Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng trường MN Hoa Sữa
Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước. Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục thống nhất cho trẻ mầm non.
Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Môi trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Với môi trường lý tưởng, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực; qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành. Môi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất, tâm lý cho trẻ. Môi trường phải vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ tự tin, năng động hơn.
Một môi trường hạnh phúc và hòa bình giúp trẻ luôn có một thái độ sống tich cực, lạc quan, vui tươi, biết đồng cảm, chia sẻ ... Với phương châm “Tình yêu thương vô điều kiện và đặt ra giới hạn cho các hành vi.
Đối với giáo viên khi một môi trường làm việc hạnh phúc giúp giáo viên tăng sự đoàn kết, sáng tạo, yêu nghề mến trẻ hơn. Đồng nghiệp có sự thông cảm chia sẻ với nhau những chuyện vui buồn, giúp giải tỏa những vấn đề ưu phiền muộn phiền trong cuộc sống.
Đối với phụ huynh môi trường hạnh phúc tạo cho phụ huynh sự yên tâm, tin tưởng khi gửi con của mình đi học.Con cái là hi vọng của bố mẹ, khi con cái vui vẻ đến lớp, phụ huynh yên tâm làm việc. Từ đó, sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất, tin tưởng cùng nhau thống nhất quan điểm giáo dục và chăm sóc con dễ dàng hơn.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng trường MN Hoa Sữa
MỤC LỤC NỘIDUNG Trang I . ĐẶT VẤN ĐỀ 1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên 2 cứu tổng kết kinh nghiệm 1.1 . Cơ sở lý luận 2 1.2. Cơ sở thực tiễn 2 2. Thực trạng vấn đề 3 2.1.Thuận lợi 3 2.2 . Khó khăn 4 3. Các biện pháp đã tiến hành: 4 3. 1. Biện pháp 1: Tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và tìm hiểu 4 lý luận về xây dựng lớp học hạnh phúc. 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học phù hợp. 6 3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng các phương pháp dạy học tiên tiến. 7 3.4 . Biện pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong công 8 tác giáo dục. 4. Hiệu quả SKKN 9 III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 9 1. Ý nghĩa của sáng kiến sáng tạo 9 2. Bài học kinh nghiệm 10 3. Ý kiến đề xuất 10 PHỤ LỤC IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO một thái độ sống tích cực, lạc quan và vui vẻ. Điều này giúp trẻ học hỏi mỗi ngày thông qua những hành động nhỏ như cách cư xử lịch sự, nhã nhặn sẵn sàng nói cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, phát huy được các tiềm năng của trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24 - 36 tháng ” làm đề tài sáng kiến. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. 1.1 Cơ sở lỷ luận: “Trường học hạnh phúc” có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu. Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc - Nhà trường thực hiện mô hình trường học điện tử nên cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giảng viên như bảng tương tác thông minh, máy tính, máy chiếu, máy chiếu đa vật thể... - Giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc xây dựng lớp học hạnh phúc. - Bản thân là giáo viên có trình độ chuẩn về chuyên môn, được tham gia lớp tập huấn “Trường học hạnh phúc”, năng động, tìm tòi sáng tạo, nhiệt tình trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Bản thân tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc. - Một số phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng. 2.2 Khó khăn * Về phía nhà trường: - Cơ sở vật chất nhà trường đã từng bước hoàn hiện hơn, tuy nhiên phòng học để đáp ứng cho việc giảng dạy phương pháp mới hiện nay của trường cũng chưa thể đáp ứng đầy đủ mà từng bước khắc phục dần theo kế hoạch. * Về phía giáo viên: - Do đặc thù công việc nên tôi không có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu. - Tài liệu tham khảo xây dựng lớp học hạnh phúc chưa nhiều, chủ yếu giáo viên vẫn tự nghiên cứu, tìm tòi trên mạng. * Về phía trẻ: - Sĩ số học sinh trong lớp khá đông, việc áp dụng xây dựng lớp học hạnh phúc, ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cũng phần nào bị hạn chế. * Về phía phụ huynh: - Phụ huynh không thực sự hiểu rõ về tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc để có cách hỗ trợ trẻ tốt nhất. 3. Các biện pháp đã tiến hành: 3.1. Biện pháp 1: Tự học, tự rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ và tìm hiểu lý luận về xây dựng lớp học hạnh phúc. Muốn có một trường mầm non hạnh phúc để mang đến tình yêu thương ấm áp và phát triển tiềm năng trí tuệ của trẻ đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của các giáo viên. Trước hết, các thầy cô giáo phải có năng lực, kĩ năng sư phạm, phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có lòng kiên nhẫn và phải có kĩ năng ứng xử sư phạm. Đồng thời, phải có môi trường làm việc tốt, môi trường lớp học phải được bài trí khoa học phù hợp với trẻ. Để làm được điều này giáo viên là người phải nắm bắt các yếu tổ lý luận, thay đổi tu duy và xây dựng kế hoạch cho lớp mình phụ trách. Trẻ 4/10 chính là đối tượng trung tâm của sự nghiệp giáo dục và là chủ nhân của “Trường họ biết và hiểu con đang học gì, có thể học và chơi cùng con, có sự thống nhất về cách giáo dục giữa phụ huynh và cô giáo. (Hình ảnh 1, 2) 3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học phù hợp. Môi trường giáo dục đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ động của trẻ; từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của mình và biết đánh giá những thành công hay thất bại trong quá trình chơi. Trẻ sẽ dần rút ra những bài học cho bản thân mình. Môi trường giáo dục phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ và cả giáo viên; góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với nhau. Căn cứ vào những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc và hướng dẫn xây dựng môi trường của Sở GD&ĐT tôi cùng những đồng nghiệp của mình đã xây dựng môi trường theo đúng nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm. Ở lứa tuổi nhà trẻ có 5 góc chơi. Các góc phải được bày biện hấp dẫn.Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc.Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở (lá cây, hột hạt...), sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện. Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền (trang phục, dụng cụ lao động, nghề truyền thống.) Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí củ a trẻ mầm non. Thêm nữa, trong lớp tôi còn trang trí thêm một bảng cảm xúc của bé . Khi các con bước vào lớp học có hình ảnh của các con, để các con nhận biết cảm xúc của mình. Ở cửa lớp có những hình ảnh mặt cười, trái tim, bàn tay để tăng hứng thú của các con khi vào lớp. Trong nhà vệ sinh lớp tôi luôn giữ khô thoáng, sạch sẽ được trang trí thêm cây xanh và có thêm nhạc. Kết quả là trẻ lớp tôi luôn thích thú khi đến lớp. Trẻ vui vẻ tham gia các hoạt động tại lớp. Trong quá trình hoạt động, trẻ biết phối hợp chơi cùng nhau 6/10 Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là mọi hoạt động giáo dục đều hướng vào và xuất phát từ đứa trẻ; hoạt động giáo dục không đi từ giáo viên đến trẻ mà phải từ chính bản thân đứa trẻ; việc dạy trẻ phải dựa trên nhu cầu, hứng thú, hiểu biết và kinh nghiệm riêng, cách học riêng của từng trẻ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả ..Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, có khả năng và nhịp độ phát triển riêng. Mọi sự thay đổi của trẻ đều được tôi ghi nhận và quan sát. Ví dụ trong lớp tôi có những trẻ đẻ cuối năm, về vận động và ngôn ngữ chưa được tốt, các kĩ năng tự phục vụ như đi vệ sinh, xúc ăn còn hạn chế. Vì vậy, tôi cũng quan tâm đến những trẻ này hơn, tăng cường thêm một số hoạt động để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. Để các con yếu ở đâu thì tốt dần lên ở đó, không bạn nào yếu kém hơn các bạn khác, cùng nhau phát triển và không có bạn nào bị bỏ lại phía sau. Các hoạt động không chỉ nằm trong khuôn khổ lớp học mà còn được tổ chức ngoài khuôn viên trường lớp, giúp trẻ cảm nhận sâu sắc về thế giới tự nhiên xung quanh. Ngoài nội dung kiến thức, chương trình còn mở rộng phát triển kỹ năng xã hội, tình cảm, thể chất, sáng tạo, nghệ thuật thông qua các hoạt động hàng ngày. Vì áp dụng những phương pháp trên mà trẻ lớp tôi luôn cảm thấy thoải mái, hứng thú và hợp tác khi tham gia các bài học. Trẻ tự tin khi biết đặt ra cho cô một số câu hỏi đơn giản (Hình ảnh 6,7,8) 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong công tác giáo dục. Để thực hiện quan điểm” Nhà giáo hỗ trợ cùng nhau phát triển” chúng tôi thường những buổi sinh hoạt chuyên môn, tôi cũng thường xuyên lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ và tôi cũng chia sẻ những kinh nghiệm của mình để giúp đỡ nhau tiến bộ hơn. Những giáo viên trong lớp chúng tôi luôn có sự thỏa thuận trao đổi trong công tác giáo dục trẻ cùng nhau hỗ trợ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, chúng tôi cũng thường hay chia sẻ những niềm vui nỗi buồn để cuộc sống tích cực hơn: nỗi buồn thì vơi bớt đi, còn niềm vui thì nhân lên nhiều lần. Để đạt được hiệu quả cao trong bất kỳ phương pháp giáo dục nào hay xây dựng một kế hoạch gì thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này tôi đã cố gắng tạo sự kết nối giữa nhà trường thông qua một số hình thức. Thông qua những buổi họp phụ huynh tôi tuyên truyền tới phụ huynh về mặt lý luận và thực tiễn các nội dung xoay quanh việc xây dựng lớp học hạnh phúc và việc ứng dụng các phương pháp mới trong giảng dạy như; phương pháp STEAM, Montessori thông qua những hoạt động cụ thể tôi đã thực hiện tại lớp mình. Ngoài những buổi họp phụ huynh thì thông qua việc trao đổi trực tiếp với
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_xay_dung_lop_hoc_ha.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm xây dựng lớp học hạnh phúc lứa tuổi 24-36 tháng.pdf