Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Đồng Quế
Hạnh phúc là gì? Mà bao lần ta lúng túng hỏi nhau hoài nghĩ vẫn chưa ra. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nói “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Hạnh phúc là mưu cầu chính đáng của mỗi con người đó là đích đến, là mong muốn là khát khao. Đối với trẻ em, hạnh phúc là được đảm bảo an toàn về thể chất lẫn tinh thần, được yêu thương, chăm sóc, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục tiên tiến. Vậy làm thế nào để các con cảm thấy mình hạnh phúc khi đến lớp, muốn đến lớp với cô? Đó là câu hỏi mà tôi luôn trăn trở! Giáo viên, không chỉ truyền kiến thức sao cho dễ hiểu mà còn đóng vai trò là người chia sẻ yêu thương người ươm mầm ngọn lửa cho mỗi học sinh hướng đến những giá trị tích cực làm cho học trò của mình luôn có cảm giác an toàn, hạnh phúc khi ở trường. Từ những suy nghĩ, trăn trở đó cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc đến sự phát triển toàn diện của trẻ tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24- 36 tháng tuổi” tại chính lớp học của mình, lớp Nhà trẻ A1, trường mầm non Đồng Quế.
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Đồng Quế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Đồng Quế
- Lớp được ban giám hiệu nhà trường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, an toàn đảm bảo cho mọi hoạt động cần thiết của trẻ. - Bản thân tôi luôn nhiệt tình trong công việc, có năng lực chuyên môn, luôn học hỏi trau dồi kiến thức, luôn tích cực tìm tòi, sáng tạo trong công việc. - Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của giáo dục mầm non và luôn liên lạc trao đổi thông tin với giáo viên chủ nhiệm. 5.2. Khó khăn: - Trẻ dễ tổn thương về tâm lý. - Trẻ ỷ lại vào sự bao bọc của cha mẹ. - Khả năng gắn kết, hợp tác giữa các thành viên trong lớp còn nhiều hạn chế do trẻ mới đến lớp, chưa quen bạn, quen cô. Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã áp dụng “Xây dựng lớp học hạnh phúc” cho trẻ tại lớp tôi đang giảng dạy như sau: * Biện pháp 1: Tạo tiếng cười vui vẻ không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ mới đến lớp. Lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ em. Khi là một đứa trẻ lễ phép, trẻ sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh, khiến trẻ tự tin thể hiện bản thân nhiều hơn. Vì trẻ nhà trẻ khi mới đến lớp trẻ còn nũng nịu, mếu máo khi phải rời xa vòng tay của cha mẹ. Với câu hỏi “làm gì để trẻ cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp”? Tôi đưa ra câu trả lời tạo tiếng cười vui vẻ, không khí thoải mái cho trẻ ngay khi trẻ mới đến lớp với màn chào hỏi vô cùng thú vị trước khi vào lớp trẻ sẽ tự mình lựa chọn các hình thức chào hỏi với giáo viên trong menu lựa chọn ở cửa lớp. Với hình bàn tay: Cô giáo sẽ đập tay, bắt tay và quan trọng hơn nữa là cô phải nở nụ cười thật yêu thương để từ đó trẻ không còn cảm giác nặng nề mà cảm thấy cô giáo như người bạn thân thiết với trẻ. Với hình ảnh trái tim yêu thương: Tôi nhẹ nhàng ôm trẻ vào lòng và thì thầm chào mừng con đến với lớp học chỉ cần một cái ôm nhẹ nhàng, một lời thì thầm yêu thương như vậy trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc cả ngày. Với hình ảnh nốt nhạc: Cô và trẻ cũng thể hiện các cảm xúc yêu thương cùng với vũ điệu của cơ thể, lắc lư, nhún nhảy, tùy theo cảm hứng của trẻ mà cô có thể miệng, giữ vệ sinh đôi bàn tay, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp, thủy đậu, đau mắt. Điều kiện cần là an toàn về môi trường vật chất, nhưng điều kiện đủ lại là một môi trường an toàn về tinh thần. Sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn tổn thương về thể xác và có thể ảm ảnh hết cả cuộc đời trẻ. An toàn về tinh thần là sự gần gũi, yêu thương của cô dành cho trẻ thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong các hoạt động của trẻ, đó là những câu hỏi han, quan tâm nhẹ nhàng, cũng có khi chỉ dành cho trẻ những ánh nhìn khi trẻ vui đùa với bạn, một cái ôm khi trẻ bỗng chợt nhớ nhà, một cử chỉ vuốt tóc vỗ về nhẹ nhàng khi trẻ lẻ loi cũng đã làm cho các con cảm thấy ấm áp, yêu thương hơn và nở những nụ cười hạnh phúc. Tôi tích cực dùng lời khen với trẻ, trẻ rất thích được khen giống như một cách công nhận giá trị những việc làm của trẻ, song phải khen đúng lúc, đúng chỗ. Tôi thường khen trẻ ngay khi trẻ có 1 việc làm, 1 hành vi đúng, tuyên dương trẻ trước các bạn và nói rõ lý do trẻ được khen: “Hôm nay con rất ngoan”, “ Con đã làm rất tốt”. Hay giúp trẻ nói lên suy nghĩ của mình “ Con cần gì”, “Cô con mình cùng nhau thực hiện nhé”. Cô với trẻ như những người bạn để trẻ gần gũi hơn với cô, cô như người mẹ hiền đối với trẻ, không chê bai hay chỉ trích trẻ để trẻ yên tâm, tin tưởng và ngoan khi đến lớp. Trẻ đến trường với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc. * Biện pháp 3: Tạo cảm hứng cho trẻ thông qua các hoạt động Hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ 24-36 tháng tuổi và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ phát triển tư duy và hành động. Sự kết hợp giữa chơi và học giúp trẻ tiếp thu bài học nhanh hơn và hứng thú hơn thông qua một số hoạt động sau: Hoạt động chơi - tập đây là phương pháp giúp trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan. Vì vậy tôi thường xuyên cho trẻ khám phá đồ dùng đồ chơi thông qua các hoạt động trẻ được cầm nắm, xếp chồng sâu vào nhau. Khi trẻ thao tác chơi với đồ vật tôi luôn chú ý đến khả năng của trẻ, hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ quan sát để trẻ bắt chước làm theo. Đồng thời tôi luôn quan sát trẻ hoạt động và giúp đỡ trẻ khi cần thiết, nhận xét, đánh giá sản phẩm của trẻ dựa trên tinh thần động viên khích lệ tạo động lực cho trẻ trong các hoạt động tiếp theo. Ở hoạt động chơi tập tự chọn, với vai chơi giàu cảm xúc như: trò chơi mẹ con, nấu ăn, bác sĩtrẻ được trải nghiệm giống như người lớn tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có thể nhập vai, xử lí tình huống cho trẻ không bắt ép trẻ chơi theo ý của mình mà trẻ được lựa chọn góc chơi, vai chơi, bạn chơi từ đó mà trẻ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc hơn. xung quanh. Như tổ chức các trò chơi dân gian, ngày lễ hội, tết trung thu, giáng sinh, tết nguyên đán.... Qua các hoạt động trẻ không chỉ được tiếp thu kiến thức, mà còn được vui chơi, học bằng chơi, chơi mà học, tự do thể hiện tư duy, năng lực cá nhân và kĩ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lí lứa tuổi của mình. * Biện pháp 4: Gắn kết chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. Hành trình xây dựng lớp học hạnh phúc của tôi không thể thiếu sự phối hợp chung tay của cha mẹ trẻ. Sự trưởng thành của trẻ là sự kết hợp hoàn hảo giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường. Sự gắn kết này giúp cho giáo viên và cha mẹ định hướng cho trẻ, giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã nêu rõ nội dung trọng tâm của lớp trong năm học này là chủ đề “Xây dựng lớp học hạnh phúc”. Tôi đã gửi đến các bậc cha mẹ học sinh một thông điệp rằng, hãy tạo nên bầu không khí vui vẻ, hạnh phúc trong chính ngôi nhà của mình, khi trẻ có được tình yêu thương, sự sẻ chia trong gia đình, thì ra ngoài xã hội trẻ cũng sẽ học được cách yêu thương những người xung quanh, biết quan tâm và chia sẻ. Một gia đình hạnh phúc sẽ là cái nôi để nuôi dưỡng những đứa trẻ hạnh phúc. Để thuận lợi cho việc trao đổi thông tin tôi đã thành lập nhóm Zalo của lớp. Nhờ đó tôi có thể thường xuyên đưa các video, hình ảnh hoạt động của các con ở lớp để phụ huynh biết được tình hình sức khoẻ, thái độ, kỹ năng, nhận thức của trẻ để cha mẹ trẻ nắm bắt được và phối hợp động viên trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp, tự tin tham gia mọi hoạt động, chia sẻ các câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục cao để phụ huynh phối hợp giáo dục con tại nhà. Ngoài ra mỗi hoạt động khi chúng tôi tổ chức cho trẻ như: Khai giảng, tết trung thu, tết nguyên đán, các hội thi hay tiết họctôi luôn mời phụ huynh đến trải nghiệm với trẻ. Sau một thời gian, phụ huynh đã thấy được hiệu quả thực của vệc xây dựng lớp học hạnh phúc và việc ứng dụng các phương pháp tiên tiến từ đó cùng phối hợp tốt với cô giáo trong cách tiếp cận và thực hiện. Trong mỗi bước trưởng thành của trẻ, trong mỗi thành công của lớp đều chứa đựng tình yêu thương, sự quan tâm chia sẻ của tất cả các bậc phụ huynh. - Về khả năng áp dụng của biện pháp: Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện biện pháp, tôi đã xây dựng được lớp học hạnh phúc cho trẻ thông qua tất cả các hoạt động phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Môi trường được trang trí đẹp mắt, hấp dẫn, có nhiều đồ chơi, nguyên vật liệu mở, sáng tạo, linh hoạt, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực tham gia trải nghiệm. Tôi nhận thấy rằng, các nội dung biện pháp trong đề tài không chỉ phù hợp với trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi tại trường tôi công tác, mà còn có thể áp dụng - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động ngoan ngoãn, gần gũi hòa đồng với cô giáo, trẻ mạnh dạn tự tin thích đi học và đi học đều. * Về phía bản thân tôi: - Bản thân tôi rút ra được rất nhiều kinh nghiệm và bước đầu tôi đã thành công xây dựng được lớp học hạnh phúc, tạo được môi trường yêu thương, gần gũi cho trẻ. - Tôi có động lực hơn, hứng thú hơn trong công việc, hạnh phúc hơn mỗi ngày đến trường. * Về phía phụ huynh: - Các bậc phụ huynh ngày càng tin tưởng gửi con em mình đến trường, lớp đều đặn hơn, nhiều phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho lớp. - Các bậc phụ huynh phối hợp chặt chẽ với nhà trường tạo môi trường yêu thương cho trẻ tại nhà. * Sau khi áp dụng việc xây dựng lớp học hạnh phúc tôi rút ra một số bài học cho bản thân mình. - Giáo viên phải luôn là người hạnh phúc, truyền lửa hạnh phúc đến mọi người xung quanh, mẫu mực trong mọi hành động và lời nói. Luôn dành tình cảm yêu thương đến trẻ, giáo dục trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Quan tâm đến những trẻ chậm, trẻ cá biệt, tạo cơ hội để trẻ làm những việc phù hợp với khả năng của trẻ. - Cần thường xuyên nghiên cứu tài liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Thường xuyên phối hợp với phụ huynh về những gì trẻ làm được và chưa làm được để có biện pháp giáo dục trẻ tốt nhất. Như vậy, kết quả thực nghiệm của tôi đã thành công và tạo được thêm cảm hứng cho tôi thiết kế thêm nhiều các phương pháp mới nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy. 8.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_24.docx