Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh

1. Tên sáng kiến: Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh, Tp. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Sáng kiến được áp dụng trong việc tổ chức các hoạt động của nhà trường, hướng tới việc thay đổi công tác dạy và học cho trẻ mầm non theo định hướng phát triển toàn diện cả về trí tuệ, thể chất và nhân cách cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mầm non tại Trường Mầm non Thanh Minh nói riêng.

3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 3/2020

4. Nội dung cơ bản của sáng kiến:

4.1. Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên về năng lực chuyên môn và trí tuệ cảm xúc

4.2. Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện

4.3. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ

5. Điều kiện áp dụng của sáng kiến

Để mô hình trường học hạnh phúc không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, việc đầu tiên là sự thống nhất trong nhận thức và quyết tâm hành động của toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường. Tiếp đó tuyên truyền, hướng dẫn và lan tỏa giá trị tích cực đến cha mẹ học sinh, đồng thời phối hợp với các tổ chức xã hội trong việc kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tiến bộ.

Trường học hạnh phúc là trường học thân thiện, đem đến sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học. Khi con người có hạnh phúc, cảm xúc được thăng hoa, sẽ tạo động lực tinh thần để người học không ngừng nỗ lực vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức nhân loại, để khẳng định mình và có những cống hiến lớn lao cho xã hội.

docx 26 trang giangvu 08/05/2024 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường Mầm non Thanh Minh
 trường mơ ước (về cơ sở hạ tầng hiện đại) cần sự chung tay, kết hợp của cả cộng 
đồng, bằng nhiều hình thức khác nhau về góp sức người, sức của để cùng nhà trường 
tạo dựng nên ngôi trường hạnh phúc.
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, việc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ có tri 
thức, trí tuệ, nhân cách là trách nhiệm của thế hệ đi trước, của cả cộng đồng, trong đó 
đội ngũ thầy cô giáo giữ vai trò quan trọng. Mục tiêu của giáo dục là lấy người học 
làm trung tâm, giúp họ phát triển toàn diện năng lực và tố chất để ngày càng hoàn 
thiện nhân cách, trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Hãy nghe học sinh 
nói, để thấu hiểu những mong ước giản dị, từ đó mang lại những giá trị hạnh phúc 
cho họ từ những điều giản dị, thân thương nhất.
 Mô hình trường học hạnh phúc là một thông điệp, quyết tâm lớn của ngành giáo 
dục, truyền đi những tín hiệu tích cực, thể hiện nỗ lực không ngừng đổi mới để đáp 
ứng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội trong thời kỳ 4.0.
 6. Khả năng áp dụng của sáng kiến
 Các điều kiện hiện có của Trường Mầm non Thanh Minh đáp ứng được tương 
đối đầy đủ các yêu cầu cần thiết để áp dụng sáng kiến, do vậy, BGH Nhà trường đã 
nhanh chóng xây dựng kế hoạch và đưa nội dung sáng kiến áp dụng vào năm học 
2020 - 2021 của Nhà trường.
 Bên cạnh đó, sáng kiến có thể áp dụng trong các trường mầm non toàn thành 
phố và là tài liệu tham khảo để các đơn vị giáo dục khác có điều kiện tương tự xem 
xét, áp dụng.
 7. Hiệu quả đạt được:
 Là một đơn vị nhận được nhiều sự quan tâm của UBND thành phố, sự chỉ đạo 
sát sao của Phòng GDĐT Thành phố Vĩnh Yên cũng như lãnh đạo Đảng ủy – UBND 
phường Khai Quang, trong những năm gần đây. Mầm non Thanh Minh đã có nhiều 
sự thay đổi lớn về cơ sở vật chất (CSVC). Với CSVC mới, rộng rãi, thoáng mát và 
hiện đại, nhà trường có điều kiện thuận lợi để có thể áp dụng các kế hoạch xây dựng 
Trường học hạnh phúc và đã có những hiệu quả rõ rệt, cụ thể như sau:
 Về góc độ tổ chức, việc đưa ra các quy định cụ thể về văn hóa ứng xử, giao tiếp 
trong nội bộ nhà trường, cũng như việc khơi gợi niềm đam mê đối với nghề giáo, 
nhắc nhở, chấn chỉnh phẩm chất, đạo đức Nhà giáo đã tạo ra một môi trường quản lý 
ổn định, một tập thể đoàn kết, giúp cho Nhà trường nhận được sự tin yêu của nhân 
dân và các bậc phụ huynh trên địa bàn. 
 Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV), Nhà trường xác 
định đây là điều kiện tiên quyết trong việc xây dựng Trường học Hạnh phúc, đó là 
nâng cao nhận thức của CB,GV,NV về trách nhiệm, năng lực ứng xử sư phạm, đạo 
đức nhà giáo. Trong đó, hướng đến ba tiêu chí quan trọng, đó là: yêu thương, an toàn 
và tôn trọng học sinh. 
 Trên cơ sở xác định mục tiêu, Chi bộ Đảng và BGH Nhà trường đã cùng thống 
nhất nội dung xuyên suốt các hoạt động họp chuyên môn, các hoạt động Đoàn, Công 
đoàn phải hướng đến việc nâng cao trách nhiệm, năng lực ứng sử sư phạm và đạo đức BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 I. Lời giới thiệu 
 Vấn đề xây dựng trường học hạnh phúc ở Việt Nam được xuất hiện ngày 
22/4/2019, tại Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, Công đoàn Giáo dục Việt Nam 
phối hợp Bộ GDĐT tổ chức lễ phát động "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng 
xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc". Trong cuộc vận động 
này, các nhà trường sát cánh cùng công đoàn giáo dục các cấp hỗ trợ các thầy, cô 
giáo trong việc nâng cao năng lực trong việc xử lý các tình huống sư phạm diễn ra 
trên thực tế. Với thông điệp, thầy cô giáo thay đổi để hướng đến một môi trường sư 
phạm văn minh, thân thiện. Trường học hạnh phúc được tạo nên bởi các hành vi 
chuẩn mực, trước hết là của thầy, cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tâm, 
tận lực. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Bộ GDĐT, nhấn 
mạnh đến ba tiêu chí “Yêu thương, An toàn, Tôn trọng”. Ông cũng cho rằng cần tôn 
trọng sự khác biệt của học sinh, thấu hiểu, chia sẻ và hỗ trợ học sinh vượt qua khó 
khăn. Tham dự cuộc vận động này còn có đại diện của một số Sở GDĐT: Vĩnh Phúc, 
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hải Phòng
 Sau cuộc vận động, Trường học hạnh phúc là từ khóa rất được quan tâm trong 
toàn ngành giáo dục. Cũng như các cấp học khác, các trường mầm non cũng rất quan 
tâm xây dựng mô hình này – đây là nhận thức đúng đắn trong việc giáo dục toàn diện 
cả về trí tuệ, thể chất và nhân cách cho trẻ mầm non.
 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai 
trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách 
của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành giáo dục đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới 
căn bản toàn diện GDĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục 
trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và 
quá trình học tập suốt đời. Việc nghiêm túc xây dựng những ngôi trường hạnh phúc 
đúng nghĩa, bắt đầu từ trường mầm non được Nhà nước mà trực tiếp là ngành giáo 
dục là vấn đề cấp thiết.
 Trường mầm non hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát triển toàn diện, 
kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho 
phụ huynh. Đồng thời, trường học hạnh phúc (THHP) cần xây dựng được đội ngũ 
giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà 
trường, giảm bớt gánh năng công việc cho nhân sự.
 Muốn có một THHP để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng 
trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các nhà trường từ BGH mà trực tiếp là 
hiệu trưởng đến các giáo viên. Để thực hiện được cần làm tốt một số yêu cầu:
 Thứ nhất, GV phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có 
lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm. Đồng thời, phải có môi trường 
làm việc tốt, môi trường lớp học phải được bài trí khoa học phù hợp với trẻ. trong việc nhân rộng mô hình Trường học Hạnh phúc đến nhiều đơn vị giáo dục hơn 
nữa, tôi lựa chọn nội dung “Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường 
Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài sáng 
kiến kinh nghiệm năm học 2020 - 2021 của mình.
 2. Tên sáng kiến: Xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc tại Trường 
Mầm non Thanh Minh, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Bùi Thị Hải Yến
 - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Minh
 - Số điện thoại: 0904862737; Email: haiyentamdao@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh Minh
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
 Sáng kiến được áp dụng trong việc xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc 
hoặc nâng cao chất lượng Nhà trường thông qua việc thay đổi tư duy, nâng cao nhận 
thức, thái độ tích cực của giáo viên, tiếp cận, ứng dụng các phương pháp, hình thức 
giáo dục mới, xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn, không gian xanh
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 3/2020
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
 7.1. Nội dung của sáng kiến
 7.1.1. Chuẩn hóa đội ngũ CBGV về năng lực chuyên môn và trí tuệ cảm xúc
 Mục tiêu 
 Nội dung này được thực hiện nhằm giúp CB,GV,NV và Hội cha mẹ học sinh 
toàn trường hiểu được mong muốn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt 
động dạy, học, trải nghiệm của Nhà trường, đồng thời có những hiểu biết cơ bản về 
xây dựng THHP tại trường mầm non, tầm quan trọng của việc xây dựng THHP tại 
trường mầm non Thanh Minh; sự cần thiết của quá trình phối hợp giữa Nhà trường và 
Phụ huynh học sinh trong xây dựng THHP tại trường mầm non Thanh Minh.
 Nội dung và cách thức thực hiện 
 Đối với cán bộ quản lý Nhà trường: Ban giám hiệu Nhà trường chủ động tìm 
hiểu các văn bản chỉ đạo, các thông tin về Trường học hạnh phúc, các nội dung xây 
dựng Trường học Hạnh phúc, các phương pháp giáo dục hiện đại và hiệu quả với trẻ 
mầm non, các hoạt động mới, thu hút và mang đến nhiều kỹ năng, trải nghiệm cho trẻ 
mầm non.
 - Với những thông tin đã thu được, BGH Nhà trường họp bàn và đưa ra các nội dung 
kế hoạch trong việc xây dựng kế hoạch hành động của Nhà trường, cụ thể như sau:
 - Tuyên truyền, giới thiệu về mô hình THHP với toàn bộ CBGVNV Nhà trường, 
định hướng xây dựng THHP;
 - Thống nhất các nội quy, quy định của Nhà trường về văn hóa ứng xử, quy trình 
thực hiện các hoạt động của Nhà trường;
 - Tổ chức học tập chuyên môn, dự giờ, đưa các tiết học trải nghiệm thực tế vào 
chương trình học hằng ngày; Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động có nhu cầu 
đặc biệt, có hoàn cảnh riêng;
 Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên 
rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu 
công việc một cách tốt nhất;
 Cán bộ, nhà giáo và người lao động lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây 
dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh;
 Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực 
lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
 Đối với hội cha mẹ học sinh:
 Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, tương lai của xã hội 
và gia đình trông chờ vào sự trưởng thành của thế hệ trẻ. Để xây dựng thành công 
THHP thì xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là rất quan trọng. Vì 
vậy gia đình phải có nhận thức và xác định rõ trách nhiệm trong việc giáo dục con em 
của mình, cần thay đổi nhận thức "khoán trắng" cho nhà trường trong việc giáo dục 
học sinh, phải có trách nhiệm quản lý tốt thời gian khi con ở nhà chăm lo tốt đời sống 
vật chất và tinh thần cho các em, thường xuyên phối hợp với nhà trường để nắm bắt 
việc học tập của các em qua giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy, có ý thức 
tham gia các buổi học do nhà trường và hội phụ huynh tổ chức.
 Khi chọn trường cho con, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, chương 
trình học và hoạt động ngoại khóa của nhà trường và GV. Phụ huynh không nên tạo 
áp lực cho GV, đặc biệt khi trẻ mới đi học trẻ hay bị ốm, có thể bị sút cân do thay đổi 
môi trường sống và kế hoạch học tập, sinh hoạt. Vì vậy, cha mẹ phải nhận thức đúng 
để cho con và GV có thời gian để thích nghi. Phụ huynh cũng không nên tạo áp lực 
cho trường về vấn đề tăng cân, không nên so sánh sự tiếp thu của trẻ trong lớp vì như 
vậy vừa tạo áp lực cho cô và vô hình tạo áp lực cho con mình. Nhận thức đúng của 
phụ huynh về việc phối hợp với nhà trường là rất quan trọng, để con mình và GV mỗi 
ngày đến trường là một ngày vui, để phối hợp chăm sóc trẻ tốt hơn. 
 Tích cực ủng hộ kinh phí, ngày công lao động khi nhà trường phát động tham 
gia các phong trào như “Tết trồng cây”; làm sạch môi trường...Đồng thời phụ huynh 
là người trực tiếp giám sát chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà 
trường, của giáo viên.
 7.1.2. Xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện
 Năm 2015, Trường Mầm non Thanh Minh đã được mở rộng diện tích 5.000m2 
và được xây mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trở thành một trong những trường mầm 
non có cơ sở vật chất khang trang nhất trên địa bàn phường Khai Quang. Đây là một 
lợi thế lớn của Nhà trường trong việc xây dựng mô hình Trường học Hạnh phúc.
 Với định hướng ngay từ đầu, Nhà trường đã bố trí sân trường thành những góc 
vui chơi, tiểu cảnh thoáng đãng, an toàn và phù hợp với trẻ mầm non. Trên sân 
trường ngoài khu vực vui chơi ngoài trời (không có mái che), Nhà trường còn có khu 
vực có mái che để Giáo viên và học sinh có thể linh hoạt sử dụng các không gian phù 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_truong_hoc_hanh_phuc.docx