Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3

Sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo. Hãy yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho học sinh niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình. Hãy làm cho mỗi lớp học, mỗi ngôi trường thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trường của các em học sinh thực sự là một ngày vui.

Ngày 22/4/2019, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm các quy chế, quy định của ngành. Với việc xây dựng mô hình điểm “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo làm tiêu chí chính.


docx 67 trang giangvu 08/05/2024 1261
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3
 1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
1.2.1. Mục tiêu, ý nghĩa của đề tài
 Huy động sức mạnh tổng hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây 
dựng môi trường giáo dục hạnh phúc, tập trung vào ba giá trị cốt lõi đó là: An toàn, 
yêu thương và tôn trọng, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu 
của xã hội.
 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, tu dưỡng 
và trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện cho học sinh.
 Đề tài tập trung nghiên cứu về một số giải pháp“ Xây dựng lớp học hạnh phúc” 
thuộc phạm vi của đơn vị công tác, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm cho các đơn 
vị bạn ở các trường THPT cùng tham khảo.
1.2.2. Tính mới của đề tài
 Đề tài lần đầu tiên được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Diễn Châu 3, 
bước đầu đã xây dựng được mô hình lớp học hạnh phúc, góp phần hoàn thiện mô 
hình trường học hạnh phúc tại đơn vị công tác.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp điều tra
 Sử dụng phương pháp điều tra để tìm tòi, thu thập các số liệu liên quan đến 
các đối tượng được nghiên cứu.
1.3.2. Phương pháp quan sát
 Sử dụng phương pháp quan sát để ghi chép lại về không gian, điều kiện giáo 
dục trong các lớp học trong nhà trường; Quan sát thái độ, hành vi, tác phong, ứng xử 
giữa các đối tượng được nghiên cứu.
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn và báo cáo của ngành, trường, 
sách báo, ... liên quan đến đề tài.
1.3.4. Phương pháp thực nghiệm và thống kê
 Phân tích và xử lý các số liệu thu thập được để đưa ra các nhận định và đánh 
giá về một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
 Đề tài được áp dụng tại lớp chủ nhiệm thuộc trường THPT Diễn Châu 3 trong 
2 năm học 2020 - 2021 (10A1); 2021 - 2022 (11A1). UNESCO đã đưa ra một mô hình “Trường học hạnh phúc - Happy School” 
gồm 22 tiêu chí xoay quanh 3 chữ P: People (con người), Process (Hệ thống), Place 
(Môi trường) (Gồm 3 yếu tố chính)
Chữ P đầu tiên là People (Con người)
 Để có một trường học hạnh phúc thì cần chú trọng xây dựng những giá trị 
nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực giữa người với người. Cụ thể là giữa 
giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với ban giám hiệu 
nhà trường, giữa giáo viên với phụ huynh.
Chữ P thứ hai là Process (Hệ thống)
 Các quy trình, chính sách, hoạt động... được thiết kế để vận hành ngôi trường 
ấy có hợp lý hay không. Thật khó để học trò hạnh phúc khi mà ngày ngày các em 
phải đối mặt với khối lượng bài vở khổng lồ, thời gian chơi đùa gần như chẳng có. 
Cũng như thật khó để giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc cho học trò của mình với 
một chương trình quá tải, áp lực thành tích đè nặng trên vai, các công cụ hỗ trợ thì ít 
ỏi mà đồng lương thì bèo bọt.
Chữ P thứ ba là Place (Môi trường)
 Những không gian vật chất lẫn không gian văn hóa giúp cho trường học là 
một môi trường an toàn, thân thiện với học sinh. Trong đó sẽ không có nhà vệ sinh 
bẩn, bạo lực học đường, không có cảnh cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng.
 Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School - “Trường học hạnh phúc” - của 
UNESCO, “Trường học hạnh phúc” được triển khai thí điểm vào tháng 4/2018 ở một 
số trường học tại thành phố Huế, được nhân rộng trên địa bàn cả nước và nhiều trường 
đang phấn đấu xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Vậy “Trường học hạnh phúc” là 
gì và các tiêu chí xây dựng nó ra sao?
 “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ 
huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương 
giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi 
đắp hàng ngày. Ngoài ra, “Trường học hạnh phúc” phải là nơi an toàn cho các hoạt 
động dạy và học của thầy trò, không tồn tại cách hành xử bạo lực, không diễn ra các 
hành vi phi đạo đức. Bên cạnh truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, 
trường còn chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em. Mọi xúc cảm riêng 
biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một 
cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ lỗi thời, lạc hậu.
 Mục tiêu các hoạt động của nhà trường không chỉ nhằm làm cho giáo viên và 
học sinh cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó, 
hạnh phúc sẽ lan tỏa đến phụ huynh học sinh và toàn xã hội. Nhằm xây dựng một 
môi trường giáo dục lành mạnh, mỗi lớp học thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi Yêu thương cũng là một giá trị truyền thống của dân tộc ta, nên phát huy nó không 
phải là việc khó khăn. Song, bối cảnh xã hội phức tạp, khiến cho nhiều hoạt động tập 
thể lớp học bị rời rạc. Nhận thức coi trọng các yếu tố kinh tế, về lợi ích cá nhân... 
hoặc những khó khăn rình rập đời sống của mỗi người, mỗi gia đình đã khiến cho 
việc quan tâm lẫn nhau, làm việc cùng nhau, vì nhau đang có phần bị xem nhẹ. Để 
xây dựng một lớp học trong tình yêu thương đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả học sinh 
trong lớp và giáo viên, trong đó cần nhất là sự chuyển biến về cô ng tác quản lý học 
sinh của giáo viên chủ nhiệm.
 Sự tôn trọng trong mỗi tập thể lớp cần mỗi người thay đổi nhận thức và cách 
thực hiện dựa trên dân chủ trường học và cách huy động lực lượng tham gia vào các 
hoạt động trong nhà trường. Các chuyên gia giáo dục khuyến cáo rằng, dựa trên tôn 
trọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra suôn sẻ và có trách nhiệm cao. Đặc biệt, với 
các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm được việc tôn 
trọng học sinh, dẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức giáo dục. Từ đó sẽ tạo ra 
những thành tựu lớn cho giáo dục con người.
 Mối quan hệ giữa các giá trị này có tính hữu cơ, tạo ra môi trường để mỗi 
người có thể nhận ra bản thân mình, và những điều mình có thể làm cho tập thể lớp, 
trường trở nên tốt đẹp hơn, từ đó có hạnh phúc.
 Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả thầy và trò đều có cảm giác “muốn đến”. 
Vì thế, nhiệm vụ của các thầy cô bây giờ không chỉ đơn giản là lên lớp với những 
bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để đối với 
các em trường học, lớp học trở thành một nơi thú vị để sống và học được một điều 
thú vị để làm. Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của 
các em học sinh. Vì thế, sứ mệnh của người thầy lại càng trở nên thiêng liêng và cao 
cả hơn bao giờ hết.
 Ở lớp học hạnh phúc và trường học hạnh phúc, học sinh sẽ được lên tiếng và 
được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì bị la mắng, kỷ luật và dọa dẫm thì 
các em được sai lầm, được bày tỏ cảm xúc cũng như ý kiến của mình trong môi 
trường học đường. Điều đó sẽ giúp các em cảm thấy tự tin, vui vẻ, hạnh phúc và được 
tôn trọng. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản 
thân mình.Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. 
Bởi dù ở lứa tuổi nào, các em cũng có những hỉ nộ ái ố như người lớn. Không nên 
nghĩ rằng đi học là một ưu đãi và các em phải tự bằng lòng với điều mà mình nhận 
được. Vậy, yếu tố cốt lõi nhất để xây dựng lớp học hạnh phúc là quan hệ giữa học 
sinh và giáo viên phải thay đổi, giữa học sinh và học sinh cũng phải thay đổi, phải 
cảm thấy hạnh phúc trong các mối quan hệ này: có thể bắt đầu bằng việc giáo viên 
thay đổi quan niệm về việc quản lý hành vi học sinh trong lớp.
2.CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng môi trường dạy học trong các nhà trường hiện nay
 Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, lực tác động nhẹ, các mảng vữa cũng có thể rơi xuống. Các thầy cô và học sinh của 
trường luôn lo sợ tai nạn xảy ra bất thình lình. Hay như trường hợp liên quan đến vụ 
cây cổ thụ đổ sau mưa dông tại sân trường THPT Chu Văn An, phường Thụy Khuê 
làm cho 4 em học sinh bị nhập viện... Tình trạng trên làm cho giáo viên, phụ huynh 
và học sinh cảm thấy bất an, thiếu an toàn khi đến trường.
 Tình trạng cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng tại một số trường THPT
 Do đó, hiện nay phong trào “Xây dựng trường học hạnh phúc”, “Xây dựng 
lớp học hạnh phúc ” đã và đang được các cơ sở giáo dục hưởng ứng, và phong trào 
tập trung vào ba giá trị cốt lõi đó là: An toàn, yêu thương và tôn trọng.
2.2. Thực trạng của phong trào “Xây dựng lớp học hạnh phúc” ở trường 
THPT Diễn châu 3
 Trên thực tế, việc xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc ở nhà trường gặp 
những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi
 Năm học 2020-2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10A1, 
điểm đầu vào của các em khá cao, có nhiều em đạt học sinh giỏi huyện các môn khoa 
học tự nhiên và tiếng Anh ở cấp THCS. Cụ thể:
 TT Họ và tên Toán Tổ hợp Văn Thành tích khác
 1 Võ Hồng An 8,25 8,4 8
 2 Trần Hà An 8,5 7,2 7,5 HSG huyện Anh
 3 Đặng Lê Thế Anh 8,5 7,2 6,5 TT Họ và tên Toán Tổ hợp Văn Thành tích khác
 36 Hồ Tôn Sinh 8,5 8,2 7,5 HSG huyện Lý
 37 Trần Văn Tài 8,75 8,4 7,0
 38 Võ Sỹ Tài 8,5 8,8 7,75
 39 Lê Thị Thảo 9 6,6 7,5
 40 Cao Thị Thùy 8,25 8,2 4,25
 41 Trần Thị Thương 8,25 8,6 5,75 HSG huyện toán
 42 Cao Huyền Trang 8,5 7,4 7,25
 43 Võ Tuấn Uy 8,25 8,4 8,25
 44 Trần Hoài Vũ 8,75 8,25 6,25
 Tác giả nhận lớp chủ nhiệm năm học 2020-2021
 - Lớp tôi chủ nhiệm là một trong các lớp được nhà trường chọn thí điểm xây 
dựng mô hình lớp học hạnh phúc.
 - Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phù hợp với nhu cầu thực tại của nhà trường 
như các phong làm việc, phòng học, các phòng chức năng, sân học, sân chơi, nhà vệ 
sinh, hệ thống điện nước, quạt mát, điều hòa, loa đài, ... đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và 
an toàn tuyệt đối, tạo cảm giác yên tâm, tin tưởng cho giáo viên, học sinh và phụ 
huynh.
 - Cảnh quan nhà trường được bố trí khoa học, đảm bảo xanh, sạch, đẹp, an

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_o_truong_th.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường THPT Diễn Châu 3.pdf