Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể đoàn kết tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục

Như chúng ta đã biết cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” thực sự là cuộc vận động rất cần thiết và thiết thực nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nước ta đang trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ hội nhập nhưng trong thực tế hiện nay đang có tình trạng đạo đức bị suy thoái, các quy chuẩn đạo đức đang bị mất dần, xã hội đang có xu thế đèn nhà ai nhà ấy rạng, tấm lòng đạo đức khi mà trong nội bộ tập thể nhà trường không biết chia sẻ, mất đoàn kết lục đục trong nội bộ thì chuyện gì sẽ xảy ra và hậu quả sẽ thế nào? Ngược lại nếu một tập thể biết chia sẻ, đoàn kết có tinh thần tương thân tương ái, biết đặt lợi ích tập thể lên trên lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích chung trong tập thể mọi người cùng hiểu nhau, đoàn kết chính trong nội bộ thì việc gì cũng xong. Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã nói:

“Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết.

Thành công thành công đại thành công”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn hết sức đa dạng. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước cho đến ngày hôm nay vẫn được gìn giữ và phát huy. Tinh thần ấy được thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam, tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống đoàn kết của dân tộc, trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, nhà trường đặc biệt với tập thể trường mầm non 100% chị em đều là phụ nữ thì làm thế nào để xây dựng và giữ gìn được tập thể đoàn kết nhất trí để mọi công việc trong nhà trường được thuận buồm xuôi gió, tất cả đều đi theo một hướng là cả vấn đề cần quan tâm. Đúng theo luận điểm chân lý của Bác:“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

docx 12 trang giangvu 08/05/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể đoàn kết tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể đoàn kết tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng tập thể đoàn kết tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục
 sự xung khắc nhau thậm chí ai cũng muốn dành phần hơn về mình. Trong cuộc 
sống hàng ngày chồng bát còn có lúc xô, năm ngón tay còn có ngón dài ngón 
ngắn, mỗi người mỗi tính nết khác nhau như vậy trong tập thể đông người điều 
đó càng phức tạp , gặp vô vàn những khó khăn hơn. Với đặc thù riêng của ngành 
môi trường làm việc toàn là nữ việc xây dựng tập thể đoàn kết phải được đặt lên 
hàng đầu, được tiến hành thường xuyên không phải một sớm một chiều, đòi 
hỏi phải cả một quá trình, đặc biệt người làm công tác quản lí là người đứng đầu 
làm sao chèo lái con thuyền cho vững để đi đúng bến coi trường như ngôi nhà 
thứ hai của mình. Đây là vấn đề thiết thực, quan trọng được tiến hành thường 
xuyên, mọi sự mâu thuẫn cần được giải quyết một cách linh hoạt, tinh tế, khéo 
léo để tạo sự đồng thuận trong tập thể nhà trường. Đặc biệt năm học 2019-2020 
Sở GD&ĐT Hà nội kết hợp cới công đoàn giáo dục Hà Nội triển khai kế hoạch 
xây dựng trường học hạnh phúc tới 100% các trường học góp phần tạo sự chuyển 
biến căn bản trong nhận thức và hành động về đạo đức, năng lực ứng xử sư phạm 
của đội ngũ CBGV, NV và học sinh hướng tới xây dựng trường học không chỉ là 
nơi cung cấp các nhu cầu giáo dục mà phải là nơi tạo ra sự hạnh phúc góp phần 
tạo nên một xã hội hạnh phúc để có thể tăng trưởng và phát triển bền vững. Xây 
dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; ngăn ngừa, đấu tranh 
với các hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức trong đội ngũ CBGV, NV, HS hoặc các 
hành vi làm tổn thương đến danh dự, nhân phẩm đội ngũ CBGV, NV, HS. Xây 
dựng “Trường học hạnh phúc” luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà giáo. Đây chính 
là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng đường dài trước 
mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo,giáo viên đến học sinh đều phải phấn đấu chuyển biến. 
Xây dựng một tập thể đoàn kết cũng là một nội dung trong việc xây dựng trường 
học hạnh phúc , và để xây dựng thành công “Trường học hạnh phúc”, trước hết 
phải xây dựng môi trường hạnh phúc, giáo viên hạnh phúc trong công việc của 
mình, từ đó mới lan tỏa hạnh phúc đến học sinh. Chính vì vậy là một hiệu trưởng 
tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để chỉ đạo xây dựng nhà trường hoàn thành 
xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao nên tôi chọn đề tài“Xây dựng tập thể đoàn kết 
tiến tới trường học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục”
 II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
 Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất trí phải có sự đồng lòng của tất cả các thành 
viên trong nhà trường cùng đi theo một hướng nhằm đạt được mục tiêu đề 
ra. Như lời Bác dạy: “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, 
đại thành công”. Như vậy, từ ngữ “đại đoàn kết” được Bác nâng lên tầm cao là 
một “lực lượng”, có ý nghĩa vô cùng to lớn và tạo lên một sức mạnh tổng hợp. 
Đó có thể hiểu là “một đám đông” rộng lớn hay “một lực lượng” có ý thức được 
tổ chức và lãnh đạo hết sức chặt chẽ, quy mô. Bác đã đánh giá rất cao lực lượng 
này sau khi chiêm nghiệm lại như sau : * Thuận lợi:
- Trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo UBND huyện, Phòng giáo 
dục và đào tạo, các ban ngành của Huyện, UBND xã. Hàng năm nhà trường luôn 
được cải tạo sửa chữa đồng bộ và được đầu tư tương đối đầy đủ trang thiết bị dạy 
và học đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhà trường trong công tác chăm sóc và giáo 
dục trẻ.
- Nhà trường luôn nhận được chỉ đạo sát sao, sự hướng dẫn nhiệt tình về chuyên 
môn của Phòng giáo dục và đào tạo để nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm 
học.
- Đội ngũ CBGV nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết , hết lòng vì các con 
và luôn đoàn kết, có hướng phấn đấu, nhất trí thực hiện tốt các công việc trong 
nhà trường.
- Hoạt động của nhà trường ổn định, nề nếp, tạo được niềm tin cho phụ huynh 
yên tâm gửi con.
- Đại diện cha mẹ học sinh luôn phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường làm tốt 
công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
- Trường có nhiều điểm lẻ nên đôi khi việc kiểm tra giám sát còn chưa được sát 
sao kịp thời, đầu tư CSVC còn manh mún và tốn kém.
- Đội ngũ giáo viên và học sinh đông, đặc biệt đội ngũ giáo viên 99,5% là nữ lại 
ở nhiều độ tuổi khác nhau .
- Nhiều giáo viên đứng lớp tuổi cao nên khả năng tiếp thu và cập nhật những kiến 
thức mới, trình độ CNTT còn hạn chế.
3. Một số giải pháp thực hiện:
3.1. Giải pháp 1: Thống nhất chung về quan điểm chỉ đạo:
 Trước hết trong Chi bộ - Tập thể Ban giám hiệu nhà trường phải nêu cao 
tinh thần xây dựng đoàn kết nội bộ ngay chính trong tập thể Ban Giám Hiệu bởi 
vì Ban giám hiệu nhà trường là điểm xuất phát đầu tiên để cả tập thể đội ngũ cán 
bộ giáo viên, phụ huynh nhìn vào và là tấm gương để họ noi theo. BGH Nhà 
trường có vai trò rất lớn trong việc xây dựng sự đoàn kết nội bộ được thể hiện ở 
mối quan hệ giữa BGH và đội ngũ giáo viên. Đó là sự gần gũi, cảm thông, là sự 
góp ý chân thành, cởi mở, không mang tính áp đặt trên-dưới, đúng lúc, đúng nơi công khai về chuyên môn, về công tác đánh giá xếp loại.Phải biết tập hợp sức 
mạnh của quần chúng, phân biệt rõ ràng công ra công, tư ra tư, không được lợi 
dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích cá nhân, phải biết đặt lợi ích tập thể lên 
trên lợi ích cá nhân để tập thể chị em tin tưởng cùng nhau đồng lòng nhất trí, 
trong ấm thì ngoài mới êm. Chính vì vậy trong các buổi họp hội đồng nhà trường, 
đặc biệt trong Hội nghị viên chức đầu năm Ban giám hiệu đã xây dựng dự thảo 
kế hoạch năm học, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ, các nội quy, quy 
ước của trường để 100% giáo viên, nhân viên được dân chủ, được bàn bạc,được 
trao đổi, được đưa ra ý kiến rồi cả tập thể nhất trí đưa vào tiêu chí làm cơ sở, căn 
cứ để thực hiện và xếp loại bình xét thi đua , đánh giá hàng tháng, hàng năm.
 Ban giám hiệu nhà trường sau khi tiếp nhận các văn bản chỉ đạo, hướng 
dẫn từ cấp trên xuống bao giờ việc đầu tiên cũng nghiên cứu kỹ văn bản rồi tổ 
chức họp thống nhất từ trong chi bộ, trong tập thể Ban giám hiệu sau đó tiến hành 
đưa ra xem mức độ có những văn bản nào cần thống nhất trong chi bộ, văn bản 
nào thống nhất trong ban liên tịch sau đó triển khai sâu rộng hay triển khai áp 
dụng theo từng bộ phận hoặc triển khai trong cả Hội dồng sư phạm . Tiếp đó 
đưa ra để cùng trao đổi bàn bạc, đặc biệt phải quan tâm đến việc luôn luôn lắng 
nghe , tiếp thu ý kiến, tập hợp ý kiến sau đó quyền quyết định phải là người đứng 
đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước việc làm của mình. Phải 
biết để chị em được quyền tự do nhưng tự do trong khuôn khổ có kỷ cương, nề 
nếp. Đặc biệt phải quán triệt thống nhất chung trong quan điểm, tư tưởng chỉ 
đạo tránh bất đồng quan điểm. Phải biết kiên trì đặc biệt phải biết kìm chế , nhận 
ra khuyết điểm và tìm giải pháp khắc phục. Phải biết cùng nhau chung lưng đấu 
cật gánh vác công việc chung của nhà trường để cuối cùng nhằm mục đích nâng 
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, là địa chỉ tin cậy cho các bậc phụ huynh 
yên tâm gửi con. Phải có hướng cho tập thể chị em được bàn bạc trong cuộc họp 
xong ra ngoài cuộc họp miễn bàn tán xôn xao gây mất đoàn kết nội bộ. Đặc biệt 
ở nhóm tiêu chí thứ 2 để xây dựng trường học hạnh phúc của Bộ trưởng là việc 
giáo viên phải được sáng tạo, được đổi mới phương pháp dạy học, được dân chủ 
đóng góp ý kiến. Phải gợi cho các thầy cô giáo sự sáng tạo vì sáng tạo sẽ tạo nên 
môi trường hạnh phúc. Bộ trưởng cho rằng hiện nay có nhiều hiệu trưởng sáng 
tạo, nhưng cũng có nhiều hiệu trưởng còn mang tư tưởng áp đặt, bắt giáo viên 
phải nghe theo. Do vậy, hiệu trưởng cần thay đổi, giao quyền chủ động cho giáo 
viên, phải tạo ra môi trường mà giáo viên dám đổi mới, hỗ trợ lẫn nhau, không 
chạy theo thành tích, hiệu trưởng có trọng trách là khơi dậy, truyền lửa, dẫn dắt 
tập thể sư phạm phấn đấu vì môi trường hạnh phúc, ở đó mọi người muốn đến 
trường, muốn đi học. Nhà trường luôn phải tôn trọng tinh thần tự chủ và sáng tạo 
trong giảng dạy, đảm bảo các điều kiện vật chất cho dạy học, hỗ trợ GV về kỹ 
năng quản lý HS, đảm bảo môi trường làm việc an ninh, an toàn.
 3.3. Giải pháp 3: Chăm lo đến đời sống chị em, bảo vệ quyền lợi chính đáng 
cho cán bộ giáo viên, nhân viên. cô không có thu nhập nào khác. Trong khi vẫn phải nghiêm túc thực hiện đầy 
đủ các yêu cầu , bản thân nhiều giáo viên trẻ mới ra trường lương rất thấp trong 
khi trách nhiệm cao, luôn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ ở mọi lúc mọi 
nơi, trong mọi hoạt động. Thời gian làm việc ở trường là chính vì vậy nhà trường 
luôn chỉ đạo chị em cần biết tôn trọng nhau. Trong việc thực hiện chế độ cho cán 
bộ, giáo viên, nhân viên và việc quản lý tài chính của trường cần thực hiện nguyên 
tắc dân chủ tập trung, công khai rõ ràng, minh bạch,tránh những suy nghĩ sai lầm, 
lệch lạc của cấp dưới đối với lãnh đạo cấp trên có những vấn đề tiêu cực về tài 
chính, cần giải quyết chế độ cho giáo viên đầy đủ đúng thời gian theo nguyên tắc 
tài chính ban hành. Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ trong khuôn khổ.
3.4. Giải pháp 4: Xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường: 
Nội quy, quy chế trong nhà trường chính là căn cứ để triển khai mọi hoạt động, là 
cơ sở để đánh giá thi đua hàng tháng , hàng năm đối với mỗi cán bộ , giáo viên, 
nhân viên trong trường. Chính vì vậy ngay từ đầu các năm học nhà trường tổ 
chức họp Ban giám hiệu để xây dựng nội quy, đề ra quy chế sao cho phù hợp với 
đặc điểm riêng của nhà trường sau đó giao cho chi đoàn, công đoàn, các tổ 
chuyên môn ký cam kết với từng thành viên thực hiện một cách nghiêm túc. Với 
nhà trường hiện tại Đội ngũ giáo viên trẻ tương đối đông chính vì vậy Chi bộ phải 
quán triệt ngay từ đầu với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ về nội quy quy chế của 
trường , phân cấp rõ ràng từng thành viên, quy trách nhiệm từng người, 
Tuyệt đối tránh tụ tập để chia bè phái, phân công các chị lớn tuổi có kinh nghiệm 
chia sẻ với các em trẻ để học những lời hay, ý đẹp thể hiện bằng chính công việc 
hàng ngày chứ không nói xuông. Không học những điều dở, chị em lớn tuổi làm 
gương cho các em trẻ. Đồng thời trong đoàn kết phải có đấu tranh,nghiêm khắc 
phê bình, thẳng thẳn với những hành động chưa tốt để làm gương giáo dục sau 
này , hình thành nề nếp kỷ cương trong nhà trường có tôn ty, trật tự có trên có 
dưới. Chẳng hạn khi phân công công việc các giáo viên trẻ nếu nghiêm túc thực 
hiện thì khen kịp thời để động viên tuy về vật chất không có nhưng ít nhiều cũng 
động viên về mặt tinh thần làm động lực thúc đẩy giáo viên nhưng ngược lại nếu 
cán bộ giáo viên chưa nghiêm túc thực hiện cần phải thẳng thắn đóng góp ý kiến 
để họ nhìn nhận ra khuyết điểm. Nếu không khi cần thiết phải đưa ra trong Ban 
liên tịch họp cùng thống nhất quan điểm đưa ra để làm gương cho tất cả giáo 
viên trẻ biết càng với giáo viên trẻ càng phải nghiêm khắc tạo nề nếp, kỷ cương 
trong nhà trường và cần giải quyết một cách triệt để. 
3.5. Giải pháp 5: Phát huy tốt vai trò của các đoàn thể trong trường:
Cần phát huy tốt vai trò của các đoàn thể trong nhà trường. Ban chấp hành công 
đoàn, chi đoàn nhà trường là nhịp cầu nối, là sợi dây liên lạc kết nối giữa các 
thành viên với chính quyền nhà trường để xây dựng khối đoàn kết nội bộ trong 
nhà trường. Thông qua công đoàn trường, chi đoàn sẽ nắm bắt thêm được nhiều 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_tap_the_doan_ket_tien_toi_tru.docx