Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc

Thời gian gần đây từ khóa “trường,lớp mầm non hạnh phúc” được quan tâm hơn bao giờ hết. Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “Trường học hạnh phúc” trong toàn ngành Giáo dục. Những động thái này cho thấy xã hội đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của “Trường học hạnh phúc” trong việc giáo dục trẻ toàn diện về cả trí tuệ, thể chất và nhân cách.

Liệu trẻ có thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường?

Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp?

Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện?

Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc và trăn trở.

Đã đến lúc giáo dục nước nhà cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non.

Một trong những mục tiêu , cũng là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục Hà Nội trong năm học 2020-2021 là triển khai “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”. Đây được coi là giải pháp quan trọng, xây dựng nền tảng cho trẻ mầm non bước vào các bậc học sau, từ đó tạo chuyển biến, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.

doc 15 trang giangvu 08/05/2024 1310
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc
 2
phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, 
yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
 Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại 
trong việc vui chơi và học tập của trẻ.Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, 
tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì 
áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong 
muốn của cá nhân và có định hướng.
 Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây 
dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được 
những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh 
đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong việc dạy và học. Lớp học hạnh 
phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn 
nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc 
khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để 
nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang 
tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi 
người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự 
điều chỉnh với nhau. 
 Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời 
và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội.Tuy nhiên, việc thực hiện 
phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả 
chưa cao, chưa đồng đều. 
 Việc thực hiện xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc tại Trường Mầm 
non Phú Cường vẫn tồn tại nhiều bất cập. Các tổ chuyên môn, các giáo viên 
chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây 
dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc 
với sự phát triển của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn, 
trăn trở suy nghĩ làm thế nào để môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, nói 
không với bạo lực, tất cả Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đều được 
sống trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.Mỗi ngày đến trường cô trò đều 
trong tâm thế vui tươi, thoải mái, mỗi ngày đến trường đều trở thành một ngày 
hạnh phúc.
 Để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo 
viên chung tay xây dựng trường,lớp mầm non hạnh phúc một cách có hiệu quả. 
 2/15 4
 PHẦN THỨ II:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 1. Cơ sở để giải quyết vấn đề. 
 1.1 Cơ sở lý luận.
 Trước hết ta cần hiểu nghĩa hạnh phúc là gì? 
 Hạnh phúc là khi trẻ được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng 
tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân 
hoan,được yêu thương, an toàn và tôn trọng.Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối 
với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi 
trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi 
trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học 
hạnh phúc.
 Trường học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. 
 "Trường học hạnh phúc" không phải cái gì đó to tát, mà đơn giản là mỗi 
người cảm thấy ngày hôm nay của mình tốt hơn ngày hôm qua; là điểm đến thân 
thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm 
lí thoải mái khi trẻ đến trường. Trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò 
đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”,khi đến sẽ 
có những hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Quan hệ cô trò 
trở thành động lực để học sinh vươn tới mục tiêu chiếm lĩnh tri thức; khi 
đến trường được tin tưởng, tôn trọng.
 Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi 
đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm... Lớp học 
hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi 
có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn.
 Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng 
vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ 
được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài 
học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm.
 Để có một trường, lớp mầm non hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những 
giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và 
trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. 
 4/15 6
 - Cán bộ giáo viên được tham quan học hỏi các trường bạn trong Thành 
phố Hà nội về xây dựng trường học hạnh phúc do Phòng giáo dục tổ chức
 - Được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của Ban đại diện cha mẹ học sinh, của 
phụ huynh và các đoàn thể.
 - Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, đi học đều.
 - Bản thân là một cán bộ quản lý, phụ trách bên chuyên môn tôi luôn năng 
động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục 
trẻ.
 2.3. Khó khăn
 - Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa 
thực sự đầy đủ.
 - Môi trường còn chật hẹp
 - Phụ huynh đa phần là làm nghề nông nên nhận thức còn hạn chế. Chính vì 
vậy sự phối hợp với phụ huynh học sinh – giáo viên và nhà trường chưa tốt.
 - Một vài giáo viên còn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và 
hiểu trẻ.
 - Trẻ chưa có kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, làm việc theo nhóm.
 - Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
 - Một số trẻ còn hiếu động, tự kỷ, chưa tích cực trong việc tham gia hoạt 
động trải nghiệm. 
 2.4 Số liệu điều tra trước khi thực hiện
 -Khảo sát nhận thức của giáo viên trong việc xây dựng trường lớp 
hạnh phúc
 (Minh chứng 1)
 - Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ
 (Minh chứng 2)
 3. Các biện pháp thực hiện
 Muốn có một trường, lớp mầm non hạnh phúc để mang lại tình yêu thương 
ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Ban 
giám hiệu đến giáo viên.Phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu 
trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm.Nếu làm được 
điều đó thì sẽ có môi trường tốt, giúp trẻ hạnh phúc.
 Vì vậy Tôi đã lựa chọn các biện pháp sau:
 Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên
 6/15 8
sẽ dạy trẻ như thế nào? Các cô có thể hiện hết cái “hồn” của mình ở trong hoạt 
động đó hay không? Hay là chỉ dạy cho xong, cho hết giờ?
 Những lo lắng đó tôi luôn băn khoăn trăn trở, lo ngại các cô sẽ không thể 
hiện hết khả năng của mình trong hoạt động. Bởi vậy, vào mỗi buổi sáng khi đến 
trường, tôi luôn đi thăm các lớp, xem các con của mình như thế nào? Tâm trạng 
của các cô giáo hôm nay ra sao? Vui vẻ, buồn bã hay bực bội? 
 Minh chứng 4: Hình ảnh cô và trẻ trước khi trẻ vào lớp
 Nếu phát hiện cô giáo có tâm trạng không tốt trong sáng hôm đó, tôi dành 
thời gian gọi cô giáo lên phòng mình, chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo đã được giải 
tỏa những buồn bực, lo lắng trong lòng thì tiếp tục dạy trẻ.Như vậy, các cô khi 
về lớp sẽ thấy thoải mái và dạy trẻ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.Làm được điều 
đó, cô giáo đến trường có cảm giác được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh 
phúc mỗi khi đến lớp.Có như vậy các cô giáo mới làm việc hết tâm của mình, 
nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà trường.
 Đó là sự thay đổi của Ban giám hiệu vậy còn giáo viên thì sao? Giáo viên 
chúng ta cũng phải thay đổi, thay đổi ngay trong cách ứng xử, cách giao tiếp với 
học sinh, tiếp đến là phải thay đổi trong cách nhìn nhận sự việc, phải biết bình 
tĩnh lắng nghe, đặt mình vào vị trí của trẻ thơ để đưa ra cách giải quyết vấn 
đề.Khiến cho trẻ cảm thấy niềm tin của trẻ được đặt đúng chỗ.Giáo viên chúng 
ta nên học tập và hiểu biết sâu hơn về tâm lý học sinh của mình, luôn thấu hiểu, 
gần gũi, tôn trọng trẻ và từ đó yêu thương trẻ hơn, biết chuyển hóa cảm xúc từ 
tiêu cực thành tích cực, hãy cho trẻ cơ hội sửa sai, không áp đặt trẻ. Như vậy, 
chắc chắn chúng ta sẽ có được một môi trường giáo dục hạnh phúc dành cho trẻ.
 Hạnh phúc đến từ những điều rất nhỏ bé và bình dị chứ không phải là điều 
gì to tát, xa vời. Con đường đó không hề đơn giản, nhưng với khát khao thay đổi 
tự thân của mỗi giáo viên thì tất cả chúng ta sẽ làm được.Nền giáo dục của 
chúng ta là nền giáo dục hạnh phúc, đào tạo ra những con người hạnh phúc. 
 Mỗi cá nhân trong nhà trường thay đổi thì bản thân họ sẽ hạnh phúc. Vì cô 
hạnh phúc, cô truyền cảm xúc tích cực đến trẻ- trẻ hạnh phúc đó chính là mục 
tiêu tạo nên trường học hạnh phúc.
 4.2. Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ
 Môi trường giáo dục an toàn có nghĩa Giáo viên học sinh phải được bảo vệ, 
không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm 
nhận như ở nhà. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với lãnh đạo 
 8/15 10
 Vậy muốn trẻ ngoan lại cần có phương pháp của cô giáo, phương pháp ở 
đây đó là nghệ thuật giao tiếp của cô với trẻ, khi cô tôn trọng trẻ, cô đưa ra 
những biện pháp giáo dục hợp lý, đúng và chuẩn thì sẽ kích thích hứng thú cho 
trẻ. 
 Minh chứng 9: Hình ảnh tiết học lớp B2
 Khi được đảm bảo an toàn đầy đủ cả thể chất lẫn tinh thần trẻ sẽ phát triển 
toàn diện Trẻ đến trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường 
hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc. 
 4.3. Xây dựng lớp học hạnh phúc
 Để xây dựng được trường học hạnh phúc không thể không xây dựng lớp 
học hạnh phúc. Để có những lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên 
là chính các giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc. “Người 
giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”.
 Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển 
theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu 
thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì 
có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các 
môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm.
 Vào đầu năm học, tôi chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp theo quan điểm: 
“Lấy trẻ làm trung tâm” xây dựng môi trường lớp học theo các tiêu chí: Xây 
dựng môi trường lớp học ấm áp, thân thiện đoàn kết, yêu thương, tôn trọng, thấu 
hiểu. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các góc phải 
gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non. 
 Minh chứng 10: Hình ảnh trẻ trang trí lớp cùng cô
 Trước đây, trường chúng tôi đón trẻ cảm giác khá cứng. Chúng tôi muốn 
các giáo viên được sáng tạo và học tập, muốn giáo viên hiểu rằng tạo môi trường 
trường hạnh phúc không phải là điều gì đó to tát mà có thể bằng những việc làm 
rất nhỏ thường ngày và giáo viên trường tôi đã làm được việc đó.
 Ngay cửa ra vào, các giáo viên đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình 
ảnh yêu thương như: bắt tay, trái tim, ôm , đập tay... Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa 
đến cửa lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù 
hợp với biểu tượng đó.
 Minh chứng 11: Hình ảnh giáo viên trang trí cửa lớp
 10/15

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_truong_lop.doc