Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc

Với thời buổi công nghệ thông tin hiện đại, chỉ với một chiếc điện thoại nhỏ bằng bàn tay nhưng chúng ta có thể theo dõi được những tin tức xảy ra hàng ngày, hàng giờ xung quanh mình. Và cụm từ “Trẻ em bị bạo hành, trẻ em bị xâm hại” chắc hẳn không phải là điều xa lạ gì với chúng ta. Đây là một thực trạng này đang diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng hơn. Đã có những câu chuyện xảy ra rất đau lòng, chúng ta đã từng nghe câu chuyện một bé gái bị trêu trọc khi đi thang máy của chung cư chính nơi mình ở hay câu chuyện đau lòng gần đây nhất được các trang thông tin đưa lên đó chính là câu chuyện một em bé 8 tuổi đã bị mẹ kế bạo hành đánh đập dẫn đến tử vong. Những sự việc đó hậu quả để lại rất nặng nề cho các bé, nhẹ thì tổn thương tâm lý mà nặng thì dẫn đến tử vong. Điều đó khiến cho người thân các bé và cả cộng động xã hội cảm thấy rất bất bình.
doc 23 trang giangvu 08/05/2024 1850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc
 em còn chưa kịp thời, mô hình trợ giúp thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, vấn đề 
trẻ em bị bạo hành và xâm hại cần phải huy động sự tham gia của toàn xã hội. 
 Là một người giáo viên mầm non, bản thân nhận thức được vai trò, tầm 
quan trọng của việc giáo dục các kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ trước thực 
trạng xã hội hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số kỹ năng giúp trẻ tự bảo 
vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc.” để nghiên cứu nhằm góp 
phần vào việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ.
 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số biện pháp giáo 
dục kỹ năng bảo vệ cơ thể cho trẻ 5 - 6 tuổi. Nhằm mục đích giúp trẻ có tính tự 
lập, tự tin, chủ động, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực đối với môi trường 
tự nhiên, môi trường xã hội, được trải nghiệm và có được một số kinh nghiệm 
trong cuộc sống, biết được điều nên làm và không nên làm và biết cách xử lý các 
tình huống, biết yêu quý giữ gìn bản thân mình, có kỹ năng tránh những nơi 
nguy hiểm, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp nguy hiểm, biết tự làm những việc tự 
phục vụ bản thân, không dựa dẫm vào người khác, từ đó giúp trẻ dần trở thành 
người có trách nhiệm và có cuộc sống hài hòa trong tương lai, góp phần nầng 
cao chất lượng việc tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện các kỹ năng 
cho trẻ lớp 5 tuổi.
 IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Trẻ mẫu giáo lớn 5- 6 tuổi: Lớp A2.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã sử dụng các 
nhóm phương pháp đó là:
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Qua nghiên cứu sách vở, chuyên đề, tài 
liệu có liên quan đến giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ 5 - 6 tuổi.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát các hoạt động trong ngày 
của trẻ 5-6 tuổi thông qua trao đổi với phụ huynh qua Zalo nhóm lớp, qua các 
buổi gặp gỡ với các con qua phần mềm Zoom.
 - Phương pháp thu thập thông tin: Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn với giáo phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản và kỹ năng tự bảo vệ là một trong 
những kỹ năng thuộc nhóm một - gồm các các kỹ năng tự nhận thức và sống với 
chính mình. Vì vậy nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ 
năng tự bảo vệ là kỹ năng cần thiết và quan trọng.
 Đối với lứa tuổi 5-6 tuổi, đây là thời kỳ vàng để giáo dục các kỹ năng tự 
bảo vệ cho trẻ bởi vì trong nhiều công trình nghiên cứu người ta đã xác định 
rằng ở trẻ 6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ về hình thái và chức năng của não. 
Trọng lượng bộ não của trẻ 6 tuổi đã đạt hơn 90% trọng lượng của não người 
lớn. Trình độ tổ chức các vùng khác nhau của não, khả năng tích tụ máu ở não 
của trẻ em 6 tuổi đã đủ chín muồi để có thể lĩnh hội và xử lý lượng thông tin khá 
lớn và phức tạp, đó chính là điều kiện thuận lợi để trẻ em thực hiện một loạt hoạt 
động mới, tức là hoạt động học tập. Vì vậy, dạy cho trẻ biết cách “ Bảo vệ bản 
thân” mình từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để trẻ có thể có những kỹ năng 
phòng tránh khi gặp những trường hợp nguy hiểm, giúp các con hướng tới một 
cuộc sống an toàn và hành phúc. Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài: “ Một số 
kỹ năng giúp trẻ tự bảo vệ bản thân cho trẻ 5-6 tuổi an toàn, hạnh phúc” 
trong năm học 2021 - 2022 làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
 Năm học 2021 - 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 
mẫu giáo lớn A2 ( 5-6 tuổi) với tổng số trẻ là 26 trẻ. Do đây là năm học đặc 
biệt trẻ nghỉ học ở nhà phòng chống dịch nên tôi thấy có những thuận lợi và 
khó khăn sau:
 1. Thuận lợi.
 - Đầu năm được tham dự lớp bồi dưỡng chuyên về giáo dục kỹ năng tự 
bảo vệ do PGD và nhà trường tổ chức nên tích lũy được một số kiến thức, cũng 
như kinh nghiệm dạy trẻ các kĩ năng sống trong quá trình chủ nhiệm lớp.
 - Phụ huynh lớp tôi rất tích cực trong các hoạt động mà các cô đưa ra từ 
đó gắn kết hơn sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để tạo điều kiện cho các 
con phát triển toàn diện nhất.
 - Bản thân tôi luôn thường xuyên học hỏi, tự trau dồi kiến thức, luôn tìm Với kết quả khảo sát trẻ đầu năm của lớp tôi như vậy, tôi luôn băn khoăn, 
trăn trở đó là làm thế nào để giáo dục trẻ lớp tôi các kỹ năng bảo vệ mình, tôi đã 
đưa ra một số biện pháp nhằm giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo lớn 
ở trường mầm non.
 III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 1. Biện pháp 1. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của việc giáo dục 
kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ là gì?
 Có thể nói rằng đây là một năm học đặc biệt, đặc biệt ở chỗ là cô trò 
chúng tôi chỉ được gặp nhau thông qua các buổi gặp gỡ qua zoom, qua các buổi 
trao đổi với phụ huynh qua nhóm lớp trên Zalo. Vậy nên một điều rất khó cho 
chúng tôi đó là làm như thế nào để truyền đạt các kiến thức cho các con một 
cách ngắn gọn nhưng mang lại hiệu quả tốt nhất. Và việc dạy trẻ kỹ năng tự bảo 
vệ bản thân tôi cũng phải xác định rõ những mục tiêu phù hợp trong tình hình 
dịch bệnh khi trẻ nghỉ học tại nhà là cần những mục tiêu như thế nào để trẻ có 
thể tiếp thu một cách hiệu quả nhất những kiến thức mà giáo viên muốn truyền 
tải. Những kỹ năng giúp trẻ bảo vệ bản thân dưới đây đều phù hợp với hoàn 
cảnh khi trẻ nghỉ dịch ở nhà.
 * Giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân trước người xa lạ.
 Trẻ ở lứa tuổi này thường có tâm lý “mềm mỏng”, dễ bị các đối tượng lạ 
dụ dỗ bởi đồ chơi hay món ăn yêu thích để từ đó, kẻ xấu có thể lợi dụng các bé 
hoặc chúng có thể bắt cóc các bé. Do đó việc giáo dục cho trẻ kỹ năng bảo vệ 
bản thân trước người lạ một kỹ năng rất quan trọng. Nhưng giáo dục trẻ bảo vệ 
bản thân trước người lạ cho trẻ mẫu giáo thì cần giáo dục kỹ năng gì? Giáo viên 
cần phải lựa chọn những kỹ năng đơn giản nhất để trẻ nhớ nhưng các kỹ năng 
đó đòi hỏi phải đủ và cần để trẻ có thể bảo vệ bản thân mình. Đó là: 
 - Không nhận quà, đồ ăn từ người lạ.
 - Không mở cửa cho người lạ vào nhà.
 - Không đi theo người lạ.
 * Giáo dục kỹ năng tránh bị cơ thể xâm hại.
 Giáo dục kỹ năng tránh bị có thể xâm hại là một trong những kỹ năng mà nhà trường chính là nơi chỉ dạy tốt nhất cho các con, đó không chỉ là trách 
nhiệm và nghĩa vụ. Vậy đối với trẻ mầm non, thì cần phải trang bị cho trẻ những 
kỹ năng gì? Và nhiệm vụ của giáo viên khi đặt ra mục tiêu giáo dục kỹ năng 
thoát hiểm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thì trẻ cần phải học những gì? Đó là: 
 - Biết khi gặp hỏa hoạn thì phải hét to, cầu cứu mọi người xung quanh.
 - Biết cúi người, đi mem theo tường khi sảy ra hỏa hoạn.
 - Biết nếu ở nhà chung cư, thì không được đi tháng máy, thoát hiểm bằng 
cầu thang bộ.
 - Khi di chuyển cần mang theo khăn nhúng nước.
 (Hình ảnh 1: Phụ huynh và con đang rèn kỹ năng khi sảy ra cháy.)
 - Gọi 114 hoặc gọi người lớn trợ giúp.
 * Giáo dục kỹ năng ứng xử khi bị lạc.
 Việc trẻ bị lạc là điều không có bậc cha mẹ nào muốn xảy ra, cho dù chỉ 
là trong tưởng tượng thôi. Bởi vì chúng ta biết nó kinh khủng như thế nào khi 
mà hàng ngày những thông tin “Tìm trẻ lạc” hay nạn bắt cóc đang ngày một gia 
tăng. Trẻ có thể bị lạc bố mẹ trong mọi hoàn cảnh như đi du lịch, đi siêu thị, đi 
đến những nơi đông đúc. Nhưng thay vì chúng ta lo sợ, hoang mang thì tại sao 
chúng ta không dạy trẻ những kỹ năng ứng xử khi bị lạc để trẻ có cơ hội tìm ra 
bố mẹ. Chính vì vậy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cần trang bị những kỹ năng sau: 
 - Bình tĩnh, không khóc lóc.
 - Biết tìm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như chú công an, bác 
bảo vệ
 - Biết đứng tại chỗ, không đi theo người lạ.
 - Nhớ được số điện thoại của bố hoặc của mẹ.
 - Biết thông tin của cá nhân: tên mình, địa chỉ của nhà mình
 (Hình ảnh 2: Bạn nhỏ đang hỏi thăm đường (rèn kỹ năng khi bị lạc)
 * Giáo dục kỹ năng giữ an toàn khi chơi.
 Trẻ mầm non thường tò mò, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh 
nhưng khả năng nhận thức những mối nguy hiểm đối với bản thân còn hạn chế. 
Vì thế giáo dục kỹ năng an toàn khi chơi cho trẻ mầm non là vấn đề mang tính Nếu như những năm học trước, giáo viên chúng tôi được tiếp xúc hàng 
ngày với trẻ, được chăm các con từ bữa ăn đến giấc ngủ thì năm học này, chúng 
tôi chỉ nắm bắt được tính cách, đặc điểm của các con qua những buổi trò chuyện 
qua Zalo với phụ huynh. Hàng tuần, tôi cũng cập nhật tình hình sức khỏe, tình 
hình học tập và tình hình vui chơi tại nhà của các con thông qua sự trao đổi với 
phụ huynh, điều đó giúp tôi nắm bắt được những tính cách, những đặc điểm của 
các con. Không phải bạn nào cũng có tính cách giống nhau. Mỗi bạn đều có 
những đặc điểm riêng biệt.
 Việc nắm bắt và tìm hiểu về tính cách của các bạn trong lớp chính là một 
tiền đề để giúp tôi có thể giáo dục kỹ năng bảo vệ bản thân cho trẻ một cách 
hiệu quả nhất. Việc phân loại các cháu dựa vào tính cách sẽ giúp tôi đưa ra các 
biện pháo giáo dục cho trẻ sẽ dễ dàng hơn. Tôi có thể phân loại được những tính 
cách khác nhau của các cháu lớp tôi gồm:
 + Các cháu thuộc nhóm rất nghịch ngợm, tính cách lanh tranh, thiếu kiên 
nhẫn, không để ý đến xung quanh.
 + Các cháu thuộc nhóm trẻ trầm tính, nhút nhát, không mạnh dạn, tự tin, 
không thích giao tiếp nhiều.
 + Một số cháu bị chậm hiểu, giao tiếp kém, khiếm khuyết về khả năng 
tư duy.
 Dựa trên việc phân tích tính cách của các con, khi tôi quay video về dạy 
trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân để gửi vào nhóm lớp cho trẻ, thì tôi cũng có trao đổi 
với bố mẹ các con về kết quả cần đạt được đối với từng bạn. Và nhờ bố mẹ quay 
video kết quả gửi cho cô.
 Ví dụ: Cháu lớp tôi có bạn Hùng Hậu rất hiếu động, nghịch ngợm nhưng 
bù lại con rất thông minh, cách bạn đấy suy nghĩ xử lý vần đề rất khoa học. Khi 
dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trước người lạ, tôi quay video và gửi lên nhóm 
lớp và nhờ phụ huynh cho các con xem. Thông qua sự trao đổi với mẹ của bạn, 
tôi biết bạn rất hào hứng xem, sau khi xem còn đóng lại tình huống mà bạn đó sẽ 
xử lý như thế nào? Nhưng chỉ được 1, 2 lần là bạn ấy đã chán, tôi cũng có trao 
đổi với mẹ bạn ấy rằng không cần ép con làm lại nhiều mà chỉ cần sau ngày hôm 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_ky_nang_giup_tre_tu_bao_ve_ban.doc