Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại Lớp 3 tuổi trường Mầm non Trường Thành

Sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là ở sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trẻ, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo. Hãy yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, hãy lan tỏa cho các con niềm tin, tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình. Hãy làm cho mỗi lớp học, mỗi ngôi trường thực sự trở nên hạnh phúc, mỗi ngày đến trường của các con là một ngày vui.

Chính vì vậy, ngày 22/4/2019, Bộ GD&ĐT đã tổ chức Lễ phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Mục tiêu của kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và hành động của đội ngũ nhà giáo hướng tới sự chuẩn mực trong ứng xử, không vi phạm các quy chế, quy định của ngành. Với việc xây dựng mô hình điểm “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc”. Đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”, hãy tạo cho các con một môi trường thực sự hạnh phúc bởi lẽ một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một lớp học hạnh phúc, một trường học hạnh phúc và rộng hơn nữa là tạo ra một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc.

Vậy lớp học hạnh phúc là gì? Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lý thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm như một nam châm có sức hút với trẻ. Ở lứa tuổi 3 tuổi, nhiều trẻ vẫn đang cảm thấy gia đình mới là nơi an toàn nhất và hạnh phúc nhất, nên việc dời xa bố mẹ để đến một môi trường mới là việc rất khó khăn với trẻ. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để trẻ luôn hạnh phúc khi đến lớp, tạo cho trẻ cảm giác lớp học và cô giáo là ngôi nhà thứ hai và cũng là người mẹ thứ 2 của trẻ.

Nhận thức được điều đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại lớp 3 tuổi C1 trường mầm non Trường Thành”

docx 14 trang giangvu 08/05/2024 860
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại Lớp 3 tuổi trường Mầm non Trường Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại Lớp 3 tuổi trường Mầm non Trường Thành

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ tại Lớp 3 tuổi trường Mầm non Trường Thành
 hạnh phúc tạo nên một lớp học hạnh phúc, một trường học hạnh phúc và rộng 
hơn nữa là tạo ra một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. 
Vậy lớp học hạnh phúc là gì? Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và 
vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lý thoải 
mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác 
muốn đến. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà 
đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở 
đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, 
các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm như một nam châm 
có sức hút với trẻ. Ở lứa tuổi 3 tuổi, nhiều trẻ vẫn đang cảm thấy gia đình mới là 
nơi an toàn nhất và hạnh phúc nhất, nên việc dời xa bố mẹ để đến một môi trường 
mới là việc rất khó khăn với trẻ. Chính vì vậy tôi luôn trăn trở và suy nghĩ làm 
thế nào để trẻ luôn hạnh phúc khi đến lớp, tạo cho trẻ cảm giác lớp học và cô giáo 
là ngôi nhà thứ hai và cũng là người mẹ thứ 2 của trẻ. 
Nhận thức được điều đó, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Xây dựng lớp học hạnh 
phúc cho trẻ tại lớp 3 tuổi C1 trường mầm non Trường Thành” 
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT
Đã là giáo viên mầm non thì giáo viên nào cũng hiểu rõ mục đích, yêu cầu cũng 
như tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hành phúc cho trẻ. Tùy vào điều 
kiên thực tế của từng trường, lớp, giáo viên, trẻ... mỗi giáo viên có cách tổ chức 
triển khai linh hoạt và sáng tạo. Để tạo nên thành công của đề tài, tôi đã chịu khó 
nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu, sáng kiến, đề tài có nội dung liên quan đến việc 
xây dựng lớp học hành phúc cho các con như: 
- Sáng kiến: “Một số biện pháp tạo cảm xúc tích cực cho trẻ 4 tuổi thích đến lớp” 
của cô giáo Nguyễn Thị Thảo giáo viên trường mầm Trường Thành. 
- Sáng kiến: “................................ 
- Sáng kiến: “..................................... 
Qua nghiên cứu, tham khảo các sáng kiến, cách làm của các bạn đồng nghiệp, tôi 
thấy có một số những ưu, tồn tại sau: 
1. Một số ưu điểm của giải pháp đã biết: 
- Các giải pháp đều tuân theo đúng 3 nội dung cơ bản của việc tổ chức hoạt động 
ngoài trời cho trẻ. 
- Giáo viên đã sử dụng các đồ dùng đồ chơi sẵn có tại sân trường một cách linh 
hoạt khéo léo, không mất thời gian làm đồ dùng đồ chơi. xây dựng lớp học hạnh phúc. Từ đó tôi bước đầu nghiên cứu và làm theo. Tôi 
thiết nghĩ, lớp học hạnh phúc cần phải đảm bảo 3 yếu tố: An toàn, tôn trọng và 
yêu thương: 
Yếu tố thứ nhât đó là An toàn: Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi 
mầm non bao gồm an toàn về “thể chất” và “tinh thần”. 
+ An toàn về thể chất, trước hết là các con được phát triển để khỏe mạnh. Tôi 
luôn quan tâm đến từng bữa ăn, giấc ngủ của các con, đảm bảo cho các con được 
ăn uống đầy đủ, cân đối dưỡng chất và hợp lí. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng 
đầu, tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết 
thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn ngây nguy hiểm cho trẻ. Đồng thời giáo dục những 
kỹ năng sống cơ bản, kỹ năng tự phục vụ bản thân để trẻ hiểu và từ đó giúp các 
con tự phục vụ bản thân tốt hơn. 
+ An toàn về tinh thần: Trẻ ở lớp tôi có đến 50% là chưa qua nhà trẻ, vì vậy trẻ 
thay đổi môi trường từ môi trường gia đình sang môi trường mới nên trẻ có tâm 
lý lo sợ, hay quấy khóc. Vì vậy trẻ rất cần sự yêu thương của cô giáo và mọi người 
xung quanh. Thay vì la mắng tôi luôn tìm cách dỗ dành, động viên, ai ủi trẻ, khi 
trẻ mắc sai lầm tôi cũng nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, giúp các con có một 
tinh thần thật tốt khi đến lớp. Nếu trẻ được đối xử một cách công bằng và được 
tôn trọng thì lớn lên trẻ sẽ là người biết ứng xử đúng mực và biết trân trọng mọi 
người. 
Yếu tố thứ 2 đó là sự Tôn trọng:
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt. Vì vậy tôi đã quan sát chú ý đến từng trẻ, đặc 
biệt là tính cách các con Chỉ một thời gian ngắn, tôi đã cơ bản hiểu được tính 
của các con. Tôi đánh giá sự tiến bộ của trẻ so với bản thân trẻ, không so sánh 
với trẻ khác. Tôi kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc 
và mạnh dạn diễn đạt bằng lời. Tôi luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô 
nghĩ nhất định con sẽ làm được”, “Lần sau con sẽ làm tốt hơn” động viên trẻ 
tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khích lệ trẻ trao đổi, hợp tác thực hiện ý 
tưởng chơi, tham gia thảo luận xây dựng nội quy lớp học, xây dựng quy tắc hoạt 
động trong các góc. Thường xuyên nhắc nhở trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, 
đồ chơi để lôi cuốn trẻ vào hoạt động cùng cô và các bạn. Khuyến khích trẻ đưa 
ra những quyết định theo khả năng, nhu cầu của bản thân trong các hoạt động. 
Đặc biệt, tôi không vội vàng can thiệp vào các tình huống xảy ra khi chưa thực 
sự cần thiết mà luôn bình tĩnh lắng nghe, chú ý quan sát từng cử chỉ, hành động 
của trẻ để gợi mở giúp trẻ tự giải quyết tình huống. 
Thay vì la mắng, quát nạt, dọa dẫm khi trẻ mắc lỗi sai, tôi luôn tôn trọng, lắng 
nghe trẻ và cho trẻ cơ hội được nói ra cảm xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tự khéo léo, tỉ mỉ khi thực hiện thao tác chơi. Tôi luôn quan sát các nhóm và quá 
trình chơi của trẻ, tham gia nhập vai chơi cùng trẻ, tạo cơ hội và mở rộng dần mối 
quan hệ giữa trẻ trong nhóm chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi. 
Như vậy xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp trẻ được học tập vui chơi 
một cách gần gũi thân thiện, có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. 
Qua đó, trẻ cảm thấy yêu thích đến lớp vì nó đem lại cho trẻ nhiều điều bổ ích, 
như được bày tỏ những điều mình mong muốn, được trưng bày những sản phẩm 
của mình làm ra và được làm chủ lớp học của mình. 
* Biện pháp 3: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động 
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ 
Giờ đón trẻ vui vẻ: Vậy phải làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp, giải 
pháp mà tôi áp dụng đó chính là “tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho 
trẻ ngay từ buổi sáng khi trẻ đến lớp” với màn chào hỏi vô cùng thú vị và ý nghĩa. 
Trước khi vào lớp, trẻ sẽ tự mình lựa chọn một cách chào hỏi với giáo viên trong 
“ Menu chào hỏi” dán ngay trên cửa lớp. Với hình ảnh đập tay, bắt tay, cụng 
tay: Tùy từng lựa chọn của trẻ, cô sẽ đập tay, bắt tay với trẻ và quan trọng hơn 
nữa là cô phải nở một nụ cười thật yêu thương với trẻ. Lúc đó đứa trẻ sẽ không 
còn cảm giác nặng nề rằng đó là cô giáo mà trẻ sẽ cảm nhận được không khí thoải 
mái giống như là những người bạn thân thiết với nhau. Kèm theo đó cô khen ngợi 
trẻ, quan tâm hơn đến những điều mới lạ của trẻ để động viên khích lệ trẻ kịp 
thời: Hôm nay Hương Giang buộc nơ xinh quá, váy ai mua cho con mà đẹp thế, 
Tuấn Anh hôm nay có giầy mới à 
Nếu trẻ chọn hình ảnh trái tim yêu thương: Tôi sẽ nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và 
thì thầm “Chào mừng con đến với lớp học hạnh phúc nhé” Chỉ cần một cái ôm 
nhẹ nhàng và một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ thấy mình hạnh phúc cả 
ngày. 
Nếu trẻ chọn hình ảnh nốt nhạc: Cô và trẻ cùng nhau thể hiện những cảm xúc yêu 
thương cũng với những vũ điệu của cơ thể như lắc lư, nhún nhảy, khiêu vũ... tùy 
theo cảm hứng của trẻ mà cô giáo cùng hưởng ứng theo và đừng quên trao cho 
trẻ một nụ cười yêu thương, khi đó trẻ sẽ cảm thấy sung sướng, hạnh phúc, cảm 
thấy thật là vui, ấm áp tình yêu thương khi đến lớp. 
Có thể nói “Hạnh phúc không phải là cái gì to tát cả, không phải là những món 
quà tặng trẻ, chỉ đơn giản thôi là những cái ôm ấm áp, là những nụ cười yêu 
thương, những cử thân mật. Mọi hành động trên cơ thể trẻ diễn ra hết sức tự nhiên, 
qua màn chào hỏi này không chỉ lan tỏa tình yêu của cô giành cho các con mà 
còn nhắc các con truyền năng lượng niềm vui đến cho cô góp phần tạo nên lớp Tôi cho rằng việc xây dựng hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày có tác 
dụng hai chiều “Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì giáo viên cũng thấy sự vui 
vẻ hạnh phúc. Tôi cảm thấy có động lực hứng thú hơn với công việc hàng ngày. 
Những điều tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiên được nhất là trẻ vui vẻ 
và được phụ huynh ghi nhận. 
* Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc
Không chỉ nhằm làm cho cô và trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp mà tôi mong 
muốn từ nơi khởi đầu đó, hạnh phúc sẽ lan tỏa đến từng phụ huynh học sinh, từng 
gia đình trẻ và toàn xã hội. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn 
lan toả đến từng gia đình nhỏ yêu thương của các con. 
Vì vậy, tôi luôn quan tâm phối hợp với phụ huynh trong việc xây dựng lớp học 
hạnh phúc. Tôi khéo léo thu hút phụ huynh tham gia vào các hoạt động của lớp 
như: 
Các buổi sinh nhật của trẻ, Tết Trung Thu, Hoạt động trải nghiệm “Bé vui đón 
Tết”, nhân dịp Tết nguyên đán, Bé tập làm nội trợ, Liên hoan “Bé khỏe ngoan”, 
Tết thiếu nhi 1/6... Trong các buổi liên hoan của lớp, để tạo sự hứng thú và gắn 
kết giữa các thành viên trong gia đình và lan tỏa hạnh phúc yêu thương, tôi kết 
hợp với Trưởng ban đại diện phụ huynh của lớp xây dựng thiết kế trong chương 
trình có các trò chơi với sự tham gia của bố mẹ trẻ và các con: Ví dụ như trò chơi 
“Thi ăn sữa chua”, thay vì thường là bố mẹ xúc sữa chua cho con ăn, tôi thay đổi 
thành trẻ xúc sữa chua cho bố mẹ ăn, với trẻ 3 tuổi còn vụng về chưa khéo cộng 
thêm các con thi đua xúc cho nhanh nên có thể sữa chua còn để vương vãi, nhiều 
bố mẹ khuôn mặt lấm lem sữa chua nhưng nhìn những khuôn mặt ấy thực sự ánh 
lên niềm hạnh phúc. 
Khi tổ chức các hoạt động cho các con trong ngày, tôi thường hay chú ý quay 
video, chụp lại những khoảnh khắc ngộ nghĩnh đáng yêu của các con và gửi lên 
nhóm zalo, Fanpage của lớp để bố mẹ trẻ theo dõi và nhận được thật nhiều tình 
cảm và sự quan tâm của phụ huynh chia sẻ bình luận với nhiều tâm trạng và niềm 
hạnh phúc. 
Những câu bình luận như “Hôm nay cô trò làm gì mà vui thế”, “Mẹ Oanh và các 
con xinh thế”, “Các con biết pha nước cam cơ à, về nhớ pha cho mẹ một cốc 
nhé” thực sự làm cho tôi thấy vui và hạnh phúc. 
Tôi luôn phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong công tác giáo dục và chăm sóc 
các con tại nhà: Đưa các video bài giảng về các nội dung bài học trên lớp như làm 
quen với toán, bài thơ, câu chuyện, bài hát, các bài giáo dục thể chất dinh dưỡng 
và sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, giáo dục kĩ năng sống. thật ngắn gọn dễ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_tai.docx