SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm
Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được hoàn thiện quả không đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng. Với tầm quan trọng đó mà vai trò của người giáo viên Tiểu học luôn được chú trọng cả về chất và lượng. Nhất là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm.
1. Lý do chọn biện pháp
Bác Hồ đã từng khẳng định ‘‘Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ Như vậy hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một môi trường hạnh phúc- nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn … tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 4D tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm’’ để tìm ra câu trả lời thiết thực cho mình và cho các em học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh Lớp 4 tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm
2 I. PHẦN MỞ ĐẦU Là người giáo viên dạy Tiểu học, không những truyền đạt cho học sinh về nội dung kiến thức các môn học, mà còn phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn mà còn phải biết tổ chức, quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục, đó là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của người giáo viên. Muốn giáo dục cho một đứa trẻ được hoàn thiện quả không đơn giản, người giáo viên phải bao quát tất cả các kĩ năng, kiến thức, nội dung lẫn phương pháp khi đứng trên bục giảng. Với tầm quan trọng đó mà vai trò của người giáo viên Tiểu học luôn được chú trọng cả về chất và lượng. Nhất là những giáo viên làm công tác chủ nhiệm. 1. Lý do chọn biện pháp Bác Hồ đã từng khẳng định ‘‘Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc’’ Như vậy hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời mỗi con người. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một môi trường hạnh phúc- nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường, tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài ‘‘Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho học sinh lớp 4D tại trường Tiểu học Hoà Bình thông qua công tác chủ nhiệm’’ để tìm ra câu trả lời thiết thực cho mình và cho các em học sinh. 2. Đối tượng áp dụng. - Đối tượng: Học sinh lớp 4D - Thời điểm: Năm học 2023 – 2024 - Tình hình lớp: Tổng số học sinh là 28 em, trong đó có 15 học sinh nữ và 13 học sinh nam trong đó có 1 học sinh khuyết tật 2 - Tôi đã thực hiện điều tra khảo sát toàn bộ giáo viên với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” TT Mức độ Đầu năm (%) 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 2,5 2 Hiếm khi hạnh phúc 30,7 3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 46,3 4 Thường xuyên hạnh phúc 20,5 Kết quả cho thấy đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: + Trước hết, chúng ta không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, thành tích trong giáo dục. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh, tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với sự phát triển của báo chí, của truyền thông mạng thì các tồn tại của ngành Giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên với những tiêu đề giật gân. Và cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo viên, mỗi giáo viên luôn muốn làm tròn các vai xã hội của mình. + Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều. Đến khi thực tế học trò không đạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độ không đúng đắn... Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút. Và thế là với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường không còn là mỗi ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. b. Về phía học sinh - Tôi đã khảo sát học sinh với các tiêu chí trước khi thực hiện đề tài: TT Mức độ Đầu năm (%) 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 4,9 2 Hiếm khi hạnh phúc 34,1 3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 43,9 4 Thường xuyên hạnh phúc 17,1 Từ kết quả trên, ta nhận thấy vẫn có học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường, tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn nhiều so với tỉ lệ học sinh thường xuyên hạnh phúc. Nguyên nhân chủ quan: - Ý thức học tập chưa cao, hiếu động, nghịch ngợm. - Thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân. - Một số bạn bị thú vui lôi kéo như nghiện game, chơi đánh bài. Nguyên nhân khách quan: 2 nên nghĩ rằng đi học là một ưu đãi và các em phải tự bằng lòng với điều mà mình nhận được. Lời xin lỗi chân thành - Để thể hiện và thực hiện tốt tiêu chí tôn trọng giáo viên cần: Xác định bản thân là một chủ thể: Tôi nhận thấy phải có sự thay đổi tư duy về giáo dục. Bao gồm thay đổi phương pháp giảng dạy, chuyển từ định hướng nội dung sang định hướng năng lực và thay đổi hành vi, thái độ với nhau, với phụ huynh, với học sinh theo hướng thân thiện, gần gũi, yêu thương nhưng vẫn trong khuôn khổ kỷ cương trường lớp. Phải luôn động viên các thầy cô giáo của mình thay đổi theo hướng tích cực, phù hợp với những đổi mới của ngành trong bối cảnh hiện nay. Nhận thức sâu sắc về việc thay đổi: Tôi tích cực thay đổi bản thân để cùng xây dựng lớp học hạnh phúc, cụ thể : a. Bình tĩnh lắng nghe bằng sự đồng cảm : Khi lắng nghe người khác bằng sự đồng cảm sẽ tạo cho người bên canh cảm thấy được tôn trọng và yêu thương, từ đó chủ thể cũng sẽ nhận được những điều tương tự. Lắng nghe bằng sự đồng cảm : cô và các em trò chuyện 2 Các em học sinh khởi động trước khi vào bài học Hai là lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động của giáo viên. Ví dụ, khi các học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay sửa lại, tôi thường làm gương mặt khôi điều đó giúp các học sinh nhìn ra được lỗi của mình nhưng sẽ giảm bớt áp lực để họ “sửa sai”. Có thể là những lời nói đùa thú vị có thể diễn ra tự phát qua các tình huống xảy ra trong giờ học. Thỉnh thoảng nói những câu bình luận, nhận xét vui vẻ khi học sinh làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi sẽ giúp cho học sinh thoải mái, không che dấu những lỗ hổng kiến thức của mình nữa. b. Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi và không phê bình quá nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Giáo viên học cách lắng nghe học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt, GV cần quan tâm, động viên, giáo dục nhẹ nhàng tránh việc làm tổn hại đến thân thể và nhân phẩm học sinh. Không quá cầu toàn, cho phép học sinh được phạm lỗi và có quyền sửa lỗi. Mặt bằng chung của học sinh trong trường là khả năng tiếp thu kiến thức chậm nên luôn có tâm lý lo lắng mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi, không giám phát biểu ý kiến vì sợ sai. Nhẹ nhàng hướng dẫn các em GV nhận xét, góp ý một cách khéo léo về những điều mà các em chưa làm được hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai, chỉ trích vì điều đó sẽ làm thui chột 2 1.1 Đối tượng nghiên cứu. - Đối tượng: Học sinh lớp 4D - Thời điểm: Năm học 2023 – 2024 - Tình hình lớp: Tổng số học sinh là 28 em, trong đó có 15 học sinh nữ và 13 học sinh nam trong đó có 1 học sinh khuyết tật 1.2. Phương pháp nghiên cứu. 1.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: - Mục đích: Nghiên cứu và hệ thống hoá những lý luận về hạnh phúc và lớp học hạnh phúc. Phương pháp này diễn ra theo các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa những lý thuyết, cũng như những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước trên cơ sở các công trình đã được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đến đề tài. 1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. - Phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về lớp học hạnh phúc 1.2.3 Phương pháp quan sát. Phương pháp này dùng hỗ trợ cho các phương pháp điều tra nhằm làm sáng tỏ thêm nội dung nghiên cứu. Quan sát hoàn cảnh giáo viên và học sinh thực tế với bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp học. 1.2.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi Tôi thiết kế các câu hỏi về hạnh phúc, lớp học hạnh phúc để tìm hiểu những khía cạch khác nhau ở từng hoàn cảnh khác nhau của khách thể nghiên cứu. 2. Tiến trình thực nghiệm - Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài - Điều tra thực trạng ở các lớp học tiểu học về các tiêu chí: Yêu thương – Tôn trọng – An toàn. - Phân tích những nguyên nhân liên quan đến đề tài - Đề xuất, nêu giải pháp cải thiện thực trạng. 3. Đánh giá kết quả thực nghiệm Sau khi tổ chức thực hiện đề tài xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp chủ nhiệm, tôi thu được kết quả sau: a. Về phía giáo viên Đầu năm Giữa năm TT Mức độ (%) (%) 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 2,5 0 2 Hiếm khi hạnh phúc 30,7 2,6 3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 46,3 8,5 4 Thường xuyên hạnh phúc 20,5 88,9 2 về đạo đức, lối sống và kiến thức văn hóa. Việc xây dựng lớp học hạnh phúc tiền đề để xây dựng “Trường học hạnh phúc” trên từng địa phương. 2. Bài học kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm này giúp tôi và đồng nghiệp tháo gỡ được những khó khăn và bế tắc trong hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Hiểu sâu sắc giá trị của hạnh phúc từ đó xây dựng tiết dạy hạnh phúc và lớp học hạnh phúc của mình. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ thân thiện Thầy- Trò, Trò kính trọng, tin tưởng và yêu quý thầy cô; thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh. Giảm được áp lực quản lý lớp vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành kỷ luật. Giáo viên không phải nhắc nhở, mất nhiều thời gian theo dõi, giám sát việc thực hiện kỷ luật của học sinh; đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lý nhiều vụ vi phạm kỷ luật, giải quyết nhiều vấn đề khúc mắc trong quan hệ với học sinh, gia đình và nhà trường. Chúng tôi đã có được hạnh phúc, yêu nghề và muốn đến lớp, đến trường mỗi ngày. “Đứa trẻ nào sinh ra cũng có những phẩm chất tốt” và việc của chúng ta là tìm ra những phẩm chất tốt đó, phát triển chúng để giúp trẻ nên người. Chúng ta sẽ thấy rằng, trẻ em đến trường không phải chỉ để học chữ, mà để sống, hạnh phúc. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện tốt và xây dựng thêm các biện pháp hay để tạo nên lớp học hạnh phúc. - Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm năm hoc 2023 - 2024 của tôi, mong được sự đóng góp ý kiến , cũng như chỉ đạo của cấp trên và đồng nghiệp. Trân trọng! Hòa Bình , ngày tháng 11 năm 2023 Người viết Nguyễn Thị Thuỳ Giang
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_hoc_sin.doc