SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi góp phần xây dựng trường mầm non Xanh- An toàn- Hạnh phúc
Anatole - một nhà giáo dục người Pháp đã từng nói “Toàn bộ nghệ thuật của sự giáo dục là nghệ thuật đánh thức sự tò mò bản năng của những trí óc non trẻ nhằm thỏa mãn nó sau đó”. Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với con người, nó giúp con người tìm hiểu, nhìn nhận, khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì nhìn thấy trong thế giới xung quanh, làm cho tâm hồn rung động mạnh mẽ, hơn nữa còn tạo nên những cảm xúc, tình cảm tích cực.
Đối với trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng, hoạt động tạo hình có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người. Thông qua tạo hình như: Vẽ, tô màu, nặn, cắt, xé, dán … trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và cải tạo thế giới riêng của mình.
Trong thực tế tại trường mầm non nơi tôi công tác, việc tổ chức các hoạt động tạo hình đã mang lại hiệu quả tới việc phát triển cho trẻ, song phương pháp tổ chức chưa thực sự đáp ứng và đem lại kết quả như mong đợi. Việc ứng dụng các phương pháp tiên tiến vào hoạt động còn hạn chế. Các hoạt động tạo hình cho trẻ còn dập khuôn cố định, chưa mạnh dạn sáng tạo nội dung, phương pháp, hình thức, tiến trình tổ chức hoạt động, chưa có sự đầu tư quan tâm về tạo không gian nghệ thuật cho trẻ, chưa thực sự quan tâm đến cảm xúc, hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó là sự hứng thú, kĩ năng tạo ra sản phẩm tạo hình của trẻ chưa cao. Trải qua hai năm học, trẻ nghỉ dịch Covid ở nhà, không đến lớp nên nhiều trẻ chưa biết cầm bút, kỹ năng tô, vẽ yếu, trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin và chưa biết chia sẻ về sản phẩm làm ra.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi góp phần xây dựng trường mầm non Xanh- An toàn- Hạnh phúc
MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................1 Phần 2. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.........................................................................3 I. NHỮNG NỘI DUNG LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM...............................................3 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ................................................................................3 1. Tình hình chung.................................................................................................3 2. Thuận lợi: ..........................................................................................................3 3. Khó khăn: ..........................................................................................................4 III. CÁC BIỆN PHÁP. ..........................................................................................4 1. Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải trong tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm xây dựng môi trường giáo dục xanh- an toàn- hạnh phúc. .....................................................................................4 2.Kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ. ....................................................................................6 3. Ứng dụng phương pháp tiên tiến vào hoạt động tạo hình.................................8 4. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tạo hình..................................11 5. Tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh. ......................................................13 IV.HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.........................................14 Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................16 1. Kết luận . .........................................................................................................16 2 . Khuyến nghị - đề xuất. ...................................................................................17 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................18 2 * Mục đích nghiên cứu: Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non nâng cao chất lượng tạo hình. * Đối tượng nghiên cứu: Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nâng cao chất lượng tạo hình. * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non . * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: - Năm học 2022-2023. * Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý luận - Phương pháp tham khảo tài liệu - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát. * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng khả năng taọ hình của trẻ 4-5 tuổi . Tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng tạo hình của trẻ thông qua các hoạt động của trẻ 4-5 tuổi. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2022 - 2023 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau: Tổng Phối hợp Sắp xếp bố Vẽ Nặn, xé dán Tô màu số nguyên liệu cục 36 Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ trẻ Đầu 11 25 9 28 16 20 18 18 12 14 năm 30% 70% 25% 75% 44% 56% 50% 50% 33% 67% Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy một số kỹ năng tạo hình của trẻ chưa tốt, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra những giải pháp và sử dụng các biện pháp để khi tổ chức các hoạt động cho trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Từ đó nâng dần khả năng tạo hình của trẻ. 4 3. Khó khăn: - Nguyên liệu tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình còn chưa phong phú, chỉ có một số nguồn nguyên liệu căn bản, chưa thu hút được hứng thú tham gia của trẻ. - Trẻ nghỉ dịch trong thời gian dài, kỹ năng cơ bản không đồng đều, các kỹ năng của trẻ hầu như không có. - Sau hai năm nghỉ dịch, hầu như trẻ không được tiếp cận các phương pháp tiên tiến. - Đa số phụ huynh chỉ quan tâm nhiều đến phát triển nhận thức, ít quan tâm đến phát triển thẩm mỹ, đặc biệt là hoạt động tạo hình. Sau khi nghiên cứu thực tế thuận lợi và khó khăn và tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng kĩ năng tạo hình của trẻ, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp như sau: III. CÁC BIỆN PHÁP. 1. Tăng cường sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải trong tổ chức các hoạt động tạo hình nhằm xây dựng môi trường giáo dục xanh- an toàn- hạnh phúc. Có thể nói, con người ngày nay có xu hướng trở về với thiên nhiên. Một trong những điều kì diệu, thú vị mà thiên nhiên mang đến cho chúng ta là hoa, lá, hột hạt, sỏi, đá, mo cau, vỏ trứng Với sự khéo léo của đôi bàn tay và trí tưởng tượng phong phú, chúng ta sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn và thú vị từ những nguyên vật liệu thiên nhiên này. Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, như vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lọ nước rửa bát, vỏ hộp sữa, vỏ hộp bia, bìa lịch cũ, đĩa CD cũ đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các hoạt động giáo dục. Qua đó có thể tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ đến cha mẹ trẻ về việc bảo vệ môi trường. Để tạo niềm vui, niềm hạnh phúc cho các con khi đến trường sau một thời gian nghi dịch dài, năm học này, dưới sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tôi đã cùng đồng nghiệp tận dụng những nguyên vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu mở để cùng các con thiết kế, xây dựng những hình ảnh Sologan ngộ nghĩnh trưng bày ngoài sân trường để tạo niềm vui cho các con, cũng như cùng các con ghi lại những khoảnh khắc đẹp trong thời thơ ấu. Hình ảnh 1.1: Cô làm sologan và cùng trẻ chụp ảnh tại sân trường. 6 Hình ảnh 1.6: Trẻ hoạt động tạo hình với các vật liệu thiên nhiên và nguyên vật liệu phế thải. Đồ chơi được làm bằng vật liệu thiên nhiên, vật liệu phế thải có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với trẻ, nó giúp trẻ mẫu giáo phát triển được cảm giác, tư duy, ngôn ngữ, sự chú ý. Hơn nữa, trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có vốn hiểu biết về thế giới xung quanh và ngôn ngữ đã được phát triển ở mức độ nhất định, khả năng nhân biết và lựa chọn các nguyên vật liệu thiên nhiên tốt hơn nên dễ có thể làm nên các sản phẩm phong phú, đa dạng, tinh tế và đẹp mắt hơn. Sau hoạt động, trẻ sử dụng những sản phẩm tự làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên và phế thải cùng cô xây dựng môi trường hoạt động giáo dục vừa tiết kiệm chi phí, vừa làm đẹp môi trường, kích thích tư duy và trí tưởng tượng cho trẻ. 2. Kết hợp với tổ chuyên môn tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động tạo hình cho trẻ. a. Kết hợp cùng tổ chuyên môn phát triển chương trình nhà trường, bổ sung nâng cao lĩnh vực phát triển thẩm mỹ đặc biệt quan tâm hoạt động tạo hình cho trẻ. Phát triển chương trình nhà trường là một nội dung quan trọng thiết yếu nhằm đạt các mục tiêu giáo dục, đáp ứng nhu cầu giáo dục và phù hợp với bối cảnh địa phương. Ngay từ đầu năm học, khi được Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng phân công làm tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ, tôi đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu, sắp xếp các mục tiêu, thiết lập ngân hàng nội dung các hoạt động giáo dục nói chung và các hoạt động tạo hình nói riêng. Và sau khi được tham gia tập huấn chuyên đề phát triển chương trình nhà trường, bổ sung nâng cao lĩnh vực phát triển thẩm mỹ tại trường mầm non C Thị trấn Văn Điển, tôi đã kết hợp cùng tổ chuyên môn nghiên cứu bàn bạc, thảo luận, đưa ra mục tiêu nâng cao lĩnh vực phát triển thẩm mỹ ứng dụng trong hoạt động tạo hình. Hình ảnh 2.1: Sinh hoạt chuyên môn phát triển chương trình nhà trường Hình ảnh 2.2: Bổ sung mục tiêu nâng cao lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. b.Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là nơi giáo viên tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến trẻ, không quá tập trung vào việc đánh giá hoạt động của giáo viên, không xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích giáo viên tìm ra nguyên nhân tại sao trẻ chưa đạt kết quả như mong muốn và tìm ra biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng hoạt động, tạo cơ hội cho trẻ được tham gia vào quá trình hoạt động; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều 8 nghiệm giúp trẻ có cơ hội nâng cao các kỹ năng đa dạng mang tính tích hợp. Hoạt động của trẻ sẽ rất phong phú, hấp dẫn. Trẻ được tiếp xúc, tương tác trực tiếp với đối tượng, tự thao tác và rèn luyện nâng cao kỹ năng và tự khái quát thành hiểu biết riêng của mình. Được tham gia các hoạt động trải nghiệm, kỹ năng tạo hình của trẻ sẽ được nâng lên, trẻ tự tin hơn, hạnh phúc hơn. Tôi luôn chú trọng quan tâm và tổ chức nhiều các hoạt động tạo hình mang tính chất trải nghiệm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt là các dịp sự kiện, lễ Tết. Trong ngày hội đến trường của bé, bé được cùng cô tạo các sollogan, vẽ ước mơ. Bé tập làm bánh dẻo trong Tết Trung Thu, tập làm bánh chưng, bày mâm ngũ quả đón Tết Nguyên Đán và làm bánh trôi vào Tết Hàn Thực Bé được cùng cô làm các đồ chơi trang trí lớp, trưng bày tạo các góc sự kiện nhỏ đón Trung Thu, Hallowen, Noel, tết Nguyên Đán Khi cho trẻ đi tham quan tại thành phố hướng nghiệp Kiscity, tôi cũng rất chú trọng và cố gắng cho các con tham gia nhiều các hoạt động trải nghiệm nhằm nâng cao kỹ năng tạo hình cho các con như: trải nghiệm nhuộm vải, trải nghiệm làm thiệp, in tranh, tham gia làm công nhân tái chế Hình ảnh 2.4: Trẻ tham gia các hoạt động tạo hình mang tính trải nghiệm. * Phát triển kỹ năng tạo hình cho trẻ qua các hoạt động tập thể và các hội thi. Thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ năm học “ Xây dựng môi trường xanh- an toàn- hạnh phúc”, khối mẫu giáo nhỡ chúng tôi đã cùng nhau tổ chức “ Ngày hội tái chế” thi đua giữa các lớp mẫu giáo nhỡ trong khối. Với những ý tưởng độc đáo, khối mẫu giáo nhỡ đã tổ chức nên một ngày hội giao lưu bổ ích, các con được trải nghiệm tận dụng những nguyên vật liệu phế thải để tạo lên những sản phẩm vừa hữu ích giúp xây dựng môi trường xanh và đẹp hơn. Qua hội thi, các con vừa được phát triển các kỹ năng tạo hình, các kỹ năng hoạt động nhóm chia sẻ, thảo luận vừa được phát triển các kỹ năng giao tiếp xã hội. Khi tổ chức giao lưu chương trình “ Tôi yêu Việt Nam- khối mẫu giáo nhỡ”, tôi cũng lồng ghép vào phần thi “ Bé khéo tay”, qua đó các con tại các lớp sẽ thi nhau làm các mô hình phương tiện giao thông bằng nhiều chất liệu khác nhau, nhiều phương pháp khác nhau sau đó chọn ra những sản phẩm độc đáo nhất mang đến trưng bày trong buổi giao lưu sau phần thi Rung chuông vàng. Hình ảnh 2.5: Trẻ tham gia ngày hội tái chế 3. Ứng dụng phương pháp tiên tiến vào hoạt động tạo hình 3.1.Ứng dụng phương pháp Steam vào hoạt động tạo hình cho trẻ. Một trong những mô hình giáo dục hiện đại nhằm hiện thực hóa mục đích
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_tao_hinh.doc