Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Giáo dục giữ vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Một trong những nguyên lí giáo dục cơ bản của nước ta là giáo dục con người toàn diện. Khi nói về vai trò của việc giáo dục, bồi dưỡng cho thế hệ sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ nghĩa'’”. Mà muốn vậy thì không có cách nào khác ngoài giáo dục. Đặc biệt trong Di chúc Người căn dặn Đảng ta: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về công tác giáo dục đạo đức lối sống cho thế hệ trẻ như Chỉ thị 20 - CT/TW ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị “ Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới””; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí Thư “Về tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030””; Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Luật Giáo dục năm 2019 khi đề cập đến mục tiêu giáo dục đã khẳng định: giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.


docx 49 trang giangvu 08/05/2024 1211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp
 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................1
 2. Mục đích đề tài...............................................................................................2
 3. Phạm vi đề tài.................................................................................................3
 4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG .............................................................................................4
 1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
 1.1. Khái niệm hạnh phúc: ............................................................................4
 1.2. Lớp học hạnh phúc:................................................................................4
 1.3. Tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc ...................................................5
 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT ......................................7
 1.5. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh
 phúc ..................................................................................................................7
 2. Thực trạng vấn đề .........................................................................................9
 2.1. Về phía bản thân.....................................................................................9
 2.2. Về phía học sinh: ....................................................................................9
 3. Các biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ
 nhiệm lớp............................................................................................................10
 3.1. Nắm bắt chính xác và cụ thể từng đối tượng học sinh của lớp chủ
 nhiệm ..............................................................................................................10
 3.2. Thảo luận dân chủ, công khai trong việc xây dựng nội quy lớp học13
 3.3. Giáo viên chủ nhiệm cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và đối xử
 công bằng với học sinh lớp chủ nhiệm.......................................................15
 3.4. Theo dõi sát sao và đánh giá khách quan học sinh lớp chủ nhiệm ...
 16
 3.5. Giáo viên chủ nhiệm cần kiểm soát cảm xúc bản thân .....................17
 3.6. Đổi mới và nâng cao hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, tăng cường giáo
 dục đạo đức, giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh .............................18
 3.7. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng 
tạo
 cho học sinh .................................................................................................. 29
 3.8. Sử dụng phương pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thân
 thể và xúc phạm nhân phẩm học sinh .........................................................33
 3.9. Phối hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh học sinh trong việc giáo Bác Hồ đã từng khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được 
sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc’”. Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi 
cá nhân, là đích vươn đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người, 
trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia. Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” 
của UNESCO, mô hình "Trường học hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước 
ta vào tháng 4/2018 và sau đó nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo 
dục đào tạo trên cả nước. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống 
trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên 
cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc- nơi các 
em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng.
 Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây 
dựng môi trường giáo dục đem đến niềm vui, hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, 
thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực 
học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử 
xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Trường học hạnh phúc 
là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. 
Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến 
trường là một niềm hạnh phúc. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn 
vị lớp học trong nhà trường cũng cần xây dựng lớp học hạnh phúc. Nhưng thực tế thì 
sao? Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: tỉ lệ stress 
học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy 
trò căng thẳng,...tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh 
truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
 Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là 
một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy 
trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo chúng tôi, xây dựng trường học 
hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn 
vậy, chúng ta cần xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.
 Hiện tại rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra các giải pháp cho vấn đề này, đồng 
nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm nhiều để giải quyết, khắc phục. Chính vì 
vậy chúng tôi chọn đề tài: “ Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ 
nhiệm lớp” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho bản thân, cho đồng nghiệp và cho 
các em học sinh.
2. Mục đích đề tài
 Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi mong muốn:
 - Bản thân chúng tôi có điều kiện tự nhìn nhận, đánh giá lại phương pháp giáo 
dục của mình, khắc phục hạn chế, phát huy ưu điểm, nâng cao chất lượng công tác 
chủ nhiệm ở những năm học tiếp theo. PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm hạnh phúc:
 - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống 
khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần”. Hạnh phúc cá 
nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.
 - Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: 
luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng cha mẹ; luôn 
được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành 
động, cư xử của mình; được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia 
đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho 
học tập và rèn luyện; được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến 
thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản 
thân; được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và 
trải nghiệm....
 - Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội.
1.2. Lớp học hạnh phúc:
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các 
trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học 
đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh 
phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát 
triển nhân cách tốt đẹp.
 Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm 
dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm 
đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, 
có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự 
an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa 
mãn...
 Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: 
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức 
vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một 
cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh 
đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ 
nhung nếu không đến lớp...
 Kết quả thống kê của Đại học Sư phạm TP.HCM khảo sát trên 181 học sinh 
THCS, học sinh mong muốn 10 điều giáo viên sẽ thay đổi để việc học được hạnh 
phúc hơn cho kết quả khá bất ngờ. Kết quả thống kê như sau:
 • 92,8% mong giáo viên cười nhiều hơn. trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế, có 
thể nói trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc là nền tảng, bệ đỡ tinh thần để 
những ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực thi một cách hiệu quả, ý nghĩa 
nhất.
 Để xây dựng một lớp học hạnh phúc cần đảm bảo 3 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: về môi trường lớp học và phát triển cá nhân
 - Học sinh tham gia đầy đủ các hoạt động giao lưu văn nghệ, TDTT, được học 
tập và tham gia các hoạt động giáo dục kĩ năng sống để tăng cường sức khoẻ thể chất 
và tinh thần của học sinh.
 - Phòng học được sắp xếp, bài trí gọn gàng, đạt chuẩn theo quy định, đảm bảo 
an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
 - Phối hợp với phụ huynh phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư 
phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện và cởi mở.
 - GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỉ luật tích 
cực. Phát huy hiệu quả vai trò của công tác tư vấn học đường tại lớp.
 - Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm 
năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên, tất cả đều thay đổi để 
phù hợp và tiến bộ hơn so với chính mình.
Tiêu chí 2: về dạy và học
 - Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, thầy cô giáo là tấm 
gương cho học sinh noi theo.
 - Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công bằng, 
hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
 - Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, 
lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
 - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng tạo hứng 
thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, thể chất, hoàn cảnh của 
từng em.
 - Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho học sinh được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, 
được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp tác.
Tiêu chí 3: về các mối quan hệ trong lớp
 - Học sinh và giáo viên biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các nhiệm 
vụ được giao của lớp.
 - Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự 
phân biệt, đối xử kì thị.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_thong_qua_c.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp.pdf