Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”; vì thế trong nhiều năm qua ngành Giáo dục đã phát động nhiều phong trào thi đua như: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ” Cuộc vận động “ Hai không” với nhiều nội dung như; cuộc vận động “ Môi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo ” “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “Xây dựng nhà trường văn hóa - nhà giáo kiểu mẫu - học sinh thanh lịch”... Đặc biệt năm học 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào “Trường học Hạnh phúc” (giai đoạn 2019 - 2021) trong toàn ngành Giáo dục. Có thể nói với tinh thần thẳng thắn, nhìn vào sự thật, đối diện với chính mình các cuộc vận động và phong trào thi đua nói trên đã và đang thổi luồng gió mới, tạo thêm sinh khí cho toàn xã hội, cho ngành giáo dục có thêm sức mạnh để hoàn thiện thiên chức “Trồng người” của mình.

Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng, việc giáo dục toàn diện ở góc độ nào đó chưa được quan tâm thường xuyên. Một số trường cơ sở hạ tầng vật chất chưa được đầy đủ, các phòng chức năng còn thiếu, xây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa đạt yêu cầu. Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp.

docx 20 trang giangvu 08/05/2024 640
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc
 chưa sâu sắc.
 Mặt khác, giáo viên chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho 
trẻ; các trò chơi dân gian dần dần bị mai một; việc hình thành kĩ năng sống cho học 
sinh chưa được quan tâm đúng mức. Trong giao tiếp hàng ngày của người lớn đôi khi 
chưa thực sự tế nhị cho nên có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giáo dục đạo đức lối sống 
cho trẻ. Một bộ phận phụ huynh học sinh mong muốn nóng vội cho con nhanh thành 
đạt giỏi giang nên cho con học nhanh, học trước chương trình..., muốn con phải đọc 
thông viết thạo ở độ tuổi mầm non, một bộ phận phụ huynh học sinh quá cưng chiều 
con, trẻ đòi gì được ấy, hoặc đưa đón trẻ ở cổng trường mà không gặp giáo viên chủ 
nhiệm, nên ảnh hưởng đến việc tuyên truyền hay thông báo về các kế hoạch của trường 
cũng như của lớp đề ra.
 Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời và 
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào 
ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa 
đồng đều. Phong trào thi đua “Xây dựng trường học hạnh phúc” là một phong trào 
lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên trường mầm non tôi 
nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành và 
phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Phong trào này đã được ngành triển khai đến các 
nhà trường một cách đầy đủ, nghiêm túc; song là một phong trào mới nên hiện nay 
việc tổ chức thực hiện tại các nhà trường đôi khi còn mang tính hình thức, việc tổ chức 
thực hiện chưa khoa học, kiểm tra giám sát thiếu chặt chẽ do đó hiệu quả các cuộc vận 
động chất lượng còn chưa cao. Giáo viên chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ 
tham gia tích cực vào các hoạt động.
 Phong trào này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thiết thực và phù hợp với tình 
hình thực tế hiện nay. Là một giáo viên tôi luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để mỗi 
ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ, tìm ra những biện 
pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua.
 Với những kinh nghiệm đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh 
nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc”. không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. 
Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập 
hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô 
cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng 
giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và học sinh.
 Dựa trên tôn trọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra suôn sẻ và có trách nhiệm cao. 
Đặc biệt, với các giáo viên, khi thấu hiểu giá trị tôn trọng, biết tôn trọng, họ sẽ làm 
được việc tôn trọng học sinh, dẫn đến thay đổi lớn về nội dung, cách thức giáo dục. 
Từ đó sẽ tạo ra những thành tưu lớn cho giáo dục con người.
 Một môi trường học tập chỉ có thể có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây 
dựng và thực thi dựa trên yêu thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với 
người khác mà không phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. Yêu thương cũng là 
một giá trị truyền thống của dân tộc ta, nên phát huy nó không phải là việc khó khăn.
 Phong cách yêu thương, quan tâm, chia sẻ xuất phát từ tình cảm chân thành 
đừng để ảnh hưởng của rào cản vật chất hay một số tác động tiêu cực... Trường học 
hạnh phúc là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và 
cô giáo” Minh chứng 1. Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều khía 
cạnh gia đình, trường học, xã hội. Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui 
(Có nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ vậy nên chúng 
ta hãy hành động “Để trẻ luôn tỏa sáng” Minh chứng 2.
 Là một giáo viên, thực hiện phong trào xây dựng trường học hạnh phúc thực 
sự là một ý tưởng mà tôi rất tâm đắc và nhận thấy có tính khả thi cao.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
 Là một giáo viên công tác mười năm ở trường mầm non Giang Biên. Ban giám 
hiệu nhà trường chị em bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện quan tâm nên 
luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Năm học 2020 - 2021. Tôi được nhà 
trường phân công dạy lớp mẫu giáo bé, với hai giáo viên. Trong quá trình thực hiện 
tôi còn gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
1. Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo dục và đào 
tạo. Đặc biệt của ban giám hiệu nhà trường của chị em bạn bè đồng nghiệp.
 - Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho tôi học lớp chuyên đề do phòng người như là một nhân cách và có rất nhiều cảm xúc, cảm xúc đạo đức, cảm xúc thẩm 
mỹ, cảm xúc trí tuệ... Một đặc trưng của cảm xúc là có tính đối cực: yêu và ghét, ưa 
thích và không ưa thích, xúc động và dửng dưng...Khái niệm “Tôn trọng”, “ Cảm xúc” 
đó là trên lý thuyết trên định nghĩa rất đúng nhưng khi thực tế để lựa chọn tôn trọng 
cảm xúc quả là khó và khó hơn nữa khi tôi ở trong môi trường giáo dục và các trò lại 
là lứa tuổi mầm non. Khi tôi mới bước vào nghề vào ngôi trường mầm non với rất 
nhiều cảm xúc và bao chùm là cảm xúc lo lắng vì mới bước vào nghề chưa biết sẽ như 
nào đưa ra nhiều câu hỏi cho bản thân mình, rồi sợ.. .mình có làm được không, chị 
hiểu trưởng thì như thế nào, rồi chị em giáo viên và học sinh ra sao.. .rất nhiều cảm 
xúc. Thế nhưng thật may mắn cho tôi tất cả những lo lắng, những câu hỏi, rồi sợ đã 
tan biến hết. Buổi đầu tiên đến ngôi trường tôi đã rất ấn tượng ấn tượng từ môi trường 
không gian và cả con người. Môi trường lớp học khang trang với khuôn viên hai tầng 
bao quanh thành một khối hình thang không gian yên tĩnh đã làm tôi cảm thấy vơi bớt 
lỗi lo lắng. Chị em đến trường dọn dẹp tổng vệ sinh qua mấy ngày trò chuyện và quen 
dần. Chị hiệu trưởng là người làm cho tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc chị 
sống rất tình cảm, tôn trọng, chan hòa, nhẹ nhàng.. .chị rất hài hước và hay cười. Mỗi 
buổi sáng đến trường chị hay đi các lớp chào hỏi các chị em đồng nghiệp và xem các 
con học sinh của mình như thế nào.Xuất phát từ những điều hạnh phúc nhỏ vậy, tôi 
bước đầu yên tâm công tác ở ngôi trường này và đến nay tôi đã công tác được 10 năm 
tại ngôi trường thân yêu tràn đầy tiếng cười và hạnh phúc
 Qua một người bạn đồng nghiệp đã giới thiệu với tôi là trên tivi kênh VTV7 
có một chương trình rất hay đó là “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” và tôi về nhà đã 
xem. Thật sự nó là một chương trình quá hay, tuyệt vời, tôi không kìm nổi những cảm 
xúc của mình, và tôi nhìn thấy trong đó có hình ảnh của tôi. Tôi cảm thấy mình còn 
quá nhiều điểm yếu và thiếu nhiều điều chưa làm được cho các con của mình. Từ đó 
tôi bước đầu nghiên cứu và làm theo
 Những buổi đầu năm học tôi cũng gặp ít khó khăn vì chưa quen cháu chưa 
quen nếp của các con, có nhiều bạn mới đến trường,và cũng một phần học trường tư 
thục các kỹ năng đơn giản nhất các con cũng chưa đạt, rồi tính cách các con khác 
nhau. Tôi bắt đầu quan sát chú ý đến từng trẻ nếp mỗi trẻ rồi tính cách các con. dần 
dần cô quen nếp của trẻ và trẻ bước đầu theo nếp của cô. Cứ như vậy qua mấy tháng Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy 
trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường 
mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc 
sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển 
nhân cách tốt đẹp.
2. Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự yêu thương.
 Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm 
xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm.
 Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu 
với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa 
số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt 
động với cô và các bạn. Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội 
dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy 
đủ chương trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công 
nghệ thông tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, 
tham gia sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương 
pháp mới. Đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua 
“Dạy tốt, học tốt” trong nhà trường, tham gia vào hội giảng thi giáo viên dạy giỏi cấp 
trường, phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm.
 Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở một tập 
thể nhà trường, ban giám hiệu trường tôi các chị như người chị cả trong gia đình sống 
rất tình cảm, chan hòa, bảo ban công việc rất nhẹ nhàng chu đáo luôn yêu thương, tôn 
trọng các em. Các chị là tấm gương để tôi học tập noi theo và biết cách tự hoàn thiện 
chính mình. Tôi luôn cởi mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ đoàn kết với chị em. 
Quan tâm chia sẻ với nhau về chuyên môn cũng như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công 
việc, động viên với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, để dẫn đến mọi người cùng 
đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tin tưởng, tương thân tương ái, dẫn đến 
một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác 
của người giáo viên.
 Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm 
vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ các con. 
Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với học sinh Minh chứng 3.
Con đường đó không hề đơn giản, nhưng với khát khao thay đổi tự thân của mỗi giáo 
viên thì tất cả chúng ta sẽ làm được. Nền giáo dục của chúng ta là nền giáo dục hạnh 
phúc, đào tạo ra những con người hạnh phúc.
3. An toàn cho trẻ
 Trường học hạnh phúc là gì? Là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, 
nói không với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và các con đều được sống 
trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Mỗi ngày đến trường cô và trò đều trong 
tâm thế vui tươi, thoải mái.
 Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn về 
“thể chất” và “tinh thần”. Giáo viên học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm 
về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường trẻ có cảm nhận như ở nhà. Do vậy an 
toàn về thể chất, trước hết là chúng ta phát triển để khỏe mạnh. Thể chất các con được 
đảm bảo chế độ ăn uống. Là một ngôi trường mới nhưng được sự quan tâm của các 
cấp lãnh đạo phòng, và địa phương. Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng bếp đầy 
đủ tiện nghi, thực hiện quy trình bếp hai chiều, tính khẩu phần ăn theo đúng sự chỉ 
đạo quản lý trên phần mềm. Nhà trường ký hợp đồng thực phẩm với các công ty cung 
ứng thực phẩm sạch theo sự chỉ đạo giám sát của phòng. Với đội ngũ các cô nhân viên 
với nhiều kinh nghiệm chế biến, nấu ăn, sự tận tụy, chịu thương chịu khó mày mò... 
đã nấu cho các con những bữa ăn rất ngon miệng đầy đủ các chất đủ định lượng. Trẻ 
ăn hết xuất của mình. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều 
thường xuyên, các cô đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động. Các 
con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Các cô luôn chú ý bao quát trẻ khi các 
con ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối cũng 
như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Các cô dạy trẻ một số kỹ năng khi ra 
ngoài như kỹ năng đi cầu thang tôi luôn cho các con xếp hàng và đi theo hàng sang 
bên phải các con đi như một đàn kiến và cả kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt cóc, 
hay tham gia giao thông. Có những hoạt động chúng tôi chia các con theo nhóm và có 
hoạt đông các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an toàn 100 %. Chúng 
tôi sưu tầm nghiên cức tìm tòi những trò chơi an toàn bổ ích cho trẻ khi trẻ được chơi 
hoạt động cả trong và ngoài lớp. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp 
xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_thuc_hien_tot_phong.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học hạnh phúc.pdf