảm xúc là có tính đối cực: Yêu và ghét, ưa thích và không ưa thích, 
xúc động và dửng dưngKhái niệm “ Tôn trọng”, “ Cảm xúc” đó là trên lý 
thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng cảm xúc 
là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục, và học sinh của tôi 
lại là lứa tuổi mầm non. Tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, lứa 
tuổi này là giai đoạn hoàn thiện dần về mọi lĩnh vực của trẻ em ở lứa tuổi 
“Mầm non”. Hoàn thiện về mọi phương diện của tâm lý (Nhận thức, tình cảm và 
ý chí). Có cơ sở ban đầu để hình thành nhân cách con người. 8
trong một lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân trẻ thiết lập được các mối 
quan hệ lành mạnh tình cảm, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 5.2.3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện và tổ 
chức các hoạt động linh hoạt sáng tạo.
 Môi trường là một trong những yếu tố quyết định sự hình thành và phát 
triển nhân cách của trẻ nên tôi rất chú trọng việc xây dựng môi trường cơ sở vật 
chất và môi trường tinh thần nhằm mang lại một lớp học hạnh phúc cho các con.
 Đầu năm nhà trường trang bị bổ sung đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu trang 
trí lớp. Tuyên truyền huy động phụ huynh ủng hộ cây xanh, sách truyện...phục 
vụ công tác xây dựng môi trường lớp. 
 (Cô giáo làm đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu sẵn có để tạo môi trường cho trẻ hoạt 
 động) 10
tâm, luôn coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm 
sóc các con, là người bạn khi học, khi chơi cùng các con. Làm được điều đó thì 
tôi tin chắc chắn, các con sẽ rất vui khi được đến lớp.
 5.2.4. Biện pháp 4. Quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ 
trong lớp.
 Qua quan sát cảm giác thoải mái và sự tham gia của trẻ, giáo viên sẽ biết 
rõ nhu cầu và sở thích của trẻ, mỗi trẻ có cảm nhận về lớp học và học tập như 
thế nào. Dựa vào kết quả đó, giáo viên xác định nhóm trẻ có mức độ thấp và tìm 
hiểu nguyên nhân khiến trẻ nằm trong nhóm này. Những nguyên nhân đó xem 
như rào cản khiến trẻ không thế tham gia tốt vào các hoạt động. Xác định được 
rào cản đến việc học của trẻ là một bước quan trọng, mà nhờ đó giáo viên có thể 
tìm ra biện pháp loại bỏ các rào cản đối với việc tham gia vào việc học của trẻ.
 Ví dụ: đối với những góc chơi mà trẻ ít khi vào chơi thì tôi tiến hành kiểm 
tra lại góc chơi, bổ xung thêm đồ dùng dồ chơi, sắp xếp lại không gian góc chơi 
sao cho mới lạ và hấp dẫn trẻ hơn. Đồng thời tôi xem lại cách đặt ra yêu cầu có 
quá cao so với trẻ hay không và điều chỉnh cho phù hợp với năng lực của trẻ. Có 
những góc chơi ban đầu trẻ rất hứng thú chơi, nhưng nhanh chóng chán, tôi hỏi 
trẻ xem có cách nào để chơi hấp dẫn thích thú hơn. Cho trẻ đưa ra ý kiến, tôi 
khích lệ trẻ và đưa ra các thách thức mới cho trẻ, giúp trẻ tiếp tục tham gia ở 
mức độ cao.
 Đối với những trẻ rụt rè, thiếu tự tin, hay khóc tôi sẽ luôn ân cần động 
viên trẻ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình trẻ xem bố mẹ có quan tâm đến con hay 
không, từ đó tôi sẽ tìm cơ hội để trao đổi và lắng nghe chia sẻ của cha mẹ về trẻ 
để hiểu hơn nhu cầu và sở thích của trẻ.
 Nếu trong lớp trẻ có sự kì thị với những trẻ khác khi hoạt động trong cùng 
một nhóm thì tôi sẽ giúp trẻ tương tác tích cực hơn như khuyến khích trẻ giao 
tiếp, làm việc, chơi thân thiện cùng nhau, tôi tạo ra nhiều tình huống để trẻ hào 
hứng với việc cùng làm, cùng chơi, và cùng ở bên nhau qua các giờ giải lao, giờ 
ăn, giờ sinh hoạt cả lớp.
 Vào những dịp đặc biệt, tôi thường tổ chức các hoạt động giúp trẻ nhận 
thức rõ hơn về những giá trị cốt lõi, và tìm hiẻu xem về cơ bản điều gì làm 
cho chúng ta hạnh phúc, buồn, vui...và có những hành động thể hiện sự quan 
tâm: làm thiệp chúc mừng cô 20/11, làm thiệp tặng mẹ 8/3, làm quà tặng bạn 
sinh nhật 12
ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải 
khô, các đồ dùng, chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không 
chứa nước trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép 
lên giá đúng nơi quy định. 
 (Lớp tôi duy trì lịch trực vệ sinh hàng tuần phân công trực nhật cho các con).
 Trong giao tiếp với trẻ chúng tôi luôn nhẹ nhàng, kiên trì lắng nghe và 
thấu hiểu trẻ tạo cho trẻ sự gần gũi, thân thiện, luôn dành cho trẻ những lời 
động viên những ánh mắt những nụ cười trìu mến. Khi trẻ làm được việc tốt, 
làm đúng các yêu cầu của cô, tôi luôn dành cho trẻ sự động viên kịp thời. 14
 Qua đó tôi lồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân 
trong gia đình. Biết yêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi 
bạn gặp khó khăn, biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi 
 Ví dụ: Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Bác gấu đen và hai chú thỏ, 
Chim con và gà con, Bông hoa cúc trắng, Tích chu Hay những bài thơ như: 
Cháu yêu bà, Con ngoan, Bé và mẹ
 (Cô kể chuyện cho trẻ nghe)
 Ví dụ: Thông qua họat động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện 
tình cảm yêu thương như: Lời chào buổi sáng, tay thơm tay ngoan, Cô và mẹ, 
Cháu yêu bà
 Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sưu tầm những bài ca dao, đồng dao 
hay để đọc cho trẻ nghe giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ một cách nhẹ 
nhàng, thường xuyên, giúp những tâm hồn ngây thơ của các con nuôi dưỡng 
những tình cảm quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
 Bằng phương pháp dạy học mới sử dụng giáo án điện tử với các hình ảnh 
minh họa sống động, hấp dẫn gây hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ chủ động 
khám phá tìm tòi. Giáo viên luôn coi trẻ là trung tâm để trẻ được chủ động trong 
việc học tập và lĩnh hội kiến thức.
 Trong hoạt động ăn, ngủ cũng là thời điểm để giáo dục sự quan tâm chia 
sẻ đối với trẻ, trong giờ ăn tôi luôn tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, động viên trẻ 
ăn hết xuất, ăn ngon miệng, khi ăn không nói chuyện, ăn không rơi vãi, phải biết 
ơn các bác nông dân mới làm ra được hạt gạo.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_mam_non_hanh_phuc_tai.docx