Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước. Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục thống nhất cho trẻ mầm non.

Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Với môi trường lý tưởng, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực; qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ. Môi trường phải vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn.

Một môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ sống tich cực, lạc quan, vui tươi, biết đồng cảm, chia sẻ ... Với phương châm “Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi”

Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ giáo viên nào cũng thắc mắc, trăn trở. Chính vì vậy cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ các trường Mầm non. Bởi giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời. Tạo dựng môi trường hạnh phúc và hòa bình có ý nghĩa quan trong trong sự phát triển của trẻ về trí tuệ, thể chất và tinh thần, đặc biệt là sự tự lập và hành vi cư xử của trẻ. Môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ sống tích cực, lạc quan và vui vẻ. Điều này giúp trẻ học hỏi mỗi ngày thông qua những hành động nhỏ như cách cư xử lịch sự, nhã nhặn sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, phát huy được các tiềm năng của trẻ. Đó là lý do tôi chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non”

docx 11 trang giangvu 08/05/2024 770
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG Trang
I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
1. Cơ sở lý luận 2
2. Thực trạng vấn đề 2
a. Thuận lợi 2
b. Khó khăn 2
3. Các biện pháp tiến hành 3
 3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và tìm 3
hiểu lý luận về xây dựng lớp học hạnh phúc
 3.2. Biện pháp 2: Thay đổi suy nghĩ, tư duy về giáo dục 5
 3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học phù hợp 6
 3.4. Biện pháp 4: Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến 8
4. Hiệu quả của SKKN 9
III. Kết luận và kiến nghị 10
1. Ý nghĩa của SKKN 10
2. Bài học kinh nghiệm 10
3. Ý kiến đề xuất 10 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm.
 1.1 Cơ sở lỷ luận:
 “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, 
không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm 
danh dự, nhân phẩm, thân thể giáo viên và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là 
nơi cô và trẻ vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi 
đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày cô và trẻ đến trường là một niềm hạnh 
phúc.
 Vậy “Trường mầm non hạnh phúc” là gì?
 • Là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được yêu thương, hạnh phúc:
 • Trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức; hợp tác với cô giáo và 
các bạn
 • Trẻ hoà đồng, yêu thương bạn bè giúp giảm các xung đột và rủi ro
 • Trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản thân
 • Trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến trường
 • Là nơi cô giáo được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi lên 
lớp:
 • Làm việc bằng tình yêu thương với trẻ, nhiệt huyết với nghề và trách 
nhiệm với nhà trường
 • Gắn bó với nhà trường, giúp nhà trường giảm bớt nỗi lo về tuyển dụng 
nhân sự
 • Chủ động quản lý công việc, giảm bớt gánh nặng cho lãnh đạo nhà trường
 • Chủ động sáng tạo, làm mới bài giảng, nâng cao hiệu quả và hứng thú 
dạy- học
 • Kết nối chặt chẽ, tích cực với nhà trường, phụ huynh - học sinh
 Như vậy, trường mầm non hạnh phúc là nơi vừa mang lại môi trường phát 
triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và 
sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, 
yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, giảm bớt gánh 
năng công việc cho nhân sự.
 Mỗi lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai 
trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở môi trường 
đó trẻ được hoc những gì có ý nghĩa đối với mình, được khơi gợi niềm yêu thích 
để tiếp tục tự tìm hiểu, các môn học được biến hoa thành bài học thú vị qua những 
trò chơi, trải nghiệm theo quan điểm chơi thông minh, học vui vẻ. Môi trường đó cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc. Bởi dù ở lứa tuổi 
nào, trẻ cũng có những cảm xúc như người lớn: cần được lắng nghe, tôn trọng và 
được yêu thương, giúp trẻ tìm và phát huy thế mạnh của riêng mình.
 2. Thực trạng vấn đề
 2.1. Thuận lợi:
 - Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD - 
ĐT quận Long Biên cùng với ban giám hiệu trường Mầm non Hoa Sữa năng động, 
sáng tạo có tinh thần trách nhiệm cao, có đội ngũ giáo viên nhiệt tình năng nổ, yêu 
mến trẻ, có tinh thần đoàn kết và giúp đỡ nhau trong quá trình nghiên c ứu.
 - Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất, thiết 
bị dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng viên 
như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể, loa 
đài...
 - Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp 
thiết về việc xây dựng lớp học hạnh phúc.
 - Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học 
hạnh phúc.
 2.2 Khó khăn
 - Sĩ số học sinh trong lớp khá đông, việc áp dụng xây dựng lớp học hạnh 
phúc, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cũng phần nào bị hạn chế.
 - Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng 
học để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp mới hiện nay của trường cũng 
chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch.
 - Tài liệu tham khảo xây dựng lớp học hạnh phúc chưa nhiều, chủ yếu giáo 
viên vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trên mạng.
 - Phụ huynh không thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng 
lớp học hạnh phúc để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất.
 3. Các biện pháp đã tiến hành:
 3. 1. Tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và tìm hiểu lý luận về xây 
dựng lớp học hạnh phúc.
 Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm 
áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các giáo viên. 
Trước hết, các thầy cô giáo phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu 
trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm. Đồng thời, phải có 
môi trường làm việc tốt, môi trường lớp học phải được bài trí khoa học phù hợp 
với trẻ. Để làm được điều này giáo viên là người phải nắm bắt các yếu tổ lý luận, 
thay đổi tu duy và xây dựng kế hoạch cho lớp mình phụ trách. Trẻ chính là đối 
tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của “Trường học hạnh 
phúc”, cần được lưu tâm đầu tiên.
 Ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn ở trường tôi có những buổi sinh ra những bài học cho bản thân mình.
 Trong quá trình hoạt động, trẻ sẽ phối hợp chơi cùng nhau như cùng xây 
dựng, cùng chơi gia đình, bác sĩ, ... trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan 
hệ gia đình, cộng đồng. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, học 
cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành 
tính tập thể và đoàn kết ở trẻ.
 Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ 
và cả giáo viên; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin 
giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau.
 3.4. Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến.
 Mục tiêu các hoạt động của lớp không chỉ nhằm làm cho trẻ cảm thấy hạnh 
phúc trong quá trình dạy và học, mà còn từ nơi khởi đầu đó hạnh phúc sẽ lan tỏa 
đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội.
 Lớp học hạnh phúc, trước hết là nơi trẻ cảm nhận được hạnh phúc. Trẻ không 
chỉ được tiếp thu kiến thức, mà còn vui chơi, học bằng chơi, chơi mà học, tự do thể 
hiện tư duy, năng lực cá nhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi 
của mình. Ở đó, trẻ được chăm sóc, bảo vệ, không có bạo lực học đường, cô và trẻ 
có cơ hội đến gần với nhau hơn; trẻ được cô tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, chia 
sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diện, không còn bị áp lực về thành tích, về các 
phong trào thi đua mang tính hình thức.“ lớp học hạnh phúc” được tạo nên bởi các 
hành vi chuẩn mực của cô giáo có đạo đức trong sáng, yêu nghề, tận tụy.
 Điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp mới như Montessori 
hay Steam giúp trẻ cảm thấy hứng thú với đang được học. Điều này sẽ kích thích 
sự khám phá, tìm tòi xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ và hứng thú hơn nữa khi 
trẻ được khám phá bằng chính những trải nghiệm trực tiếp của mình. Những trải 
nghiệm đó khiến cho bé nhớ lâu hơn và cảm thấy yêu thích việc học tập, kiến thức 
từ đó cũng được “ngấm” một cách tự nhiên.
 Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.
 Nhìn chung, lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và trẻ hình thành cũng 
như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một 
môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia 
vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp mỗi cá nhân thiết lập được tình cảm lành mạnh, 
góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 Để trẻ được trải nghiệm lớp học hạnh phúc
 Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức 
ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung 4. Hiệu quả của SKKN:
 - Tôi đã áp dụng SKKN ở lớp tôi trực tiếp giảng dạy là lớp Mẫu giáo Bé 
 C2
 (trẻ 3 - 4 tuổi)
 - Số lượng học sinh khảo sát là 40 trẻ/ lớp.
 - Sau khi thực hiện các biện pháp tôi đã thu được một số kết quả sau:
 Các nội dung đánh giá Học sinh lớp C2
 Đầu năm Tỉ lệ % Cuối năm Tỉ lệ %
1. Trẻ vui vẻ 25 62,5 40 100
2. Tự tin 30 75 39 97.5
3. Trẻ thích đến lớp 28 70 38 95
4. Kiên trì 24 60 38 95
5. Tập trung 27 67.5 39 97.5
6. Hợp tác 30 75 39 97.5
 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 1. Ý nghĩa của SKKN
 Một môi trường hạnh phúc khi mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui và 
 với mỗi giáo viên, mỗi một ngày đến trường là một niềm hạnh phúc. Tại trường 
 Mầm non Hoa Sữa hạnh phúc không chỉ là giấc mơ - ngôi trường giúp trẻ phát 
 triển cả về kiến thức, thể chất, kỹ năng qua các hoạt động phong phú và chế độ 
 sinh hoạt đảm bảo sức khỏe, vệ sinh cùng dinh dưỡng hợp lý. Thông qua sự hỗ trợ 
 của gáo viên, trẻ sẽ được học các để sống cùng nhau, để sống hòa hợp với những 
 người khác, tạo dựng mối quan hệ có ý nghĩa, trở thành công dân có trách nhiệm 
 và có thể đóng góp cho một xã hội hạnh phúc. Thông qua sự hỗ trợ của giáo viên 
 và gia đình, trẻ sẽ học để sống hòa hợp với môi trường tự nhiên, có ý thức tôn trọng 
 và bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và dễ dàng tìm thấy hạnh phúc trong những 
 vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Để lan truyền được những cảm xúc tích cực đó 
 trước hết giáo viên phải luôn mang cho mình cảm xúc tích cực, tư duy tích cực, nói 
 một cách khác đó là người giáo viên hạnh phúc và điều quan trọng nhất giáo viên 
 dám chấp nhận thay đổi mình học tập và phát triển bản thân. Nuôi dưỡng những 
 cảm xúc tích cực và xử lý cảm xúc mạnh mẽ của trẻ là những kỹ năng cần thiết để 
 giáo dục trẻ. Trẻ cảm nhận được yêu thương, sự đón chào, sự tôn trọng từ giáo 
 viên, nhân viên và bạn bè trong trường học. Mỗi em bé đến trường đều được đón 
 nhận sự yêu thương và sự hỗ trợ từ tất cả các thành viên trong trường học. Một 
 ngôi trường mà ở đó, không chỉ có những thành công mà có cả những sai lầm, được 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_ha.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc ở trường mầm non.pdf