Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường, lớp học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ.

Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì? Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ. Với tôi, hiểu một cách đơn giản, trường học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muổn đen'". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những cảm xúc.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng trường, lớp học hạnh phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học. Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc với sự phát triển của trẻ, tôi chọn đã đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình.

docx 33 trang giangvu 08/05/2024 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................2
I. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................2
II. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm: .............................................................2
III. Phạm vi và đối tượng, nội dung nghiên cứu:..................................................3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................4
I. NỘI DUNG LÝ LUẬN......................................................................................4
1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................4
2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................................4
II. THUẬN LỢI,KHÓKHĂN ...............................................................................5
1. Thuận lợi............................................................................................................5
2. Khó khăn............................................................................................................5
III. CÁC BIỆN PHÁPTHỰC HIỆN......................................................................6
1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên ..................6
2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và tinh thần
cho trẻ......................................................................................................................8
3. Biện pháp 3: Tôn trọng cảm xúc của trẻ..........................................................10
4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động ngàyhội, ngày lễ nhằm lan tỏa hạnh phúc
 12
5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà...............................trường
 13
IV. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANG LẠI..................................................14
1. Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: .................................................14
2. Đối với trẻ:.......................................................................................................15
3. Đối với phụ huynh...........................................................................................15
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................................17
1. Kết luận............................................................................................................17
2. Khuyến nghị ....................................................................................................17
D. PHỤ LỤC - Định hướng, bồi dưỡng cho giáo viên để có được tâm thế vui vẻ, tự tin 
cùng xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc.
III. Phạm vi và đối tượng, nội dung nghiên cứu:
 1. Đối tượng nghiên cứu: Giáo viên, học sinh, CMHS trường MN Nhân 
Chính
 2. Phạm vi nghiên cứu: Các lớp mẫu giáo trường MN Nhân Chính
 3. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2020-2021; 2021-2022
 4. Nội dung đã nghiên cứu: Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng 
lớp học hạnh phúc trong trường mầm non.
 5. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài này tôi thực hiện với một số phương 
pháp sau đây:
 - Phương pháp nghiên cứu khoa học - lý luận.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế.
 - Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm. bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, hứng 
thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ năng 
cần thiết cho bản thân.
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHẢN
1. Thuận lợi
 - Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia các lớp chuyên đề về xây 
dựng trường mầm non hạnh phúc do phòng giáo dục và đào tạo tổ chức.
 - Trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, có đầy đủ phương tiện và 
đồ dùng, đồ chơi để phục vụ trẻ học tập. Sân trường rộng rãi, thoáng mát.
 - Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm, phối hợp với nhà trường trong 
công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
 - Giáo viên ham học hỏi, tích cực phối hợp với CMHS hướng dẫn trẻ học tại 
nhà trong thời gian trẻ nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh.
2. Khó khăn
 - Năm học 2021-2022 là năm học đặc biệt, trẻ phải nghỉ học để phòng, chống 
dịch bệnh Covid-19. Trẻ học tại nhà qua các Video bài giảng của cô nên việc tiếp 
thu kiến thức bị hạn chế.
 - Đa số phụ huynh học sinh còn mải công việc chưa thực sự quan tâm, phối 
hợp với giáo viên tham gia các hoạt động cùng con tại trường, lớp, hướng dẫn con 
học tại nhà trong thời gian trẻ nghỉ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chưa quan 
tâm đến những thông tin nhà trường tuyên truyền trên các nhóm Zalo của lớp, trang 
Fanpage, Website của trường, mức độ tương tác ít.
 - Một vài giáo viên còn ngại khó, ngại đổi mới, chưa thực sự lắng nghe và 
hiểu trẻ để trao cơ hội, niềm tin cho trẻ. chia sẻ về tâm tư, nguyện vọng của mình. Và bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay 
đổi cách đánh giá giáo viên và trẻ, thay đổi từ cử chỉ, hành động, lời nói.... Thay vì 
áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho giáo viên thỏa sức sáng tạo, giáo viên và 
trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.
 Khi xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động, tôi giao cho các giáo viên của 
từng tổ chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình 
thực tế của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình 
khung của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi không áp đặt 
giáo viên phải theo ý mình. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương 
án tối ưu nhất rồi thực hiện, cùng nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
 Tôi đã rất tôn trọng, gần gũi, lắng nghe ý kiến của các đồng chí giáo viên, tận 
dụng những điểm hay, điểm mới để đi đến thống nhất và thực hiện có hiệu quả, mặt 
khác cũng nhẹ nhàng, chân tình chỉ ra những điều còn chưa phù hợp để các cô nhận 
ra và sửa chữa. Tôi còn thường rà soát lại những việc mình đã làm, những lời mình 
đã nói trước đội ngũ giáo viên xem đã chuẩn chỉnh chưa, gương mẫu trong mọi mặt 
để mọi người thấy đó mà làm và thực hiện theo.
 Vào mỗi buổi sáng khi đến trường, tôi luôn vào thăm các lớp, xem tâm trạng 
của các cô giáo, vui vẻ hay buồn bã, bực bội? Nếu phát hiện cô giáo có tâm trạng 
không tốt, tôi gần gũi, chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo đã được giải tỏa những buồn bực, 
lo lắng trong lòng thì tiếp tục dạy trẻ. Như vậy, các cô sẽ thấy thoải mái và dạy trẻ 
cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Làm được điều đó, cô giáo đến trường có cảm giác 
được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Có như vậy các cô 
giáo mới làm việc hết tâm của mình, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với nhà 
trường.
 Đến trường các cô giáo gặp nhau đều chào nhau vui vẻ, thể hiện cử chỉ thân 
mật. Như vậy sẽ làm cho không khí của trường, lớp học luôn vui vẻ, đồng nghiệp 
luôn yêu thương, đoàn kết với nhau, những điều giáo viên không hài lòng về nhau 
sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó sẽ thắt chặt thêm tình đồng nghiệp, tăng mối đoàn kết nội 
bộ trong nhà trường. Mọi người yêu thương, đoàn kết, vui vẻ với nhau, từ đó không 
còn tình trạng bạo lực trẻ xảy ra trong nhà trường, đó cũng là một thành công nhỏ 
do biện pháp này đem lại.
 Trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch Covid-19, tôi tham mưu với đồng chí 
Hiệu trưởng tổ chức Hội thảo qua phòng Zoom chủ đề xây dựng trường, lớp mầm tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ phát triển tư 
duy sáng tạo. Người giáo viên cần tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái, coi lớp học như 
ngôi nhà của mình mà ở đó trẻ được tham gia hoạt động vệ sinh, trang trí, sáng tạo 
theo khả năng của mình.
 Khi xây dựng môi trường trong lớp, tôi đã trao đổi với đồng chí tổ trưởng 
chuyên môn, các khối trưởng cùng thống nhất với giáo viên tạo các góc phù hợp đảm 
bảo diện tích cho số trẻ hoạt động thoải mái, mầu sắc hài hòa. Tất cả các mảng đều 
mang tính mở để dễ thay đổi và có sự góp sức của trẻ, từ đó trẻ có hứng thú, thích 
đến trường để được chiêm ngưỡng sản phẩm do mình tạo ra. Đồ dùng, đồ chơi đảm 
bảo thuận tiện mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng và sắp xếp bố trí ở trong tầm 
tay, tầm mắt của trẻ. Việc xây dựng môi trường lớp học cũng phải tự nhiên nhất, 
biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ để 
tạo ra môi trường thận thiện, gần gũi và tạo niềm hạnh phúc cho trẻ.
 Giáo viên các lớp đều có các ý tưởng riêng, rất sáng tạo để lớp mình có được 
môi trường đẹp và ý nghĩa. Mỗi buổi sáng khi đến cửa lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một 
biểu tượng cảm xúc và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó. Trẻ háo hức 
khoe với bố mẹ, bảo bố mẹ mở điện thoại để ngắm hình ảnh con cô gửi lên nhóm. 
Mỗi lớp một sắc thái khác nhau, ý tưởng khác nhau nhưng tựu trung là mang lại niềm 
vui, niềm hạnh phúc cho trẻ mỗi ngày đến trường. (Phụ lục: hình ảnh 2,3,4)
2.2. Xây dựng môi trường ngoài lớp học
 Đồ chơi ngoài trời đẹp cũng tạo cho trẻ yêu thích ngôi trường của mình hơn, 
muốn đến trường hơn. Năm học 2020-2021, được sự quan tâm của UBND quạn 
Thanh Xuân, trường MN Nhân Chính được cải tạo, xây dựng khang trang, có thêm 
01 sân chơi cho trẻ. Tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng mua bổ sung thêm 
đồ chơi ngoài trời (Bộ tập gym đa năng) cho các con học sinh tham gia chơi giúp 
phát triển thể lực và tạo tâm lý thoải mái khi các con tham gia chơi ngoài trời.
 Những đồ chơi ngoài trời đã bạc màu sơn, nhìn không còn hấp dẫn, nhà trường 
đã cho sơn lại sáng sủa hơn, trong những ngày nghỉ dịch, những cán bộ, giáo viên, 
nhân viên tham gia trực trường đã sơn lại toàn bộ đồ chơi ngoài trời.
Những đồ chơi tưởng đã cũ giờ lại trở nên rực rỡ sắc màu, khiến sân trường sinh 
động hơn. Học sinh đi học trở lại sau nghỉ dịch đã rất hứng thú với cả sân trường đồ 
chơi mới. (Phụ lục: hình ảnh 5,7)
 Tại các sảnh hành lang, chúng tôi cho trang trí tạo các góc chơi nhỏ cho trẻ 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_x.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường m.pdf