SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
Nhà giáo Đặng Lệ Thủy có nói: “Trẻ em như những hạt mầm chứa đựng bên trong bao nhiêu tiềm năng, sức mạnh và khát khao vươn lên. Hãy tạo cho hạt mầm đó mảnh đất tốt lành, mạch nguồn và ánh sáng! Đó là công việc của tất cả mọi người chúng ta”.Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai đất nước. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, chủ động sáng tạo tự tin trong mọi tình huống. Nếu bạn tự tin thì bạn đã có 70 % cơ hội chiến thắng bởi tự tin chính là gốc rễ, là chìa khóa của mọi thành công.
Với trẻ mầm non, mạnh dạn, tự tin sẽ giúp trẻ học cách làm chủ ngôn ngữ, học cách nhận biết và đối phó cảm xúc của mình cũng như của người khác, học cách xử sự sao cho phù hợp với môi trường xung quanh. Có mạnh dạn, tự tin, trẻ sẽ chủ động để chơi với nhau, sống hòa thuận, sống hạnh phúc với tất cả mọi người ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên thực tế, tự tin không tự nhiên sinh ra và không phải ai sinh ra là có sẵn. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ hiện đại, chủ nghĩa vật chất đã ít nhiều biến các bé thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, ít dần sự giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh.
Ở trường mầm non nói chung và ở lớp mẫu giáo nhỡ do tôi phụ trách nói riêng, trẻ cũng đã mạnh dạn tự tin nhưng không phải lúc nào các bé cũng thể hiện sự mạnh dạn đó trong giao tiếp với mọi người xung quanh, không phải lúc nào trẻ cũng tự tin trong việc biểu diễn trên sân khấu, trong việc tham gia các hoạt động trải nghiệm, trong việc thể hiện các kĩ năng thực hành cuộc sống, trongg việc dám nghĩ, dám làm những điều mình suy nghĩ. Rất nhiều phụ huynh phải than phiền vì bé chẳng bao giờ bé được lên sân khấu, chẳng bao giờ bé được thể hiện mình...
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3-18 I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề 3 nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. II. Thực trạng vấn đề. 4 1.Đặc điểm tình hình chung. 2.Thuận lợi 3.Khó khăn III. Các biện pháp. 5-16 1.Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung 5 tâm, lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. 2.Đưa ảo thuật vào các hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc, trải 9 nghiệm nhiều các hoạt động tập thể. 3.Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm phát triển 11 tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ. 4. Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi, câu chuyện, thiết kế đĩa các video, câu truyện, các kĩ năng cuộc sống rèn tính mạnh dạn tự tin 14 cho trẻ. 5.Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. 16 IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 18 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 20-21 1. Kết luận 20 2. Khuyến nghị - đề xuất 21 PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Một số ảnh, video minh họa. 2. Phụ lục 2: 2.1. Câu truyện, bài vè sưu tầm đưa vào các tháng. 2.2. Bộ giáo án Montessori 2.3. Bộ video tráo thẻ giáo dục sớm 3. Phụ lục 3: Tài liệu phát tay cho phụ huynh. 2 * Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. * Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi mạnh dạn tự tin góp phần xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc. * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non . * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Năm học 2020-2021. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng sự tự tin, mạnh dạn chủ động trong mọi hoạt động của trẻ: Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá sự mạnh dạn tự tin của trẻ thông qua các hoạt động của trẻ 4-5 tuổi. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học tại lớp mình, tôi đã thu được kết quả như sau: Tính mạnh Dám làm, Mạnh dạn Tự tin biểu Tự tin tham dạn tự tin dám nói lên giao tiếp với diễn trên gia các HĐ Tổng số điều mình mọi người sân khấu trải nghiệm nghĩ xung quanh HĐ mới 45 trẻ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đầu năm 13 20 11 22 15 17 8 25 12 33 Tỉ lệ % 25% 75% 33% 67% 45% 55% 24% 76% 36% 64% Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy nhiều trẻ chưa mạnh dạn tự tin, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các biện pháp để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng mạnh dạn tự tin của trẻ, phát triển sự linh hoạt và nhanh nhẹn của trẻ trong các hoạt động. 4 II. Thực trạng vấn đề 1. Tình hình chung: Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở trung tâm của xã. Bản thân tôi được tin tưởng phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ có 45 trẻ, trong đó có nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ lại nhút nhát không dám tham gia vào các hoạt động của trường lớp. Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi: - Về Ban giám hiệu: Luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non. - Lớp tôi được làm điểm chuyên đề “ Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm lồng ghép xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc” - Về giáo viên: 3/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn. Lớp học được trang bị các thiết bị hiện đại : Máy vi tính, ti vi, đàn... +Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình với công việc, luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, nhất là việc rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ. + Bản thân phát huy được SKKN đạt giải cấp Thành phố về các biện pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn. - Về phụ huynh: Phụ huynh luôn nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. 3. Khó khăn: - Về giáo viên: Giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ. - Về học sinh: Đa số trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng không đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, một số bé đi học chưa đều, do sức khoẻ, một số bé lại quá hiếu động . - Về phụ huynh: Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là nông dân và làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nên ít có thời gian cho con. + Nhiều phụ huynh hiện nay cho con em mình chơi, nghịch điện thoại di động, xem ti vi nhiều, như vậy đã vô tình biến con mình thành người nhút nhát, thụ động chỉ biết đến mình, không chịu giao tiếp ứng xử đối với người xung quanh. 6 một hệ thống giá kệ giả gỗ, tạo một không gian lớp học hiện đại, thân thiện, khoa học, phù hợp với trẻ với giá thành rẻ nhất. Nhờ bàn tay sáng tạo của các cô giáo, các con đã có một không gian lý tưởng với nhiều góc chơi kích thích trẻ tham gia các hoạt động tích cực, chủ động và sáng tạo. ( Hình ảnh phòng đón 1.1, video cô đón trẻ vào lớp 3.1) Để trẻ thật sự tự tin với chính bản thân mình, và tự tin với các hoạt động của mình, tôi luôn cố gắng đổi mới các hoạt động. Các con được phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo .Năm học này, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu, chúng tôi đổi mới từ những hoạt động nhỏ nhất. Tiêu biểu như hoạt động trò chuyện sáng và hoạt động giao lưu kết nối ở các độ tuổi. Đối với hoạt động trò chuyện sáng, phụ huynh, các con dễ dàng cảm nhận được sự chia sẻ, gần gũi, quan tâm và sự tôn trọng từng cá nhân trẻ của các cô giáo. Thông qua hoạt động, trẻ được thể hiện tình cảm với cô và bạn với nội dung chào hỏi. Trẻ sáng tạo ra cách chào hỏi với cô giáo và các bạn rất gần gũi, ngộ nghĩnh và thân thiện. Không chỉ có vậy, trẻ còn được tham gia hoạt động nhóm với các trò chơi, bài hát và lắng nghe thông điệp mà cô giáo truyền tải chia sẻ với trẻ về nội dung hoạt động trong ngày. ( Hình ảnh minh họa 1.2 video hoạt động trò chuyện sáng 3.2 Không chỉ sáng tạo trong hoạt động trò chuyện sáng, tôi quan tâm nhiều đến các hoạt động trải nghiệm, giao lưu, kết nối giữa các độ tuổi: giữa trẻ với cha mẹ, giữa trẻ với các cô các bác trong trường, giữa trẻ với thiên nhiên. Ở hoạt động này, các con được thỏa sức vui chơi, mở rộng các mối quan hệ, thể hiện tình cảm với mọi người Ngoài các hoạt động đó, các con còn được tham gia vào các hoạt động tại phòng chức năng, góc sáng tạo và ngoài sân vườn trường. Mỗi hoạt động đều mang đến cho trẻ một cảm xúc vui tươi, phấn khởi và tích cực. ( Hình ảnh minh họa Giao lưu 1.3) 1.2. Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động trong ngày hướng tới mục tiêu rèn trẻ mạnh dạn, tự tin. Khi thực hiện việc phát triển tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi, với bất cứ thời điểm nào thích hợp đặc biệt không bỏ qua một thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Bên cạnh đó, tôi chú trọng đổi mới các hình thức tổ chức các hoạt động a. Giờ đón trẻ: - Cách làm cũ: Trước đây, vào giờ đón trẻ, chúng tôi chỉ quan tâm đến công việc chính là đón trẻ vào lớp, kiểm tra, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, nhắc trẻ chào mẹ, chào cô để giáo dục trẻ ngoan, lễ 8 tin cho trẻ, bất cứ hoạt động học nào, tôi cũng cố gắng tìm ra và thực hiện một phương thức tốt nhất giúp các con có thể tự tin thể hiện mình. d. Trong hoạt động ngoài trời: - Cách làm cũ: Cô giáo tổ chức hoạt động ngoài trời với các nội dung quan sát, trò chuyện, khám phá; chơi trò chơiCác hoạt động lặp lại nhiều do giới hạn phạm vi quan sát trong khuôn viên nhà trường. Trẻ dễ nhàm chán. Cô giáo thường bị động trong việc lựa chọn đối tượng và nội dung hoạt động. - Cách làm mới: Trẻ ra hoạt động ngoài trời, ngoài việc cho trẻ thực hiện các nội dung ngoài trời như thông lệ, tôi luôn chú ý cố gắng tổ chức liên tục và thường xuyên hoạt động giao lưu cho trẻ. Ở hoạt động giao lưu, trẻ phải tự giới thiệu tên mình, tên tổ, tên lớp mình bằng các hình thức khác nhau, đôi khi là do cô gợi ý từ trước (với những trẻ chưa tự tin). Tôi đã sáng tác được một số bài hát ngắn, hò vè, thơ ca mang nội dung giới thiệu cho trẻ học thuộc nhằm gây hứng thú cho trẻ trong các buổi giao lưu. Việc tổ chức cho trẻ giao lưu thường xuyên đã kích thích trẻ rất nhiều bởi ở đây trẻ được tự do vui chơi, tự do sáng tạo, tự do ngôn ngữ để giới thiệu bản thân qua hai phần nhận diện và tự giới thiệu. Ngoài ra, trẻ còn được tham gia các trò chơi tập thể với nhiều đối tượng khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau. Việc tiếp xúc như vậy khiến trẻ có kĩ năng giao tiếp nhiều hơn góp phần phát triển mạnh mẽ sự mạnh dạn, tự tin trong trẻ. - Ví dụ: Bài vè, thơ ca sáng tác, phụ lục 2.2 e. Trong hoạt động góc: - Cách làm cũ: Qua hoạt động góc, trẻ được chọn lựa góc chơi yêu thích, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống. - Cách làm mới: Trẻ được tự ra quyết định ý tưởng chơi và tự giải quyết, thực hiện các ý tưởng đó. Tôi cố gắng làm nhiều đồ dùng hơn để thu hút các con. Trong khi chơi, tôi thường xuyên động viên các con thay nhau làm “thủ lĩnh” ( người phân vai chơi). Và kết quả là, các bạn nhút nhát ban đầu chưa biết thể hiện vai chơi mà bây giờ đã tự tin phân vai rất tốt. Ví dụ 1 : Góc âm nhạc: Tôi đã làm ra một sân khấu mi ni cho trẻ, đồ dùng trên sân khấu cũng do các cô tự thiết kế và làm ra. Trẻ được tự do lên sân khấu biểu diễn hàng ngày. Sân khấu có thể di động được, không chỉ để cố định ở góc âm nhạc mà còn sử dụng vào các hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, nêu gương bé ngoan vào chiều thứ sáu hàng tuần. Một số trẻ được các cô huấn luyện “ kiêm” MC giới thiệu chương trình. Có những buổi biểu diễn, chúng tôi, những giáo viên lại chỉ làm mỗi việc “ Khán giả trường quay”. Chúng tôi cảm thấy thực sự vui và hài lòng vì điều đó. (Hình ảnh minh họa trẻ biểu diễn trên sân khấu mini. Phụ lục 1.7)
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_tinh_manh_dan_tu_tin_gop_phan_xay.doc