Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái và tiến bộ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui của mỗi học sinh
Công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đòi hỏi giáo viên vừa phải là một nhà quản lý giáo dục, vừa là một nhà giáo định hướng phát triển những nhân cách tốt đẹp, giáo dục kiến thức, đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt công tác phối kết hợp nhà trường, giáo viên bộ môn, đoàn thể trong nhà trường và cha mẹ học sinh để quản lý, giáo dục và uốn nắn các em. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm còn là một người bạn gần gũi với học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh và tâm tư nguyện vọng của các em, kịp thời giúp đỡ các em tháo gỡ những khó khăn và xử lý các tình huống trong học tập cũng như các mối quan hệ bạn bè của các em. Trong một tập thể học sinh lớp chủ nhiệm, bên cạnh những em học sinh ngoan sẽ có những em cá tính hoặc có nhiều biểu hiện chưa ngoan, thường xuyên vi phạm nội quy về học tập cũng như chấp hành chưa nghiêm túc nề nếp, tác phong làm giáo viên chủ nhiệm tăng thêm nhiều phần vất vả trong công việc của mình.
Khi tôi bắt đầu nhận được phân công chủ nhiệm là lớp 9a2 hiện nay, trong lớp có 36 học sinh với 36 tính cách và hoàn cảnh khác nhau. Trong lớp có rất nhiều em có cá tính và hoàn cảnh đặc biệt. Nhiều em học sinh có lực học chưa tốt do các em lười trong học tập, thường xuyên không làm bài, không soạn bài, không có ý chí phấn đấu. Một vài em học sinh vi phạm nội quy thường xuyên như thường xuyên gây gỗ với bạn, thái độ ương bướng, nói chuyện nhiều, có thái độ chưa tốt với thầy cô. Nhiều học sinh có thái độ thờ ơ với phong trào thi đua chung của lớp, với hoàn cảnh khó khăn của bạn học và chưa thể hiện lòng thân ái trong cách ứng xử, giao tiếp với bạn bè. Thậm chí các em có sự phân chia bè phái, chia nhóm bạn chơi theo sở thích và một số em khép mình riêng rẽ không hòa nhập.
Từ thực trạng đó, tôi băn khoăn suy nghĩ làm cách nào để khắc phục được những vấn đề nêu trên của lớp chủ nhiệm? Làm thế nào để các em học sinh luôn đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau? Hơn thế giáo viên chủ nhiệm giúp các em cảm nhận được niềm vui và niềm hạnh phúc mỗi khi đến trường. Để đạt được điều đó thì người giáo viên cần quan tâm sâu sát đến đối tượng học sinh của mình, tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh, chia sẻ tâm tư tình cảm với các em. Làm tốt công tác phối kết hợp với gia đình học sinh, giáo viên bộ môn và các ban ngành đoàn thể trong nhà trường để quản lý và giáo dục các em đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm còn cần phải có sự tâm huyết và sáng tạo, tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, lôi cuốn các em tham gia. Tạo sự gắn bó và đoàn kết trong tập thể lớp. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái và tiến bộ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui của mỗi học sinh
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái và tiến bộ để mỗi ngày đến trường là một ngày vui của mỗi học sinh
theo hướng bị động. Mỗi học sinh sẽ chỉ nhận ra sai phạm của mình dưới sự theo dõi của người khác mà không tự đánh giá được bản thân, không nhận ra được nguyên nhân, và đề ra hướng khắc phục. Đôi khi còn có tình trạng hằn học, bực tức khi bạn mình báo cáo về lỗi lầm của mình, tỏ ra ương bướng mà không tự nhìn nhận khuyết điểm của bản thân. Để giúp đội ngũ ban cán sự lớp thuận tiện trong quá trình theo dõi và nhắc nhở các bạn thực hiện tốt nề nếp và nội quy, giúp mỗi học sinh tự nhìn nhận và đánh giá lại bản thân một cách cụ thể nhất, thấy được rõ ràng ưu điểm và hạn chế, tự xây dựng cho bản thân kế hoạch để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để tạo đà tiến bộ hơn. Thông qua bản tự đánh giá, học sinh còn có những ý kiến và đề xuất với Ban cán sự lớp, GVCN, với những ý kiến hợp lý sẽ là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm thay đổi phương pháp quản lý hiệu quả hơn. Hiểu được tâm tư và nguyện vọng của các em. Tôi hướng dẫn cho mỗi cá nhân học sinh bản tự theo dõi đánh giá cá nhân trong tuần để tự bản thân học sinh đánh giá lại mình sau mỗi tuần học và nộp cho tổ trưởng tổng hợp như sau: BẢN TỰ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN TRONG TUẦN 1. Họ và tên:.....................................................Lớp: ................. 2. Những mặt đã làm tốt: + Chấp hành nội quy:.............................................................................................. + Số lần phát biểu xây dựng bài.............................................................................. + Chuẩn bị bài tốt các môn: .................................................................................... + Điểm tốt trong tuần:............................................................................................. + Được Thầy Cô khen ngợi: ................................................................................... + Việc làm tốt trong tuần: ....................................................................................... + Công tác chống dịch: ........................................................................................... + Chấp hành giao thông:......................................................................................... + Tham gia phong trào:........................................................................................... 3. Những điều em chưa làm tốt: 4. Đề ra kế hoạch của bản thân để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế bản thân trong tuần sau: Quy định của lớp: - Mỗi tuần 1 bạn sẽ được: + xếp loại A với thành viên có điểm trừ không vượt quá 2 điểm + xếp loại B với thành viên có điểm trừ vượt > 2-10đ + Xếp loại C với thành viên có điểm trừ vượt > 10 điểm - Mỗi tháng: + Xếp loại hạnh kiểm tốt khi có số 3/4 tuần trong tháng xếp loại A + Xếp loại hạnh kiểm khá khi có số 2/4 tuần trong tháng xếp loại A + Xếp loại hạnh kiểm trung bình khi không đạt 2 mức trên. - Mỗi tuần mỗi tổ sẽ căn cứ vào bảng điểm cộng và trừ, xếp hạng cho từng thành viên của Tổ. Lớp sẽ tuyên dương và trao thưởng cho 2 bạn có thành tích tốt nhất. (Xếp hạng 1, 2) Như vậy, rất dễ dàng cho các tổ trưởng đánh giá và theo dõi thành viên của tổ, giúp các em tổng hợp và báo cáo nhanh gọn, tìm ra được các bạn xuất sắc nhất một cách chính xác nhất, tránh trường hợp làm theo cảm tính và đánh giá chung chung. Việc xây dựng bản tự đánh giá còn giúp học sinh có dịp tự nhìn nhận lại bản thân, trở thành một thói quen sau mỗi tuần học, giúp tác động từ từ và lâu dài đến suy nghĩ và nhận thức của học sinh, đặc biệt nhất là các học sinh hay vi phạm nội quy, chưa có ý thức học tập và rèn luyện tốt. 2.2. Tổ chức sinh nhật cho học trò: Cuộc đời mỗi con người đều có một ngày ý nghĩa nhất, ngày chúng ta được sinh ra. Và mỗi năm như thế, ai cũng muốn được mọi người hoặc ít nhất những người thân yêu nhớ đến ngày sinh nhật của mình. Một lời chúc, một món quà nhỏ xinh cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Học trò cũng thế. Điều ấy lại cực kỳ đặc biệt với một số em có hoàn cảnh khó khăn (nhiều em chưa bao giờ biết đến ngày sinh nhật). Là một giáo viên chủ nhiệm tận tâm, chúng ta không thể bỏ qua điều này, nó có ý nghĩa vô cùng to lớn với mỗi em học sinh, có tác động đến tâm tư tình cảm của các em vô cùng lớn. Đôi khi, vì bận rộn công việc, hay vì nghĩ nó không quan trọng, tôi chắc rằng nhiều thầy cô chủ nhiệm đã chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. - Một số lý do thường được nghĩ đến để bỏ qua: + Sĩ số lớp đông + Kinh phí + Bày biện mất thời gian, dơ bẩn lớp học. + Nhớ làm sao hết ngày sinh học trò. Tuy nhiên hiện nay, dưới sự phát triển của đời sống xã hội, một số phụ huynh cũng đã quan tâm đến ngày sinh của con cái, tổ chức ở gia đình, thậm chí còn cho con tiền để tổ chức với bạn bè, hoặc tự bản thân học sinh tổ chức mời bạn bè đến quán xá để làm sinh nhật. Trong trường hợp các buổi tiệc sinh nhật các em tự làm, tự mời nhau không có sự giám sát của phụ huynh, không được phụ huynh đưa đón thì rất nhiều vấn đề có thể xảy ra như : việc đảm bảo an toàn giao thông, việc tụ tập sẽ gây ra nhiều vấn đề phức tạp như có thể theo một số trào lưu uống bia rượu, hút thuốc lá điện tử, thời gian đi về tối khuya ảnh hưởng đến an toàn mỗi cá nhân. Chúc mừng sinh nhật! Lê ^^^mưn^ỉnr^nậ^^^ Ngọc Anh 04/10/2020 Minh Trường16/2/2021 K£úe 'ty. Hình ảnh Powpoint chúc mừng sinh nhật Em Ngọc Anh và Minh Trường lớp 9a2 - Chuẩn bị bánh kem, thường 2 cái cho lớp đủ ăn, dĩa ăn nhỏ (Trích từ quỹ lớp) ( Tùy vào điều kiện thực tế có thể chỉ chuẩn bị bánh kẹo ít kinh phí hơn ) Bánh kem sinh nhật Tháng 11 và 12 Bánh kem sinh nhật Tháng 1,2,3 và sinh nhật Đoàn - Tổ chức vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm: + Chọn học sinh vẽ đẹp vẽ trang trí bảng cho thêm sinh động. Hình ảnh hạnh phúc của các em trong ngày được tổ chức sinh nhật tháng 1,2,3 em phát huy tốt các ưu điểm của mình. Chưa học tốt môn tự nhiên nhưng có thể siêng năng hơn ở môn xã hội, cần đọc thêm sách và tự học theo phương châm “Có công mài sắt, có ngày nên kim”, không được ép buộc ngày một ngày hai học sinh phải tiến bộ. Cần sâu sát để phát hiện những năng lực vốn có của các em như: hội họa, ca hát, thích nghiên cứu về điện, thích sưu tầm ... tất cả những sở thích trên khi được phát huy đúng lúc sẽ tạo nên điểm nhấn và giúp các em tự tin hơn. Các em loại bỏ được suy nghĩ rằng mình học yếu, không làm được gì dẫn đến chán nản bỏ học. Tôi rất thường hay động viên các em thể hiện năng khiếu bằng cách tổ chức nhiều cuộc thi nhỏ ở lớp hoặc tham gia các cuộc thi do liên đội phát động như : Thi vẽ tranh, kể chuyện, thi văn nghệ, làm báo tường.. ..Sau những cuộc thi ấy, các em sẽ trở nên tự tin hơn và biết cố gắng phấn đấu hơn trong học tập. Ví dụ: Phương Thảo là một học sinh rất nhút nhát, em có giọng đọc hay nhưng không bao giờ dám bước lên sân khấu, em ngại phát biểu và thụ động trong giờ học, ngại tham gia các phong trào lớp. Sau thời gian động viên và khuyến khích em phát huy ưu điểm của mình, em đã học tốt hơn, phát biểu nhiều hơn, tham gia thi kể chuyện cùng với phần minh họa của lớp và đạt giải Nhất cuộc thi kể chuyện do nhà trường tổ chức Bên cạnh đó, rất nhiều em phát huy được hết năng khiếu như vẽ tranh, sắp mâm ngũ [uả tạo kết quả cao trong các cuộc thi của lớp. em đã cùng nhau tham gia những hoạt động chung của lớp tăng tính đoàn kết và thân thiện 2.4. Tổ chức sáng tạo tiết sinh hoạt lớp Tiết sinh hoạt lớp cần thay đổi: phong phú về nội dung và cách thức nhằm tạo ra hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thường sau phần báo cáo (như phương án báo cáo nhanh gọn, đầy đủ được nêu ở phần trên), phần đánh giá nhận xét, khen thưởng và uốn nắn của giáo viên, phần đề ra kế hoạch. Giáo viên cần sáng tạo tổ chức thêm nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm tăng hiệu quả giáo dục cho các em, tăng tính đoàn kết và gắn bó. * Tổ chức những trò chơi tạo không khí vui vẻ, hào hứng trong tiết sinh hoạt: Thông qua các trò chơi, các tình huống để giúp học trò rút ra những kĩ năng cần thiết như trò chơi chuyền bóng, nhìn hình đoán chữ, chuyền quả chanh, hộp thư bí ẩn, thi hát với nhau...Thời gian tổ chức giáo viên sẽ linh động hợp lý với tình hình của lớp, không trùng với những tiết đã có quá nhiều hoạt động như Tổ chức sinh nhật hay trãi nghiệm sáng tạo... - Ví dụ về 1 trò chơi tăng kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo và cẩn thận cho học sinh là trò chơi chuyền bóng . + Thể lệ trò chơi như sau: - Các tổ sẽ đứng thành 1 hàng dọc, người đứng đầu sẽ lấy bóng từ rổ ở đầu hàng và chuyền cho người kế tiếp, đến người cuối cùng sẽ bỏ bóng vào rổ ở cuối hàng. Khi người cuối bỏ xong, người đầu mới được lấy quả khác. Chú ý, không được quay đầu, quay người. - Sau thời gian 60 giây, tổ nào chuyền được nhiều bóng nhất sẽ chiến thắng. - Lưu ý: khi bóng rơi không được tính. Và người đầu hàng sẽ tiếp tục lấy quả bóng khác. - Lượt 1 gồm tổ 1 và tổ 2 , Lượt chơi thứ 2 là tổ 3 và tổ 4 + Bóng được giáo viên chủ nhiệm mượn từ trường Mẫu giáo sau đó trả lại. + Bao và rổ học sinh chuẩn bị. + Sau khi kết thúc người giám sát sẽ đếm số bóng của 2 đội và tặng phần thưởng 1,2,3,4 cho các đội (Hình thức và giá trị phần thưởng phù hợp với phần giải của mỗi đội, chủ yếu là kẹo để học sinh cả đội chia nhau ) * Giáo dục trải nghiệm trong tiết sinh hoạt Tiết sinh hoạt lớp, nên tổ chức thêm cho học sinh nhiều hoạt động trải nghiệm nhỏ để học sinh có cơ hội tự tay tạo ra nhiều sản phẩm có ích trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... Tiết sinh hoạt lồng ghép hoạt động trải nghiệm, được tổ chức phù hợp với chủ điểm của từng tháng hoặc từng giai đoạn STT THÁNG NỘI DUNG 1 9,10,11 Làm lồng đèn trung thu, thi bày mâm ngũ quả, làm báo tường . 2 1,2 Tự làm cây đào, cây mai trang trí ngày tết từ cành cây khô và hoa giấy được học sinh cắt dán. 3 3 Làm hoa múa phục vụ các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày Thành lập Đoàn từ các vật liệu tái sử dụng. Làm hộp đựng bút viết từ chai lọ, hộp sữa đã qua sử dụng Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm tháng 3 Trải nghiệm cắt dán hoa phục vụ cho các buổi diễn văn nghệ từ những nguyên liệu tái sử dụng và giấy xốp.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_doan_ket_than_ai_va_t.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng lớp học đoàn kết, thân ái và tiến bộ để mỗi ngày đến trường là một ng.pdf