Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Đồng Quế
“Trẻ em hôm nay hạnh phúc, thế giới ngày mai sẽ hạnh phúc”
Đối với trẻ em, để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một môi trường gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong những ngôi trường thân thiện, những lớp học hạnh phúc, nơi các em được học tập, vui chơi, được chia sẻ, được yêu thương, được tin tưởng và tôn trọng. Tuy nhiên, thực tế nền giáo dục hiện nay đang có những câu chuyện không vui, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh ngày càng có nhiều khoảng cách. Vậy, làm thế nào để trẻ thực sự được yêu thương, tôn trọng, được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng cô giáo và các bạn, làm thế nào để với trẻ, mỗi ngày đến trường đều là một ngày vui, đó là một câu hỏi lớn đang đặt ra lúc này.
Mục tiêu của giáo dục toàn diện hiện nay là phấn đấu xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng, để làm được điều đó, chúng ta phải xây dựng trường học, lớp học trở thành một ngôi nhà chung, ở đó mỗi thành viên cần chung tay cùng kiến tạo hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc, ở nơi đó học sinh và giáo viên đều cảm thấy hạnh phúc, đều cảm nhận được niềm vui mỗi khi đến trường, hay hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Với mong muốn thực hiện được mục tiêu đó tại lớp của mình đang phụ trách, tôi đã lựa chọn nghiên cứu và thực hiện đề tài “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi” tại lớp 5 tuổi A3, trường mầm non Đồng Quế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ lớp mẫu giáo 5-6 tuổi trường Mầm non Đồng Quế
hiện được mục tiêu đó, đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình. Qua khảo sát, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: 5.1. Thuận lợi: - Lớp được Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư sơ sở vật chất đầy đủ, an toàn, đảm bảo cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ. - Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công việc, luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. - Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. 5.2. Khó khăn: - Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ khá thụ động, ngại giao tiếp, rụt rè, không tự tin, chưa thực sự thích đi học. - Khả năng gắn kết, hợp tác giữa các thành viên trong lớp còn nhiều hạn chế do trẻ mới đến lớp, chưa quen bạn, quen cô. - Trẻ chưa mạnh dạn thể hiện bản thân, thể hiện cảm xúc hay tình cảm của mình với mọi người, với các sự vật, hiện tượng xung quanh, chưa tích cực tham gia các hoạt động. Để khắc phục những khó khăn trên tôi đã áp dụng một số biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc” cho trẻ tại lớp tôi đang phụ trách như sau: * Biện pháp 1: Xây dựng mô hình “Lời chào thân thương” Lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ. Khi là một đứa trẻ lễ phép, trẻ sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh, khiến trẻ tự tin thể hiện bản thân nhiều hơn. Tôi đã tạo không khí thoải mái, tiếng cười vui vẻ cho trẻ với lời chào thân thương ngay từ cửa lớp. Trẻ tự chọn lời chào theo cảm xúc và được cô giáo đáp lại cùng những nụ cười trìu mến đã tạo cho trẻ lớp tôi một tâm thế thoải mái, hứng khởi để bắt đầu một ngày mới hạnh phúc cùng cô. Trẻ được lựa chọn chào cô bằng một cái bắt tay thân thiết, bột cái ôm ấm áp, hay một cái đập tay hứng khởi, một cái cụng tay như những người bạn đã thân thiết từ lâu nay. Qua “lời chào thân thương” này, cô cũng phần nào biết được trạng thái của trẻ ngày hôm đó để có những ứng xử cho phù hợp. Trẻ chọn một cái ôm, có thể trẻ đang cảm thấy không vui, hãy hỏi han động viên trẻ, trẻ chọn đập tay mạnh mẽ đồng nghĩa với việc trẻ Lớp học hạnh phúc còn là nơi trẻ được tạo cơ hội để thể hiện bản thân và được công nhận giá trị. Tôi tích cực dùng lời khen với trẻ, trẻ rất thích được khen giống như một cách công nhận giá trị những việc làm của trẻ, song phải khen đúng lúc, đúng chỗ. Tôi thường khen trẻ ngay khi trẻ có 1 việc làm, 1 hành vi đúng, tuyên dương trẻ trước các bạn và nói rõ lý do trẻ được khen: “Thái độ của con rất tốt”, “Con đã làm việc cùng các bạn rất hiệu quả”, “Con đã giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ, thực sự tốt” “Ý tưởng của con rất mới mẻ”, “Cô tin tưởng con”..., ngay cả khi trẻ làm chưa thực sự tốt cũng không nên chê bai trẻ, hãy ghi nhận những nỗ lực của trẻ: “Con đã rất cố gắng”, “Mặc dù việc này rất khó nhưng con đã không bỏ cuộc”, “Con đã tiến bộ rất nhiều”. Những lời khen và động viên như thế sẽ là chất xúc tác tạo nên động lực và tâm thế phấn khởi, thoải mái cho trẻ, là nguồn khích lệ tinh thần rất lớn đối với trẻ, giúp trẻ tự tin vào bản thân nhiều hơn. Môi trường lớp học hạnh phúc cũng là nơi trẻ được học cách yêu thương, quan tâm và chia sẻ, giúp trẻ có động lực nhiều hơn trong học tập. Tôi đã sử dụng những câu truyện, bài thơ, bài hát có tính giáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp để giáo dục trẻ, tổ chức cho trẻ các hoạt động tập thể nhằm gắn kết trẻ lại với nhau, gắn kết trẻ với những người xung quanh cuộc sống của trẻ. Ví dụ: Trong chủ đề trường mầm non, qua bài thơ “Tình bạn”, tôi giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với bạn bè. Trong chủ đề gia đình, trẻ được trải nghiệm dán hoa tặng bà, tặng mẹ, tặng cô nhân ngày 20/10, hay qua câu truyện “Ba cô gái”, “Tích Chu”, bài thơ “Làm anh”, “Thương ông” để giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và chăm sóc đối với những người thân trong gia đình của mình. Các hoạt động tham quan các lớp học khác, cùng chăm sóc các em nhỏ lớp nhà trẻ tạo cho trẻ cảm giác trẻ được sống trong một ngôi nhà chung, nơi tất cả mọi người đều yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. * Biện pháp 3: Truyền cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động. Để xây dựng được lớp học hạnh phúc trước hết, giáo viên phải có một tấm lòng yêu thương, một tâm thế thoải mái nhất để khi gần trẻ, trẻ mới cảm nhận được năng lượng tích cực, cảm nhận được sự yêu thương và tôn trọng từ cô. Hay nói cách khác, cô có hạnh phúc thì trò mới có thể hạnh phúc. Vì vậy, tôi luôn không ngừng bồi dưỡng những năng lực cảm xúc tích cực ở cả cô và trẻ, là người truyền cảm hứng cho trẻ để trẻ tự tin phát huy năng lực của mình. - Trước hết, tôi tìm hiểu và nắm vững những đặc điểm về nhận thức cũng như tâm lý của trẻ. Những buổi đầu khi các con mới đến lớp tôi gặp không ít khó khăn vì chưa quen nề nếp của trẻ, trẻ cũng chưa chịu hợp tác với cô. Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ và trò chuyện với trẻ thật nhiều, quan tâm trẻ từ những điều nhỏ nhất, dẫn dắt trẻ bước đầu tin tưởng, gần gũi với cô và có nề nếp tốt hơn. Cứ như vậy qua thời gian đầu năm học tôi đã hiểu hết tính của trẻ. Tôi luôn kiên nhẫn hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình, khi trẻ có được tình yêu thương, sự sẻ chia trong gia đình, thì ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một gia đình hạnh phúc sẽ là cái nôi để nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc. Để thuận lợi cho việc trao đổi thông tin tôi đã thành lập nhóm Zalo của lớp. Nhờ đó tôi có thể thường xuyên đưa các video, hình ảnh hoạt động của các con ở lớp, trao đổi về tình hình về sức khoẻ, thái độ, kỹ năng, nhận thức của trẻ để cha mẹ trẻ nắm bắt được và phối hợp động viên trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp, tự tin tham gia mọi hoạt động, chia sẻ các câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục cao để phụ huynh phối hợp giáo dục con tại nhà. Hình thức trao đổi này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cha mẹ trẻ. Từ đó tạo nên sự tin tưởng, gắn kết của phụ huynh với cô giáo nói riêng và nhà trường nói chung. 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp: - Các điều kiện cần thiết để áp dụng trong sáng kiến: Môi trường vật chất và môi trường xã hội bao gồm: Đồ dùng đồ chơi, thiết bị trong lớp, ngoài trời, các phương tiện công nghệ thông tin, sự yêu thương, tôn trọng, tin tưởng đối với trẻ. 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng biện pháp: 8.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng biện pháp theo ý kiến của tác giả: * Về phía trẻ Bảng kết quả so sánh trước và sau khi thực hiện các biện pháp: Trước khi áp Sau khi áp dụng biện pháp dụng biện pháp Tổng Số Số số lượng lượng STT Tiêu chí trẻ trẻ Tỷ lệ trẻ Tỷ lệ % đạt % đạt 1 Trẻ tự tin, vui vẻ, hạnh 29 14 48,27% 28 96,55% phúc khi tới trường, tới lớp. (Tăng 48,28%) TT áp dụng sáng kiến 1 Lớp 5 tuổi A3 Trường mầm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ non Đồng Quế mầm non 2 Nguyễn Bích Vân Trường mầm Vận dụng các biện pháp đã xây non Đồng Quế dựng để tiến hành áp dụng tại lớp Nguyễn Thị Thúy Nga 5TA3, trường mầm non Đồng Quế (Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ mầm non) Đồng Quế ngày 17 tháng 2 năm 2023 Đồng Quế ngày 15 tháng 2 năm 2023 Tổ trưởng chuyên môn Tác giả giải pháp Nguyễn Bích Vân Đỗ Thị Mai Đồng Quế, ngày 20 tháng 2 năm 2023 Hiệu trưởng Dương Thị Hằng
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_lop.docx