SKKN Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non

Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, trường Mầm non 8 – 3 rất quan tâm đến vấn đề chỉ đạo xây dựng trường học an toàn hạnh phúc, chính vì thế mà chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm xây dựng trường học hạnh phúc tại đơn vị mình, tuy nhiên nội dung này còn mới mẻ cho nên có rất ít tài liệu hay sáng kiến. Qua tìm hiều chúng tôi áp dụng một số giải pháp của các tác giả:

1. Đề tài "Xây dựng trường Mầm non hạnh phúc- nói không với bạo hành trẻ", của tác giả Nguyễn Minh Trang - Trường Mầm non Hoa Sen Hà nội

+ Ưu điểm:

- Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến các biện pháp nhằm không có bạo hành trong trường Mầm non thông qua việc tuyên truyền, giáo dục kiểm tra giám sát và có những biện pháp xử lý để từ đó giáo viên biết kiềm chế cảm xúc và tuyệt đối không bạo hành trẻ cả về thể xác và tâm hồn.

- Giáo viên biết trách nhiệm, đạo đức nghề giáo không được bạo hành trẻ đặc biệt là giáo viên Mầm non.

+ Hạn chế:

- Tác giả hầu như chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm không để tình trạng bạo hành xảy ra chứ chưa có biện pháp nào khác nhằm xây dựng trường học hạnh phúc.

2. Đề tài "Giải pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc thông qua việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của tác giả Lê Thị Lan Hương - Trường Mầm non Sao Mai – Tân Yên – Bắc Giang.

docx 15 trang giangvu 08/05/2024 1030
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non

SKKN Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
 1. Tên sáng kiến: Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc 
 nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường 
 Mầm non 8-3.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục.
 3. Tác giả
 Họ và tên: Lương Thị Oanh. 
 Sinh ngày: 10/02/1972. Hiệu trưởng 
 Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Mầm non 8-3, Quận Ngô 
Quyền, TP Hải Phòng.
 Điện thoại: DĐ: 0983243837; Cố định: 02253852056
 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
 Tên đơn vị: Trường Mầm non 8-3
 Địa chỉ: Số 2/258 Cầu Tre, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
 Điện thoại: 02253.852056
 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT 
 Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng trường 
học hạnh phúc, trường Mầm non 8 – 3 rất quan tâm đến vấn đề chỉ đạo xây dựng 
trường học an toàn hạnh phúc, chính vì thế mà chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu 
và áp dụng một số biện pháp nhằm xây dựng trường học hạnh phúc tại đơn vị 
mình, tuy nhiên nội dung này còn mới mẻ cho nên có rất ít tài liệu hay sáng 
kiến. Qua tìm hiều chúng tôi áp dụng một số giải pháp của các tác giả: 
 1. Đề tài "Xây dựng trường Mầm non hạnh phúc- nói không với bạo hành 
trẻ", của tác giả Nguyễn Minh Trang - Trường Mầm non Hoa Sen Hà nội
 + Ưu điểm:
 - Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đến các biện pháp nhằm không 
có bạo hành trong trường Mầm non thông qua việc tuyên truyền, giáo dục kiểm 
tra giám sát và có những biện pháp xử lý để từ đó giáo viên biết kiềm chế cảm 
xúc và tuyệt đối không bạo hành trẻ cả về thể xác và tâm hồn.
 - Giáo viên biết trách nhiệm, đạo đức nghề giáo không được bạo hành trẻ 
đặc biệt là giáo viên Mầm non.
 + Hạn chế:
 - Tác giả hầu như chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp nhằm không để 
tình trạng bạo hành xảy ra chứ chưa có biện pháp nào khác nhằm xây dựng 
trường học hạnh phúc.
 2. Đề tài "Giải pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc thông qua việc 
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của tác giả Lê Thị Lan Hương - Trường Mầm 
non Sao Mai – Tân Yên – Bắc Giang.
 + Ưu điểm:
 1 nhiều vào cảm xúc thì việc trẻ thích, trẻ hứng thú quyết định rất lớn đến kết quả 
học tập. Như vậy có thể thấy việc xây dựng một trường Mầm non đạt tiêu chuẩn 
hạnh phúc là vô cùng cần thiết đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay 
khi mà mỗi gia đình chỉ có 1-2 con, khi mà các con rất được quan tâm cưng chiều 
và được đầu tư từ rất sớm. 
 Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi 
ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở: 
Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến 
trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn 
khi đến lớp? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển 
toàn diện? Đáp ứng được các câu hỏi trên chính là trẻ đã được học tập ở một ngôi 
trường hạnh phúc. Đã đến lúc giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công 
tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường 
Mầm non. Bởi giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục 
quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, 
thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị 
quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất 
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất 
lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
 Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Có thể nói “ Trường học hạnh 
phúc” Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc. Theo bộ 
trưởng bộ Giáo dục và đào tạo thì cốt lõi của trường học hạnh phúc tức là trẻ được 
yêu thương, an toàn và tôn trọng. Vậy làm cách nào để xây dựng “Trường học 
hạnh phúc”đó chính là một câu hỏi mà bản thân tôi là một Hiệu trưởng trường 
Mầm non rất băn khoăn trăn trở và tôi quyết tâm tìm tòi giải pháp để xây dựng 
trường Mâm non 8 – 3 trở thành “ Trường học hạnh phúc” với giải pháp: Giải 
pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến 
trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non 8-3.
 Giải pháp trên trường chúng tôi thực hiện theo những nội dung cụ thể như sau:
 1.1. Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng trường học an toàn.
 Chúng ta biết rằng điều đầu tiên khi mà các bậc phụ huynh và các con quan 
tâm đến ngôi trường mới đó chính là quang cảnh nhà trường có xanh sạch đẹp 
không, có thoáng mát không, các trang thiết bị có đầy đủ an toàn và phù hợp 
không. Chính vì thế mà hàng năm chúng tôi luôn rà soát về cơ sở vật chất trang 
thiết bị để từ đó lập kế hoạch đầu tư CSVC và trang thiết bị phù hợp thực tế của 
trường. Giải pháp này cần được thực hiện áp dụng ngay từ đầu năm học và xuyên 
suốt quá trình hoạt động của trường. Định hướng chỉnh sửa kế hoạch định kỳ theo 
đúng hướng phát triển mà trường mong muốn đạt được. Cụ thể kế hoạch bao 
gồm:
 3 thành lập ban kiểm tra khảo sát đi kiểm kê các đồ dùng trang thiết bị để năm tình 
hình từ đó lên kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thay thế cho phù hợp.
 Về trang trí tuyên truyền công khai ngoài sân trường cũng được quan tâm, 
các nội dung về 3 công khai, bệnh dịch hay các hoạt động của nhà trường thường 
xuyên được cấp nhật để toàn thể phụ huynh nắm được. 
 Chính vì thực hiên tốt công tác đầu tư cơ sở vật chất mà trường chúng tôi 
luôn sạch đẹp thoáng mát. Bất cứ ai khi bước vào trường cúng cảm thấy một không 
khí thoáng đãng, có cây xanh, các trang thiết bị hiện đại đầy đủ phong phú và phù 
hợp với môi trường dành cho trẻ Mầm non. Các lớp học thì đẹp mắt sinh động và 
được trang trí theo từng chủ để, được vệ sinh sạch sẽ và được sắp xếp khoa học. 
Trường Mầm non 8 – 3 như một khu vườn cổ tích mà nơi đó chắc chắn rằng trẻ sẽ 
được an toàn, được quan tâm yêu thương chăm sóc và được phát triển một cách 
toàn diện nhất. 
 1.2. Thay đổi nhận thức, quan điểm, thái độ của Cán bộ quản lý, giáo 
viên, nhân viên, tạo môi trường giáo dục lành mạnh hạnh phúc.
 Trong một trò chuyện với hơn 400 hiệu trưởng đến từ các trường học 
trong cả nước trong chương trình Tọa đàm “Hiệu trưởng thay đổi vì một trường 
học hạnh phúc”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nói: Hiệu trưởng có vai trò rất 
đặc biệt, đó là tạo ra môi trường hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có 
những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng. 
Chỉ khi các hiệu trưởng hạnh phúc thì mới có sự cảm thông, chia sẻ, vị tha, tạo 
được môi trường mọi người thương yêu nhau. Chính vì vậy mà bản thân tôi luôn 
cố gắng tự học tự nghiên cứu và tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái khi đến 
trường. Trước mỗi công việc tôi đều tìm hiểu và nghiên cứu kỹ, xây dựng kế 
hoạch cụ thể, phân công nhiệm vụ cho từng cá nhân. Tham khảo ý kiến đồng 
nghiệp và chị em trong trường để có sự thống nhất cao và đạt hiệu quả cao nhất. 
Động viên, khuyến khích giáo viên sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động 
cho trẻ. Thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường. Động viên khuyến 
khích kịp thời những điển hình sáng tạo.
 Bên cạnh "Hiệu trưởng thay đổi vì trường học hạnh phúc" phong trào “Cô 
giáo chúng ta đã thay đổi” cũng được nhà trường phát động nhằm đào tạo, huấn 
luyện cho giáo viên trong trường với mục đích giúp các giáo viên vượt qua 
những khó khăn mà họ phải đối từ đó trở thành những nhà giáo thật sự yêu nghề 
mến trẻ, thương yêu chăm sóc trẻ thay cha mẹ trẻ. 
 Bên cạnh đó nhà trường ban hành các văn bản xác định trách nhiệm của 
giáo viên trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ban hành quy chế ứng xử trong nhà 
trường. Chúng tôi cũng quan tâm đến việc nâng cao nhận thức về đạo đức nghề 
nghiệp, chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, 
giáo dục cho giáo viên mầm non (GVMN). Trường chúng tôi có những giải 
pháp giải tỏa sức ép đối với GVMN như loại bỏ bệnh thành tích trong giáo dục; 
 5 Chính vì thế, người lớn cần chú ý những điều xảy ra trong suốt thời thơ ấu của 
trẻ. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của trẻ. Những 
trải nghiệm đầu đời của bé cần phải phù hợp với mức độ phát triển. Đồng thời 
phải xây dựng dựa trên những cơ sở mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện 
được. Chính vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng, không được dạy những gì quá khó 
đối với trẻ.
 Chúng ta cần chú ý tới những thế mạnh, khả năng, nhu cầu của trẻ
 Tôi thường yêu cầu các giáo viên cần dựa trên những khả năng, nhu cầu, 
hứng thú và thế mạnh của trẻ. Từ đó có thể xây dựng các kế hoạch giáo dục phù 
hợp với từng đứa trẻ. Cần đặt niềm tin vào những đứa trẻ và tin rằng mọi trẻ đều 
có thể tiến bộ và thành công. Với mỗi nội dung mà giáo viên định đưa và phải 
thật sự phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năng độ tuổi của trẻ. Hàng 
năm nhà trường phát động phong trào xây dựng kế hoạch hợp lý theo từng chủ 
đề, thi giáo viên dạy giỏi, dự giờ đột xuất để từ đó phát huy tính sáng tạo của 
giáo viên. Trong mỗi tiết dạy yêu cầu giáo viên hết sức quan tâm đến các nhân 
trẻ, uốn nắm từng trẻ, để trẻ tự trải nghiệm khám phá theo khả ăng hiểu biết của 
mình sau đó cô mới gợi mở để trẻ hiểu đúng làm đúng theo yêu cầu. 
 Ngoài những giờ học chính, tôi bàn với chuyên môn tổ chức các lớp học 
năng khiếu như: vẽ, múa, hát, Erobic... ( Ảnh phụ lục ) để phong phú thêm nội 
dung dạy trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu phụ huynh và hơn thế nữa là phát hiện 
và bồi dưỡng năng khiếu cho các cháu có khả năng riêng.
 Ngoài học, nhà trường cũng rất quan tâm đến các giờ chơi của các cháu, 
chúng ta biết rằng đối với trẻ Mầm non thông qua chơi trẻ được làm quen cuộc 
sống, thực hành các hoạt động cuộc sống và thông qua đó trẻ được thể hiện hiểu 
biết của mình về xã hội, trẻ được học qua chơi vô cùng hiệu quả, chính vì vậy 
mà trường cùng với chuyên môn và các cô giáo luôn tạo cho các cháu có những 
giờ chơi thật sự hấp dẫn. Không chỉ chơi trong lớp, chơi ngoài sân mà các cô 
còn tạo ra các góc chơi ngoài trời hết sức mới lạ với trẻ. ( Ảnh phụ lục ) 
 Để góp phần hoàn thiện cũng như phong phú thêm phương pháp giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm nhà trường quan tâm tổ chức thành công các ngày hội ngày 
lễ trong năm cho các cháu. Ngay từ ngày đầu tiên của năm học đó là ngày Hội 
đến trường của bé đã được quan tâm, từ xây dựng kế hoạch đến phân công 
nhiệm vụ, tập luyện ... được chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung và trang trí khánh 
tiết, có thể nói đây là ngày hội rất được quan tâm và hàng năm ghi được dấu ấn 
tốt đẹp trong lòng các cháu, các bậc phụ huynh và cấp trên. Ngoài ra, Trung thu, 
rồi ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22-12 cũng được nhà trường 
quan tâm, mỗi năm chúng tôi lựa chọn một địa điểm, một hình thức khác nhau 
để tổ chức cho các cháu một sân chơi bổ ích an toàn và phù hợp, qua đó giáo 
dục truyền thống cho các cháu ngay từ tuổi ấu thơ ( Ảnh phụ lục ) Rồi những 
 7

File đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_chi_dao_xay_dung_truong_hoc_hanh_phuc_nham_gi.docx