SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1
Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.
Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện Chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1
2 có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chuyên đề xây dựng “Trường học hạnh phúc” tại trường MN Hương Mạc 1, TP Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến. Nhằm làm rõ 3 tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc đó là: yêu thương, an toàn và tôn trọng. Thứ nhất là tình yêu thương. Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình. Thứ hai là sự an toàn. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực. Thứ ba là sự tôn trọng. Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. Sáng kiến được áp dụng tại đơn vị vào tháng 8 năm 2022,Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường 4 Phần 2. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT Trường mầm non Hương Mạc 1 thuộc phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trường được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 2009 theo quyết định số 101/QĐ-UBND của UBND thị xã Từ Sơn, trường có 3 điểm trường thuộc địa bàn khu phố Kim Thiều, Vĩnh Thọ, Hương Mạc, phường Hương Mạc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trường được công nhận lại đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 theo quyết định số 1512/QĐ-UBND ngày 30/11/2021 của Chủ tịch UBND Tỉnh Bắc Ninh. Trường được xây dựng với tổng diện tích 4.115m2 với tổng số là 17 phòng, các phòng được trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác dạy và học, 7 phòng chức năng có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý theo từng chức năng công việc. Trường có 3 sân chơi ngoài trời ở 3 điểm trường, trong đó có 2 sân chơi của điểm trường Hương Mạc và Kim thiều rộng rãi với đầy đủ các loại đồ chơi phù hợp và an toàn với trẻ. Các nhóm lớp được trang bị cơ bản đầy đủ, đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục cũng như sinh hoạt tập thể cho trẻ trong thời gian ở trường. Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Từ Sơn, năm học 2022-2023 là năm học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) theo Văn bản hợp nhất số 01/VBHN -BGDĐT ngày 13/04/2021 của Bộ GD&ĐT, Thông tư số 28/2016/TT – BGDĐT Thông tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 6 Từ việc khảo sát và thực tế về tình hình thuận lợi, khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để thay đổi thực hiện tốt nhất chủ đề năm học. Chính vì vậy, tôi đã đi sâu nghiên cứu, nắm bắt học hỏi và đưa ra một số biện pháp sau: Chương 2: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI ĐƠN VỊ 1. Biện pháp 1: Đổi mới bản thân và cách quản lý Trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, Hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đầu tàu của trường học hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. Hiệu trường cần có năng lực thấu hiểu, khả năng kiểm soát cơn giận, khả năng thấu cảm, khả năng thấy sự thật đằng sau hiện tượng để có thể cảm hóa từ bên trong mình (bớt đi cái tôi lãnh đạo) và lan tỏa tới đội ngũ CBGV,NV trong trường. Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc với học sinh và giáo viên, tôi đã luôn tìm cách thay đổi bản thân, gần gũi, cởi mở hơn với CBGV,NV, học sinh, phụ huynh và nhân dân. Trước hết, tôi luôn yêu thương đồng nghiệp, chân thành với phụ huynh, luôn cố gắng lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh và đáp ứng những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, bởi nếu không chân thành với phụ huynh thì sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình sẽ lỏng lẻo. Nghiêm túc thực hiện dân chủ trong nhà trường, vì nếu mất dân chủ trong nhà trường thì khối đoàn kết sẽ bị tan vỡ và thiếu điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của nhà trường. Đặc biệt là câu chuyện giữa giáo viên với nhau dễ lan tới phụ huynh, học sinh và tổn thất cho hình ảnh của người thầy, làm hiệu quả giáo dục suy giảm. Sự ủng hộ của phụ huynh với nhà trường sẽ yếu đi và nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Không những thế, hiệu trưởng sẽ không nghe được những phản ánh cần thiết để kịp thời chấn chỉnh công tác giáo dục trong nhà trường. 8 thức rõ cần phải thay đổi nhằm mang lại trước hết là niềm vui cho mình, sau đó lan tỏa đến đội ngũ sẽ không những là việc nên làm mà còn là trách nhiệm. Với việc tự bản thân mình nhận thức đúng đắn, học hỏi và tìm hiểu nhiều thông tin để thay đổi đầu tiên, hơn nữa tôi luôn thật lòng, thẳng thắn, tôn trọng, lắng nghe và khen ngợi những việc mà đồng chí hiệu phó nuôi hoặc dạy làm tốt đúng lúc, đúng chỗ. Nhận lỗi trước đội ngũ về nội dung nào đó mình chưa thực sự làm tốt, từ đó tự bản thân phải tìm cách khắc phục. Chính vì vậy mà việc cảm hóa đến hai đồng chí hiệu phó rất dễ dàng, cả ban giám hiệu luôn tâm đầu ý hợp, vui vẻ, thân thiện và gương mẫu trước mọi nhiệm vụ, sự thân tình cũng vì thế mà không có khoảng cách. Bản thân tôi đã và đang rất vui, hài lòng với đội ngũ quản lý của nhà trường. Đối với mỗi giáo viên mầm non hằng ngày tiếp xúc với ba, bốn thậm chí năm mươi trẻ nhỏ lứa tuổi đầu đời, mỗi lớp có đến ba, bốn giáo viên, nếu ai cũng thể hiện cái “tôi” của mình thì công việc không trôi chảy, tâm lý luôn căng thẳng, dẫn đến việc ỷ lại, trì trệ rồi “cha chung không ai khóc”. Còn với nhân viên, hoàn cảnh của nhiều cô cũng rất vất vả, lương lại thấp, nhiều cô sau giờ ở trường đã phải đi làm thêm một số việc để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Hơn nữa với mức lương của giáo viên mầm non hiện nay cũng vậy, áp lực công việc và nhiều thứ phải chi phối, bởi tất cả đội ngũ trong trường đều đã có gia đình. Tuy nhiên không vì những khó khăn mà giảm đi sự tâm huyết với nghề mình đã chọn, nghề mà được xã hội tôn vinh “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Tôi cũng trao đổi với đồng nghiệp về kênh VTV7 có một chương trình rất hay đó là “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” để chị em về nhà mở lại xem. Mặt khác, tôi cho giáo viên, nhân viên thỏa sức sáng tạo, chỉ cần đi đúng mục tiêu là được, không nên sợ sai mà không dám nói quan điểm, ý kiến của mình. Như khi tổ chức hội thảo với chủ đề “Trường mầm non hạnh phúc”. Khi xây dựng kế hoạch giáo dục, tôi giao đồng chí hiệu phó phụ trách chuyên môn kết hợp tổ trưởng chuyên môn các khối, cho các giáo viên của từng 10 với người khác và với bản thân. Vẫn biết mỗi giáo viên đều có bản ngã riêng, nhưng đã là giáo viên mầm non thì cần sự kiên trì, chịu khó quan sát, tôn trọng, biết lắng nghe để hiểu trẻ. Hiểu được cái khó, cái vất vả của giáo viên, tôi đã luôn động viên, nhắc nhở, từ những việc làm thực tế, tôi cho giáo viên thấy được cùng là một việc, nếu mỗi chúng ta biết tôn trọng, biết lắng nghe, biết đặt mình vào hoàn cảnh đó thì ta thấy được mọi việc khi giải quyết sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tôi đã thường xuyên bằng nhiều hình thức để giáo viên cùng tham khảo các chương trình gameshow trên truyền hình như: Giọng hát Việt nhí; Nhanh như chớp nhí; biệt tài tí hon; Bố ơi mình đi đâu thế; Thay vì chúng ta cứ rỗi thời gian là mở mạng xem những thông tin không chính thống. Từ đó giáo viên biết chắt lọc thông tin, cần xem gì có lợi cho bản thân, cho việc dạy con cái, cho cuộc sống gia đình ngày một tốt lên... Giáo viên hiểu được việc tổ chức các chương trình cho trẻ chính là vì người lớn muốn hiểu trẻ, muốn tạo cơ hội cho trẻ và muốn tôn trọng trẻ. Qua các chương trình như trên cho ta thấy trẻ từ những bỡ ngỡ nhưng thực sự đáng yêu của buổi ban đầu, càng vào sâu các vòng trong thì trẻ càng lanh lợi hoạt bát, sâu chuỗi được các sự việc bằng việc trau dồi kiến thức. Đến việc thực tế là tôi tạo thời gian cùng giáo viên chiêm nghiệm thực tế với trẻ qua vô vàn tình huống để có cơ hội giúp các cô hiểu ra vấn đề. Cũng từ việc quan tâm, lắng nghe, chia sẻ làm cho ta hiểu trẻ hơn, từ đó tôn trọng, yêu thương trẻ. Đối với trẻ khi được cô quan tâm, chia sẻ và lắng nghe trẻ sẽ tự tin trình bày mong muốn của mình, bớt đi sự nhút nhát, nhận thấy niềm vui từ trẻ khi được cô quan tâm đến, đồng thời trẻ dám thể hiện những gì mình mong muốn kể cả việc đó đúng hay sai thay vì là không dám nói, không dám thể hiện như trước kia. b. Trao cơ hội, gửi gắm niềm tin cho trẻ Không ai sinh ra đã có ngay sự tự tin. Tự tin là nguồn khích lệ lớn đối với mọi người, đặc biệt với với lứa tuổi mầm non, trẻ tự tin sẽ duy trì được khả năng học hỏi, khám phá trong mọi hoạt động và luôn sẵn sàng đón nhận
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_doi_ngu_can_bo_giao_vien_nhan.docx