Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT
“Hạnh phúc” là mục tiêu mà mỗi người đều muốn đạt được trong suốt quá trình làm việc và trải nghiệm cuộc sống. Nơi nào có hạnh phúc thì nơi đó có sự tôn trọng, có cả yêu thương và cảm giác được an toàn ở nơi đó. Mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018. Trường học Hạnh phúc là môi trường phát triển toàn diện, kích thích sự hứng thú học tập, tạo dựng niềm tin từ đó cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phát triển tối đa về thể chất và năng lực của bản thân mình. Đồng thời trường học hạnh phúc sẽ là nơi tạo dựng niềm tin, sự hài lòng của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Trường học hạnh phúc cũng là môi trường tốt nhất để xây dựng được đội ngũ giáo viên nhân viên nhiệt tình, nhiệt huyết, yêu nghề, chăm nghề cũng như việc tối ưu hóa đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. |
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, thì việc xây dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng và là vấn đề cần thiết của mỗi địa phương. Để xây dựng được lớp học hạnh phúc thì việc xây dựng được lớp học hạnh phúc được xem là vấn đề then chốt và cốt lõi. Mỗi lớp học hạnh phúc là một tế bào, một mắt xích, không thể thiếu trong công cuộc xây dựng trường học thân thiện. Ở đó mỗi học sinh, giáo viên đều cảm thấy thoải mái vui vẻ, hứng thú làm việc và học tập, từ đó tạo đà cho giáo viên và học sinh phát huy hết phẩm chất năng lực của bản thân. Lớp học hạnh phúc phải xây dựng dựa trên cơ sở “ tôn trọng”, “yêu thương” và ”an toàn”. Mỗi giáo viên, học sinh cùng nhau chia sẻ những yêu thương, tôn trọng lẫn nhau để từ đó có được môi trường dạy và học thân thiện, tích cực phát huy tối đa các năng lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Bên cạnh đó như chúng ta thấy đâu đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhức nhối trong trường học như: Bạo lực học đường, cư xử thiếu tôn trọng giáo viên của học sinh, cách quản lý lớp học của giáo viên hời hợt, thiếu khoa học, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến lớp học rời rạc về kết cấu, chậm tiến bộ về mặt nhận thức và kiến thức.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT THÁI HÒA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Lĩnh vực: Công đoàn ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ KINH NGHIỆM NHẰM GÓP PHẦN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG THPT” Tác giả: Nguyễn Thị Hòa - Trường THPT Thái Hòa Nguyễn Thị Dung- Trường THPT Tây Hiếu NĂM 2021 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Hạnh phúc” là mục tiêu mà mỗi người đều muốn đạt được trong suốt quá trình làm việc và trải nghiệm cuộc sống. Nơi nào có hạnh phúc thì nơi đó có sự tôn trọng, có cả yêu thương và cảm giác được an toàn ở nơi đó. Mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018. Trường học Hạnh phúc là môi trường phát triển toàn diện, kích thích sự hứng thú học tập, tạo dựng niềm tin từ đó cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phát triển tối đa về thể chất và năng lực của bản thân mình. Đồng thời trường học hạnh phúc sẽ là nơi tạo dựng niềm tin, sự hài lòng của các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Trường học hạnh phúc cũng là môi trường tốt nhất để xây dựng được đội ngũ giáo viên nhân viên nhiệt tình, nhiệt huyết, yêu nghề, chăm nghề cũng như việc tối ưu hóa đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, thì việc xây dựng trường học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng và là vấn đề cần thiết của mỗi địa phương. Để xây dựng được lớp học hạnh phúc thì việc xây dựng được lớp học hạnh phúc được xem là vấn đề then chốt và cốt lõi. Mỗi lớp học hạnh phúc là một tế bào, một mắt xích, không thể thiếu trong công cuộc xây dựng trường học thân thiện. Ở đó mỗi học sinh, giáo viên đều cảm thấy thoải mái vui vẻ, hứng thú làm việc và học tập, từ đó tạo đà cho giáo viên và học sinh phát huy hết phẩm chất năng lực của bản thân. Lớp học hạnh phúc phải xây dựng dựa trên cơ sở “ tôn trọng”, “yêu thương” và ”an toàn”. Mỗi giáo viên, học sinh cùng nhau chia sẻ những yêu thương, tôn trọng lẫn nhau để từ đó có được môi trường dạy và học thân thiện, tích cực phát huy tối đa các năng lực tiềm tàng trong mỗi cá nhân. Bên cạnh đó như chúng ta thấy đâu đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề nhức nhối trong trường học như: Bạo lực học đường, cư xử thiếu tôn trọng giáo viên của học sinh, cách quản lý lớp học của giáo viên hời hợt, thiếu khoa học, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến lớp học rời rạc về kết cấu, chậm tiến bộ về mặt nhận thức và kiến thức. Với hai mươi năm thực hiện nghề giáo bản thân chúng tôi được trải qua các thế hệ học trò, được đảm nhận công tác giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp với đủ các thành phần đối tượng khác nhau của học sinh, chúng tôi xin được trình bày một số kinh nghiệm của cá nhân xây dựng nên lớp học mà ở đó giáo viên và học sinh vui vẻ, hòa đồng, thân thiện nhưng không hề giảm sút sự tôn trọng của học sinh với giáo viên, và đặc biệt người giáo viên luôn được học sinh, gia đình và xã hội tin tưởng, là chỗ dựa về mặt tâm lý cho các trò và các phụ huynh. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu SSKN cho năm học 2021-2022 với tên đề tài "Một số kinh nghiệm nhằm góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT". 2. Điểm mới của đề tài - Là đề tài nghiên cứu đáp ứng được nhu cầu cần thiết của học sinh, giáo viên, nhà trường và xã hội. Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và được nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo các cấp khi Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc” vào tháng 4/2019 nhằm lan tỏa những giá trị: yêu thương, an toàn, và tôn trọng trong các nhà trường. 1.1. Khái niệm về hạnh phúc Khi chúng ta nói về hạnh phúc, chúng ta có thể nói về cảm nhận của bản thân trong thời điểm hiện tại, hoặc sự đề cập chung hơn về cách chúng ta cảm nhận về cuộc sống nói chung. Vì hạnh phúc thường là một thuật ngữ được định nghĩa rộng rãi, các nhà tâm lý học và các nhà xã hội học khác họ thường sử dụng thuật ngữ “hạnh phúc chủ quan” (subjective well-being) khi nói về cảm xúc này.Hai thành phần chính của hạnh phúc chủ quan là: Cân bằng cảm xúc và sự hài lòng trong cuộc sống.Vậy hạnh phúc là trạng thái cảm xúc dược biểu thị bởi cảm giác vui vẻ, hài lòng và sự đủ đầy. Hạnh phúc mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau, nó thường được mô tả với sự liên quan về cảm xúc tích cực và sự thỏa mãn trong cuộc sống nói chung. Cách thức để chúng ta nhận biết chúng ta đang hạnh phúc: - Thứ nhất: Cảm giác chúng ta được sống một cuộc sống mà chúng ta mong muốn. - Thứ hai: Chúng ta cảm nhận được rằng hoàn cảnh sống của mình tốt đẹp. - Thứ ba: Cảm giác mà chúng ta đã hoàn thành( hoặc sắp hoàn thành) những gì mà chúng ta mong muốn trong cuộc sống. - Thứ tư: Có nhiều cảm xúc tích cực hơn cảm xúc tiêu cực. Những người cảm thấy hạnh phúc vẫn cảm nhận được toàn bộ các cung bậc cảm xúc của con người, thỉnh thoảng sẽ tức giận, thất vọng, chán nản, cô đơn và thậm chí là buồn bã. Nhưng kể cả khi đối mặt với sự khó chịu, họ vẫn có một niềm lạc quan tiềm ẩn rằng mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, họ có thể đối diện với những gì đang diễn ra, và họ sẽ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc trở lại .Khi chúng ta được sống trong hạnh phúc thì tác nhân hạnh phúc sẽ tác động tích cực lên toàn bộ cuộc sống của bản thân mình: - Những cảm xúc tích cực làm tăng sự hài lòng với cuộc sống. - Hạnh phúc giúp mọi người tạo dựng kĩ năng đối phó tốt hơn và những nguồn cảm xúc mạnh mẽ hơn. - Cảm xúc tích cực có liên quan đến sức khỏe và tuổi thọ tốt hơn. Một nghiên cứu cho thấy những người trải qua nhiều cảm xúc tích cực hơn tiêu cực có khả năng sống lâu hơn trong khoảng thời gian 13 năm. - Cảm xúc tích cực làm tăng khả năng phục hồi. Khả năng phục hồi giúp mọi người quản lý căng thẳng và hồi phục tốt hơn khi đối mặt với những thất bại. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người hạnh phúc hơn thường có mức hormone căng thẳng cortisol thấp hơn và những lợi ích này có xu hướng tồn tại theo thời gian. nhau vật chất. Mà yêu thương có khi chỉ đơn giản là cái gật đầu tán thưởng, là cái vỗ tay động viên, là ánh mắt thân thiện, là lời cảm ơn chân thành,... An toàn được hiểu là trạng thái mà con người, thiết bị, môi trường thiên nhiên được bảo vệ, phòng chống lại những tác nhân nguy hại có thể phát sinh (hoặc tiềm ẩn) do những nguyên nhân chủ quan, khách quan trong cuộc sống. Lớp học hạnh phúc là môi trường để dạy và học mà cả người thầy lẫn học sinh cảm thấy được tôn trọng, được yêu thương và cảm thấy được an toàn.Trong lớp học hạnh phúc ấy, thầy giáo đóng vai trò là người hướng dẫn, người định hướng, người truyền lửa của giờ học còn học trò thỏa sức bộc lộ năng lực, suy nghĩ, được chia sẻ, được lĩnh hội các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong giờ học, trong cuộc sống. Hình ảnh kết quả điều tra mong muốn của các em HS về nhà trường, thầy cô giáo, gia đình , bạn bè, và bản thân trong công cuộc xây dựng môi trường học tập “yêu thương, tôn trọng, an toàn” 1.3. Kỹ năng mềm Để có được sự thành công thì chỉ có kiến thức, trình độ chuyên môn thôi là chưa đủ, bạn cần phải có cả kỹ năng mềm. Ngày nay kỹ năng mềm ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình đối với sự thành bại trong sự nghiệp cũng như xã hội của một cá nhân. Kỹ năng mềm (Soft Skills) hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội, là thuật ngữ dùng để chỉ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Kỹ năng mềm còn được hiểu là sự kết hợp tính cách, hành vi và thái độ cho phép mọi người giao tiếp hiệu quả, hợp tác và kiểm soát thành công các xung đột. Những người có kỹ năng mềm tốt thường có kỹ năng nhận thức tốt các tình huống và trí tuệ cảm xúc mạnh mẽ giúp chúng ta thích nghi tốt trong môi trường làm việc khó khăn mà vẫn tạo ra được những kết quả tốt nhất. Ngày nay kỹ năng mềm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại trong sự nghiệp của mỗi người. 3. Nội dung 3.1 Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp Giáo viên chủ nhiệm lớp là linh hồn của một lớp học, không những đòi hỏi về chuyên môn mà còn có những yêu cầu về ứng xử, cách tổ chức và phân phối công việc. Trong các trường phổ thông giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trò đặc biệt quan trọng, là người quản lý, tổ chức, chỉ đạo và điều phối các hoạt động của một lớp học. Công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp bao gồm rất nhiều hoạt động, cần khai thác, phối hợp với các lực lượng để cùng giáo dục học sinh, thống nhất giữa các lực lượng giáo dục đó là nguyên tắc, đồng thời là con đường xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu chung. Thực tế đã khẳng định năng lực công tác, kinh nghiệm sư phạm và ý thức trách nhiệm của người giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng học tập và tu dưỡng của học sinh trong một lớp học.Giáo viên chủ nhiệm là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc giáo dục và hình thành các kỹ năng sống cho học sinh, cũng là người điều hành lớp học của mình để học sinh cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng và cảm giác được an toàn khi học tập và trải nghiệm trong môi trường sống của mình. Để làm tốt những công việc đó giáo viên chủ nhiệm cần có những kỹ năng: Còn với cô giáo N.T.H thì công việc vào lớp đầu tiên của cô ấy là tươi cười, cô quan sát lớp học thấy còn lộn xộn thì làm vài động tác thật đáng yêu để thu hút sự chú ý của các học sinh. Cô ấy nói chuyện về cuộc sống, cô ấy tạo ra các chủ đề về gia đình, bạn bè, thầy cô để học sinh bày tỏ quan điểm, lập trường và cả những khúc mắc trong lòng bấy lâu nay của học sinh. Từ đó cô giáo tìm cách trao đổi với phụ huynh để phối hợp giáo dục uốn nắn kịp thời những sai lầm mà các em dễ mắc phải.Trong các cách nói chuyện của cô giáo N.T.H luôn chân thành, cởi mở, dễ gần. khả năng quan sát lớp nhanh, phát hiện vấn đề rất tốt và các pha xử lý tình huống sư phạm đi vào lòng người. Chúng ta thường hỏi tại sao Cô A có thể quát học sinh, thậm chí dùng thước để răn đe mà mà không bị HS phản ứng lại ? Còn cô B cho dù nói gì cũng bị HS có thái độ không tốt, thiếu tôn trọng. Tất cả đề có nguyên nhân của sự việc, để là một GV có được sự tôn trọng của HS thì mỗi GV nên thực hiện theo các bước sau: Phong cách ăn mặc phải thực sự chuẩn mực. Không mặc váy xẻ quá cao, không diện đồ quá mỏng, không mặc váy quá ngắn, không được mặc đồ âu quá chật trước lớp... Không trang điểm đậm quá, tóc không được nhuộm quá lố. Thái độ bình tĩnh điềm đạm, ôn hòa. Cách nói từ tốn, chắc chắn, đặc biệt phải hiểu vấn đề theo hướng tích cực, và xử lý các vấn đề theo hướng tích cực, lạc quan. các tình huống xử lý phải có tính chất giáo dục. Cách nói chuyện với Hs cần có sự hài hước, vui vẻ nhưng không quên mất tính chất của sự việc. Khi giáo dục HS phạm lỗi, thì GV cần cho HS đó biết được mình đang mắc lỗi gì? Sai hay đúng, nghiêm trọng tới mức nào, kém văn hóa chỗ nào.. Rồi cho HS chọn hình thức phạt. Cách xử lý tình huống nên giải quyết nhanh gọn, không kéo dài thời gian, không nhắc đi nhắc lại, không đay nghiến, chì chiết, không lôi chuyện cũ để xử lý cùng chuyện mới. Trong giao tiếp tất thảy GV cần phải tỏ rõ quan điểm tôn trọng HS,tôn trọng phụ huynh. Làm cho HS, phụ huynh hiểu được tâm ý của mình khi xử lý các tình huống xảy ra một cách tốt nhất, rõ ràng nhất. Tất cả các thao tác của Gv trên lớp phải diễn ra thật tự nhiên, thoải mái không gượng gạo, cứng nhắc, ngôn ngữ phù hợp. Để kỹ năng giao tiếp ,ứng xử sư phạm có kết quả tốt nhất, thì trên hết người đó phải có kỹ năng giải quyết các vấn đề thật tốt. (b) Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn đề( Problem Solving skills) đây được hiểu là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn. Đây là kỹ năng cực kỳ quan trọng có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống, công việc của bản thân. Trong cuộc sống luôn có các tình huống phát sinh theo nhiều chiều hướng khác nhau và đầy bất ngờ đòi hỏi chúng ta phải xử lý linh hoạt, chuẩn xác. Những cá nhân thực hiện tốt kỹ năng này sẽ giúp cho bản thân không lúng túng, tự tin đứng trước đám đông,..Trong môi trường dạy học các tình huống xảy ra bất ngờ, trước các trò nghịch ngợm của học sinh thì các tình huống oái oăm xảy ra liên tục đòi hỏi
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_nham_gop_phan_xay_d.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm nhằm góp phần xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT.pdf