Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc

Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục học sinh ở lứa tuổi Tiểu học sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông. Để làm được điều đó, mỗi giáo viên được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp phải nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng mỗi lớp học là một ngôi nhà hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại hứng thú học tập - vui chơi cho học sinh, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh.

Tiểu học là bậc học nền tảng, là nền móng cho hệ thống giáo dục, là cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh sau này. Trong quá trình giáo dục, người giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Vì thế công tác chủ nhiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng ở bậc Tiểu học, đặc biệt là ở lớp 5; giúp các em trong việc rèn luyện ý thức đạo đức, xây dựng nhân cách cho các em, để các em có hứng thú, tập trung vào học và tiếp thu bài có hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, muốn tạo cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nếu ngay từ lớp 1 được rèn nề nếp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nề nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này - những con người có trình độ văn hóa, khoa học, nhanh nhẹn, nhạy bén đáp ứng với sự phát triển của xã hội, của khoa học tiên tiến trong thế kỷ 21. Để làm được điều này, mỗi giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng cho lớp học của mình là lớp học hạnh phúc.

Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một lớp học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.

docx 39 trang giangvu 29/05/2024 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc
 MỤC LỤC
STT NỘI DUNG TRANG
 I ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN. 1
 II MÔ TẢ GIẢI PHÁP: 2
 1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 2
 2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến 3
 2.1 Giải pháp 1. Điều tra cơ bản 3
 2.2 Giải pháp 2. Xây dựng nề nếp học tập và lớp tự quản 4
 2.3 Giải pháp 3. Xây dựng lớp học hạnh phúc, môi trường học tập 10
 an toàn. 
 2.4 Giải pháp 4. Tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các 13
 hoạt động học tập một cách hiệu quả.
 2.5 Giải pháp 5. Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi 16
 vui tươi lành mạnh.
 2.6 Giải pháp 6. Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các quy định 17
 của lớp, của trường.
 2.7 Giải pháp 7. Kết hợp tốt giữa nhà trường - gia đình và xã hội 17
 3 Những điểm mới của sáng kiến 20
 4 Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp 20
 III HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: 21
 1 Hiệu quả về mặt kinh tế 21
 2 Hiệu quả về mặt xã hội 21
 3 Khả năng áp dụng và nhân rộng 25
 IV Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 25
 đó học sinh sẽ cảm thấy hạnh phúc, học sinh hạnh phúc thì giáo viên cũng 
hạnh phúc, lớp học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
 Mỗi giáo viên đã và đang nỗ lực đổi mới phương pháp giáo dục học sinh, 
nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm của bản thân, giúp cho học sinh được học 
tập ở môi trường giáo dục tốt nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài 
“Nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm, xây dựng lớp học hạnh phúc” để 
nghiên cứu và thực nghiệm tại trường Tiểu học Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh 
Nam Định.
 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 
 Năm học 2022-2023, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5. 
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thấy có một số ưu điểm và tồn tại sau:
 1.1. Thuận lợi:
 Được sự quan tâm phối hợp tốt của các đoàn thể trong nhà trường, hội cha 
mẹ học sinh. Đa số phụ huynh học sinh quan tâm đến việc giáo dục con cái. Hầu 
hết giáo viên chủ nhiệm khi nhận lớp đều rất tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và xây 
dựng cho học sinh nề nếp, ý thức học tập. Bản thân mỗi giáo viên đã ý thức sâu 
sắc tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp học hạnh phúc. 
 Nhiều lớp, học sinh ngoan ngoãn, biết kính trọng, lễ phép với thầy cô giáo, 
người lớn tuổi, tích cực tham gia các hoạt động.
 1.2. Khó khăn:
 Thực tế vẫn còn giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng nề nếp 
cho học sinh. Có giáo viên còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương 
pháp giáo dục chưa linh hoạt nên nề nếp của lớp chưa tốt, các em còn mải chơi, 
chưa tự giác trong các hoạt động. Hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của một số 
giáo viên chưa cao. 
 Trong lớp vẫn có học sinh chưa ngoan, chưa biết nghe lời, làm ảnh hưởng 
đến hoạt động chung của cả lớp. Học sinh lớp 5 còn nhỏ nên nhiều em hay bắt 
chước một cách chưa có ý thức. Hành vi đạo đức của các em được thu nhận và 
hình thành từ nhiều phía như gia đình, nhà trường, xã hội. Các em lại chưa biết 
phân biệt để lựa chọn hành vi đạo đức phù hợp cho mình. Chính vì vậy, ở lớp vẫn 
còn một số em có những biểu hiện như: Còn nói chuyện trong giờ học; Có thái 
độ chưa đúng mực với người lớn, thầy cô và bạn bè; chưa tự giác, chưa tích cực 
tham gia vào các hoạt động. Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, 
qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
 Sau đó, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa vào sổ kế hoạch 
công tác chủ nhiệm, cụ thể: 
 + Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn.
 + Học sinh khuyết tật.
 + Học sinh các biệt về đạo đức.
 + Học sinh yếu.
 + Học sinh có những năng lực đặc biệt.
 (phụ lục 2)
 Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và 
mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có 
những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
 Qua điều tra, tôi nắm bắt được: Các em học cùng lớp nhưng lại sống ở các 
địa bàn dân cư khác nhau. Trong số 35 em thì 23 em có bố mẹ là công nhân, bố 
mẹ bận đi làm nên các em ít được quan tâm. Thời gian đầu năm học, lớp có em 
Trọng Nguyên, Phước, Tiến,... rất hiếu động, lười học hay nghỉ học và đi học 
muộn, thiếu và quên đồ dùng học tập ở nhà; Em Trần Trọng Nguyên tiếp thu bài 
chậm vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ, bài cô giao không hoàn thành, đồ dùng học 
tập thiếu thốn,... bố, mẹ đi làm ăn xa, ở với ông bà ngoại. Lớp có 35 học sinh thì 
có 2 học sinh thuộc diện gia đình khó khăn.
 Chính vì những lí do đó dẫn đến chất lượng giảng dạy của cô bị ảnh hưởng 
và kết quả học tập của một số em chưa cao, nền nếp chưa tốt.
 2.2. Giải pháp 2. Xây dựng nề nếp học tập và lớp tự quản 
 2.2.1. Xây dựng lớp có nền nếp học tập tốt:
 Để xây dựng lớp có nề nếp học tập tốt tôi đã thực hiện những việc sau đây:
 a. Sắp xếp chỗ ngồi
 Dựa vào kết quả tìm hiểu đặc điểm của từng học sinh đã nêu trên tôi tiến 
hành phân loại học sinh. Từ đó có cách sắp xếp chỗ ngồi một cách hợp lí (ưu tiên 
những em học sinh cá biệt và những em có tầm vóc nhỏ bé). Xếp chỗ ngồi xong Ngay từ đầu năm học, tôi đã lưu ý xây dựng đội ngũ Ban cán sự cho lớp, lựa 
chọn các em học sinh có thể đạt các yêu cầu sau: nhận thức nhanh; nhanh nhẹn, hoạt 
bát; mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được giao.
 Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập 
thể nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa ban cán sự của lớp.
 Bước 2: Huấn luyện học sinh
 - Huấn luyện cách làm việc cho từng học sinh.
 - Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh. 
 Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp.
 Sau khi lựa chọn được Ban cán sự lớp, tôi phân công nhiệm vụ cụ thể cho 
từng em như sau:
 Lớp trưởng: phụ trách chung mọi hoạt động của lớp. Theo dõi sĩ số lớp, 
nhắc nhở các bạn xếp hàng ra vào lớp đúng quy định. Vào đầu giờ mỗi ngày, lớp 
trưởng yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; 
hoặc ôn lại các bảng nhân, bảng chia,...
 Lớp phó học tập: Theo dõi các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập 
nghiêm túc. Kiểm tra việc chuẩn bị bài của các tổ và báo cáo lại cho cô giáo vào 15 
phút truy bài; làm cơ sở tổng kết thi đua cuối tuần.
 Lớp phó lao động: Nhắc nhở các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực 
tuần, hàng ngày; theo dõi các bạn tưới cây trong lớp, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của 
lớp. Kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp tổ chức. Bên cạnh đó, 
phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
 Lớp phó phụ trách văn nghệ: Bắt giọng lớp hát tập thể đầu giờ học hoặc những 
lúc chuyển tiết.
 Tổ trưởng, tổ phó: Kiểm tra và nhắc nhở thành viên của tổ sắp xếp đồ dùng 
học tập ngay ngắn, truy bài đầu giờ, theo dõi các bạn trong tổ thái độ học tập, phát 
biểu xây dựng bài, tiến bộ trong học tập... 
 Các bàn trưởng, tổ trưởng cùng tương trợ giúp nhau làm tốt nhiệm vụ theo 
dõi, nhắc nhở mọi thành viên trong bàn, trong tổ qua sổ theo dõi hàng ngày, 
hàng tuần.
 Chính vì vậy để các em thuận lợi hơn trong việc theo dõi các hoạt động của 
các bạn trong lớp, tôi đã thay tên học sinh bằng các số thứ tự. gặp các thầy, cô giáo thì biết chào hỏi.. Nhờ có sự nhắc nhở thường xuyên, các 
em đã biết chào hỏi, thưa gửi lễ phép.
 Cô giáo chính là người mẹ thứ hai của các em khi ở trường. Ngoài việc 
dạy kiến thức cho học sinh, chúng ta còn quan tâm đế giáo dục dạo đức, tác phong, 
sức khỏe của học sinh. Hằng ngày, tôi kết hợp với nhân viên y tế hướng dẫn cách 
giữ gìn sức khỏe (ăn uống đủ chất, mặc trang phục đúng thời tiết, giữ vệ sinh cá 
nhân, trường lớp, nơi ở sạch sẽ,...) Ngoài ra tôi còn hướng dẫn phụ huynh, học 
sinh cách phòng chống các dịch bệnh: bệnh thủy đậu, sởi, dịch bệnh Covid-19.
 Tôi thấy rằng: để dạy một tiết học đủ thời gian từ 35 - 40 phút có chất lượng 
và đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải rèn cho các em vào nề nếp 
học tập ngay từ đầu năm học, đặc biệt là nền nếp giữ gìn sách vở, đồ dùng học 
tập. Ông cha ta thường nói: “Nét chữ nết người”. Đúng vậy, khi người ta nhìn 
vào nét chữ thì đánh giá được con người. Nếu nét chữ đẹp thì con người đó có 
tính cẩn thận và ngược lại nét chữ xấu thì con người đó luôn cẩu thả. Thông 
thường một học sinh giỏi, ngoan bao giờ sách vở đồ dùng học tập cũng đầy đủ, 
ngăn nắp, sách vở được giữ gìn cẩn thận, không quăn mép, quyển vở ngay ngắn, 
sạch đẹp... Song, bên cạnh đó còn có em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ 
gìn sách vở đồ dùng học tập. Nhiều em quyển sách còn chưa được bọc cẩn thận 
dẫn đến rách bìa, bong trang, quyển vở quăn mépĐồ dùng học tập tuy có nhưng 
vì chưa cẩn thận nên hay hỏng hoặc mấtNhư vậy việc giữ gìn sách vở đồ dùng 
học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học và nề nếp học tập. Rèn nếp giữ gìn 
sách vở và đồ dùng học tập cũng là một trong những việc quan trọng trong việc 
dạy dỗ các em. Ngay trong từng tiết học, nề nếp học tập cũng ảnh hưởng tới việc 
giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, cụ thể là học sinh cần có đầy đủ sách vở đồ dùng 
học tập của từng môn, thực hiện giờ nào việc nấy theo hướng dẫn của giáo viên, 
có nếp khi sử dụng sách vở, cách giơ tay phát biểu, cách đặt tay khi viết để sách 
vở không bị quăn mép
 Như vậy, học sinh có giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập tốt thì mới luôn 
có đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập phục vụ cho tiết học. Ngược lại nề nếp học 
tập trong mỗi tiết học cũng giúp học sinh có ý thức và thói quen trong việc giữ 
gìn sách vở và đồ dùng học tập.
 Thực tế là học sinh lớp 5 chưa có tính tự lập trong học tập. Việc đi học và 
chuẩn bị đồ dùng học tập có em còn phụ thuộc vào bố mẹ. Có phụ huynh không 
quan tâm thì: sách vở và đồ dùng học tập của các em luôn thiếu. Như vậy vậy sẽ 
ảnh hưởng tới chất lượng học tập trên lớp, kết quả kém, đồng thời làm nề nếp 
không khí học tập của lớp cũng lộn xộn Từ cơ sở thực tế và những vấn đề cần 
thiết đã nêu để xây dựng cho học sinh lớp 5 có được nề nếp học tập tốt, tôi nhận 
thấy rằng giáo viên phải kiên trì và thường xuyên uốn nắn, hướng dẫn các em 
thực hiện đúng các nền nếp trong học tập. Thường xuyên tổ chức cho học sinh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_chu_nhiem_x.docx