SKKN Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi B trường mầm non Hoài Thượng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh

Mỗi đứa trẻ được sinh ra mang theo bao ước mơ và hy vọng của cha mẹ. Một trong những ước mơ lớn nhất mà bất kỳ ông bố, bà mẹ nào cũng mong chờ con của mình trong tương lai sẽ trở thành một người tốt, có đạo đức, có tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương mọi người. Nhưng không phải gia đình nào cũng có những đứa con biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ. Có nhiều gia đình con cái chỉ suốt ngày thích xem tivi, điện thoại. Không thích trò chuyện gần gũi, giao tiếp với mọi người. Khi đến lớp thì thường xuyên tranh giành đồ chơi rồi đánh bạn.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều gia đình có những đứa con biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người.Bé thích làm mọi việc giúp đỡ ông bà bố mẹ và cô giáo. Biết chia sẻ hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh.

Chúng ta thấy sự được khác biệt giữa 2 đứa trẻ, vậy chúng ta mong muốn mình có những đứa con như thế nào? Vâng chắc hẳn mọi người đều mong muốn có người con luôn biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh. Bởi những đứa trẻ như vậy chắc chắn sẽ là người có phẩm chất đạo đức tốt và sau này sẽ có thể trở thành một người công dân thành đạt và có ích cho xã hội.

Còn đứa trẻ không biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với mọi người có thể dẫn đến những hệ lụy như rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn tăng động, rối loạn hành vi ngôn ngữ, cảm xúc. Lớn lên có thể mắc vào một số tệ nạn xã hội: Đánh nhau, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút …..

doc 15 trang giangvu 08/05/2024 1881
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi B trường mầm non Hoài Thượng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi B trường mầm non Hoài Thượng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh

SKKN Biện pháp dạy trẻ 4-5 tuổi B trường mầm non Hoài Thượng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh
 2
lệ trẻ em rối loạn phát triển mỗi năm một gia tăng. Đây là một vấn đề đánh báo 
động. 
 Tuy nhiên tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ đó không phải ngày một, 
ngày hai mà có được. Nó phải được nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn bé thơ. Vậy 
làm thế nào có thể định hướng và giáo dục cho trẻ đạo đức làm người. Để trả lời 
câu hỏi này, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài ‘‘ 3T - Biện pháp dạy trẻ 4 – 5 
tuổi B trường mầm non Hoài Thượng biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ 
với bạn bè và mọi người xung quanh ”.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng về việc áp dụng các biện pháp:
a. Ưu điểm:
 Trường học khang trang, mang tính sư phạm, môi trường cảnh quan sạch 
đẹp đảm bảo an toàn cho trẻ.
 Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn luôn quan tâm tạo điều kiện 
thuận lợi về mọi mặt.
 Giáo viên có trình độ trên chuẩn rất ham học hỏi, yêu nghề mến trẻ, nhiệt 
tình, luôn tìm tòi đổi mới về phương pháp, hình thức cũng như nội dung giáo 
dục kĩ năng sống cho trẻ.
 100% trẻ trong lớp đã được đến trường học, được tham gia nhiều các hoạt 
động của trường, của lớp. Tạo điều kiện thuận lợi trong việc giúp trẻ gắn kết tình 
cảm với nhau hơn. 
b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
 Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho trẻ lồng ghép vào chương trình 
học còn nhiều hạn chế. Giáo viên chưa tổ chức cho trẻ được thực hành trải 
nghiệm nhiều. Kiến thức dạy trẻ biết yêu thương còn mờ nhạt.
 Khả năng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều, có những trẻ quá 
hiếu động cùng với một số trẻ đi học chưa đều nên khả năng tiếp thu và quá 
trình làm quen của trẻ chưa được hiệu quả đạt được chưa cao. 4
 Muốn có được những kinh nghiệm hay dạy trẻ thì tôi đã thường xuyên 
nghiên cứu cuốn “ Tâm lý học trẻ em, tạp chí giáo dục, giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ mầm non, các thông tin trên sách, báo, mạng internet. Qua các buổi 
chuyên đề cấp trường, cấp phòng, cấp sở tổ chức.
 Hình ảnh: Một số sách tự tìm hiểu
 Đặc biệt tôi tự tìm hiểu về các phương pháp dạy học tiên tiến được áp dụng 
trên thế giới như montessori, stem, kết hợp hài hòa để dạy trẻ biết yêu thương, 
quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh.
 Học tập ở đây là học tập những điều hay lẽ phải, học tập gương những giáo 
viên tốt để dạy trẻ chứ không phải học tập theo cái xấu, cái không chuẩn mực về 
đạo đức của nhà giáo. Vì trong những năm gần đây ở một số trường mầm non 
phần lớn ở tư thục, nhóm trẻ tự phát có một số giáo viên đã có những vi bạo 
hành trẻ, dọa nạt trẻ: đánh trẻ dẫn đến tử vong, dùng kẹp kẹp tai trẻ. Làm cho trẻ 
sợ hãi không dám đến trường. điều đó đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng 
như phẩm chất danh dự uy tín của một người nhà giáo. 6
 Với trẻ tự học ở đây là trẻ được học qua những hoạt động thực hành, trải 
nghiệm qua một số bài học kỹ năng sống ở lớp cũng như ở nhà. Qua đó trẻ được 
thảo luận, chia sẻ đúc rút về những bài học kinh nghiệm cho bản thân về cách
thể hiện tình yêu thương sự quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung 
quanh.
* Biện pháp 2: T2 – Tự sáng tạo.
 Sáng tạo ở đây là tôi sáng tạo trong cách trang trí lớp theo chủ đề. Nhằm 
“Xây dựng trường học mầm non xanh, sạch đẹp, an toàn, thân thiện và lấy trẻ 
làm trung tâm ” áp dụng cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động trong ngày 
cụ thể như sau:
 Đối với hoạt động đón, trả trẻ: Để trẻ có hứng thú đến lớp tôi đã làm các 
biểu tượng như: bắn tim, trái tim ôm, đập tay, bát tay, nhạc, làm trái tim...dán ở 
cửa lớp để mỗi khi trẻ đến lớp muốn được cô chào đón bằng cách nào ? Trẻ chỉ 
việc chạm tay vào các biểu tượng trên cánh cửa sau đó nói lời chào lời yêu 
thương với cô và cùng hành động theo biểu tượng. Rồi tôi lại dạy trẻ nói lời 
chào, lời yêu thương với ông bà, bố mẹ. Chỉ những câu nói hành động đó thôi đã 
làm cho những người thân của chúng ta rất vui lòng.
 Hình ảnh : Cô đón trẻ vào lớp. 8
 Trong giờ âm nhạc tôi lựa chọn những bài hát mang tính thời sự cao để dạy 
trẻ “Cháu hát về đảo xa” để giáo dục trẻ về tình yêu quê hương đát nước, yêu 
biển đảo Việt Nam. Tôi giải thích cho trẻ hiểu được những khó khăn vất vả của 
các chú bộ đội hải quân đang ngày đêm canh giữ đất trời. Mong muốn gửi đến 
các chú những lời hứa về yêu thương, chăm ngoan học giỏi sau này lớn lên đi 
xây dựng quê hương tổ quốc.
 Chơi ngoài trời : Tôi tổ chức cho trẻ đi thăm bác bảo vệ, thăm khu nấu 
 ăn, thăm các cô nuôi, cho trẻ bày tỏ sư quan tâm, hỏi thăm các cô làm việc có 
mệt không ? Cho trẻ biết được công việc của các cô cấp dưỡng rất vất vả để trẻ 
biết quý trọng những đồ ăn, thức ăn hàng ngày. Thăm các bác nông dân làm việc 
trên cánh đồng. Để hiểu được giá trị của thực phẩm,giáo dục trẻ biết trân trọng 
người lao động.
 Hình ảnh : Trẻ thăm bác nông dân.
 Chơi hoạt động ở các góc: Tôi luôn trang trí các góc chơi đẹp mắt hấp dẫn 
trẻ. Tôi giáo dục trẻ trong khi chơi phải biết chơi đoàn kết, không tranh giành đồ 
dùng, đồ chơi của nhau. Đồng thời luôn khơi gợi, tạo tình huống cho trẻ xử lý 
Ôi! ở góc xây dựng hôm nay các cô chú làm việc rất vất vả các con hãy thể hiện 10
 Hình ảnh: Trẻ vệ sinh cất đồ chơi giúp cô
* Biện pháp 3: T3 – Tự gắn kết.
 Gắn kết ở đây là tôi gắn kết giữa gia đình và nhà trường với nhau. Xác định 
được điều đó ngay từ đầu năm học qua buổi họp phụ huynh, qua giờ đón trả trẻ, 
qua zalo của lớp và qua góc tuyên truyền. Tôi đã chia sẻ với các bậc phụ huynh 
cách dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung 
quanh. Khi nhà tổ chức các ngày lễ hội như: khai giảng, trung thu, noel, tết 
nguyên đán tôi đều mời phụ huynh cùng tham gia cùng các con. Khi trong lớp 
có trẻ không may ốm đau đi viện hay có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Tôi kết 
hợp cùng phụ huynh cùng một số trẻ đến nhà thăm hỏi, động viên gia đình của 
các bé. Qua những hành động đó làm xích lại sợi dây gắn kết giữa gia đình, nhà 
trường và xã hội.
 Hình ảnh: Trao đổi với phụ huynh thường xuyên. 12
 Hình ảnh: Trẻ chơi vui vẻ , đoàn kết.
 Trẻ biết mở lòng chia sẻ với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. 
Biết quan tâm, cảm thông với những bạn bị ốm hay có hoàn cảnh khó khăn, bất 
hạnh.
 Hình ảnh: Trẻ biết chia sẻ, cởi mở với cô và bạn bè. 14
b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm.
 Qua thực nghiệm các biện pháp kể trên, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ 
rệt trong việc dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người 
xung quanh. Trong quá trình tổ chức biện pháp T2 – Tự sáng tạo đem lại hiệu 
quả khá cao. Chính vì thế tôi xin được tiếp tục nâng cao biện pháp: “T2 - Tự 
sáng tạo” phối hợp cùng các biện pháp kể trên để dạy trẻ biết yêu thương, sự 
quan tâm chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh.
 4. Kết luận
 Giáo viên là người định hướng giúp trẻ, còn bản thân trẻ phải là người chủ 
động trong các định hướng đó. Giáo viên luôn tôn trọng các quyết định của trẻ. 
 Trẻ biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chia sẻ với bạn bè, vưới gia 
đình và người xung quanh. Phụ huynh đã biết sắp xếp cân đối thời gian giữa 
công việc và gia đình. Dành nhiều thời gian để hiểu trái tim con hơn.
 Bản thân nhận được nhiều giá trị nhân văn về tình yêu thương, sự tự tin và 
kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Kết nối trái tim yêu thương giữa cô và 
trẻ. 
5. Một số ý kiến đề xuất.
a. Đối với tổ chuyên môn;
 Tăng cường cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm qua các tiết dạy từ
đồng nghiệp.
b. Đối với lãnh đạo nhà trường;
 Cung cấp đầy đủ hơn nữa các tài liệu cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống 
cho trẻ. 
c. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo.
 Tổ chức các buổi kiến tập, tập huấn chuyên đề, về dạy trẻ biết yêu thương, 
quan tâm, chia sẻ với bạn bè và mọi người xung quanh học hỏi kinh nghiệm của 
đồng nghiệp. Từ đó, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

File đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_day_tre_4_5_tuoi_b_truong_mam_non_hoai_thuong.doc