Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ

4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm.

Ban giám hiệu chưa quan tâm nhiều đến cảm xúc cá nhân của giáo viên mỗi ngày; đa phần đánh giá giáo viên trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Khi xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu, sở thích của cá nhân trẻ; việc điều chỉnh kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ chưa được quan tâm đúng mức.

Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa được linh hoạt, sáng tạo, ít cho trẻ quan sát, trải nghiệm.

Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng chủ yếu quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, chưa quan tâm đến việc tìm hiểu và đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi, tạo cảm giác cho trẻ cảm nhận cha mẹ, cô giáo vừa là thầy, vừa là bạn giúp cho trẻ được sống trong một môi trường đảm bảo “An toàn - Hạnh phúc”

doc 30 trang giangvu 08/05/2024 1280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường mầm non “An toàn- Hạnh Phúc” ở trường mầm non Yên Phụ
 2
 - Nghiên cứu 
 và thực 
 nghiệm các 
 Nguyễn Trường Phó giải pháp: 3, 
 15/07/
 2 Giang mầm non hiệu Đại học 40% 5
 1972
 Minh Yên Phụ trường - Phát phiếu 
 điều tra và 
 tổng hợp kết 
 quả.
 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 15/08/2021. 
 3. Các thông tin cần bảo mật: Không. 
 4. Mô tả các giải pháp cũ thường làm.
 Ban giám hiệu chưa quan tâm nhiều đến cảm xúc cá nhân của giáo viên mỗi 
ngày; đa phần đánh giá giáo viên trên kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
 Khi xây dựng kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động giáo dục chưa quan 
tâm nhiều đến nhu cầu, sở thích của cá nhân trẻ; việc điều chỉnh kế hoạch phù 
hợp với khả năng của trẻ chưa được quan tâm đúng mức.
 Phương pháp tổ chức các hoạt động chưa được linh hoạt, sáng tạo, ít cho trẻ 
quan sát, trải nghiệm.
 Công tác phối kết hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng chủ yếu quan tâm đến 
công tác chăm sóc sức khỏe trẻ, chưa quan tâm đến việc tìm hiểu và đáp ứng 
nhu cầu tâm lý lứa tuổi, tạo cảm giác cho trẻ cảm nhận cha mẹ, cô giáo vừa là 
thầy, vừa là bạn giúp cho trẻ được sống trong một môi trường đảm bảo “An toàn 
- Hạnh phúc”
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến
 Như nhà xã hội học người Mỹ E.R.PARK có nói “Người ta sinh ra không 
phải đã là con người, mà chỉ trở thành con người trong quá trình giáo dục”; Vì 
vậy giáo dục thế hệ trẻ là một quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch của 
toàn xã hội mà giáo dục nhà trường là nòng cốt. Muốn nâng cao chất lượng giáo 
dục toàn diện đáp ứng thời kỳ công nghiệm hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quốc 
BM-SK02 Trang 2 4
mầm non Yên Phụ và đề xuất những giải pháp góp phần cho toàn thể cán bộ, 
giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường được sống trong môi trường an 
toàn, thân thiên, “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
 Nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức chăm sóc, giáo dục 
trẻ, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ 
làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của trường, lớp và địa phương. 
 Xây dựng môi trường giáo dục mang tính "mở", kích thích sự tập trung 
chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào 
các hoạt động, trải nghiệm đa dạng.
 Giáo viên nắm được mục tiêu của việc xây dựng trường mầm non “An 
toàn - Hạnh Phúc”; từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện, lồng ghép phù hợp với 
điều kiện của nhóm, lớp và khả năng nhận thức của trẻ cũng như tâm sinh lý 
lứa tuổi; Lồng ghép các tiêu chí xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh 
phúc” thể hiện qua các hoạt động hàng ngày như: giờ đón trả trẻ, thể dục sáng, 
hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trờiđảm bảo tính phù 
hợp, hài hoà theo từng độ tuổi; trẻ được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng 
nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân 
trẻ.
 Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống 
nhất cùng quan tâm xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh Phúc”
 7. Nội dung
 7.1. Thuyết minh giải pháp mới hoặc cải tiến (Nêu rõ, chi tiết và đầy đủ 
các bước thực hiện giải pháp mới hoặc cải tiến và có thể minh họa bằng các 
bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm, đĩa, bảng biểu, số liệu)
 Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân 
viên và phụ huynh học sinh.
 a. Mục đích: Làm cho mọi CBGV-NV trong đơn vị hiểu rõ mục đích của 
việc xây dựng trường mầm non “An toàn, hạnh phúc”; Từ đó các tập thể, cá 
nhân đều ra sức chung tay thực hiện có hiệu quả phong trào.
BM-SK02 Trang 4 6
tiếp thu được những bài học mới. Đồng thời, việc trẻ có hứng thú với các hoạt 
động sẽ giúp các cô có thêm động lực giảng dạy và sáng tạo những phương pháp 
dạy học mới để trẻ hứng thú và tham gia tích cực vào hoạt động.
 Hình ảnh 1: Hội nghị bồi dưỡng chuyên môn ( Lý thuyết)
 Hình ảnh 2: Hội nghị bồi dưỡng chuyên môn ( Thực hành)
 - Việc xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” phải bắt đầu từ 
đâu? Để công tác xây dựng trường mầm non “An toàn - Hạnh phúc” đạt hiệu 
quả thì người thầy là nhân tố quyết định; đặc biệt người hiệu trưởng là nhân tố 
BM-SK02 Trang 6 8
nhân lên và nỗi buồn được san sẻ, các con cảm thấy hạnh phúc từ những điều 
giản dị, một lời nhắn nhủ, động viên, một lời nhận xét chính xác.
 Hình ảnh 3: Những giây phút vui vẻ sau giờ học của cô và trẻ
 Hình ảnh 4: Giờ ra chơi của cô và trẻ
BM-SK02 Trang 8 10
trình cụ thể theo năm học, từng tháng, từng chủ đề, kế hoạch hàng ngày và các 
hoạt động cụ thể. 
 c. Các bước tiến hành:
 Bước 1: Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác xây dựng 
trường mầm non “An toàn – Hạnh phúc” và tình hình thực tế của địa phương và 
của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng dự thảo kế hoạch và đưa ra các tiêu chí 
cụ thể.
 Bước 2: Lấy ý kiến đóng góp của BGH, đội ngũ giáo viên cốt cán và toàn 
thể cán bộ giáo viên để kế hoạch và các tiêu chí được hoàn thiện.
 Bước 3: Ban hành kế hoạch; Triển khai kế hoạch đến 100% cán bộ quả lý, 
giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
 Bước 4: Giáo viên căn cứ kế hoạch và các tiêu chí của nhà trường và tình 
hình thực tế của nhóm lớp để xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào của nhóm 
lớp mình phụ trách cụ thể theo năm học, chủ đề và hàng ngày. 
 Bước 5: BGH xem xét phê duyệt kế hoạch của các nhóm lớp.
 Giải pháp 3: Xây dựng môi trường giáo dục an toàn về thể chất và tinh 
thần.
 a. Mục đích
 Giúp giáo viên xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn về thể chất, 
và tâm lý cho trẻ; môi trường vừa có tác dụng giáo dục, vừa có tính thẩm mỹ và 
tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong 
cuộc sống.
 * Nội dung 
 Từ kết quả thực hiện của chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm 
trung tâm” chúng ta thấy môi trường giáo dục có ảnh hưởng đến đến sự thành 
công trong học tập của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi của trẻ có đạt 
được hay không nó còn ảnh hưởng rất lớn từ môi trường giáo dục. Song để giúp 
giáo viên xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả đòi hỏi mỗi chúng ta cần dựa 
trên các nguyên tắc cụ thể: 
BM-SK02 Trang 10 12
 Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc hoạt động chính được duy trì 
thường xuyên, trẻ không cần phải di chuyển hoặc đóng lại vì vậy cán bộ quản lý 
cần giúp giáo viên suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này.
 + Việc sắp xếp các góc cần linh hoạt để có thể sắp xếp lại. Ví dụ để thay 
đổi sự tập trung của góc đóng vai từ trò chơi gia đình sang trò chơi bệnh viện, 
hoặc tạo ra không gian cho giờ ngủ trưa bằng cách di chuyển một số giá để đồ. 
Vì vậy khi thiết kế các góc hoạt động giáo viên cần lưu ý: sắp xếp những hoạt 
động tương đồng được bố trí gần nhau (Hoạt động tĩnh xa hoạt động động); mỗi 
góc chơi cần có giới hạn không gian chơi bằng các vật liệu trong lớp như chiếu, 
giá, đồ chơi; các góc chơi được bố trí cả trong lớp lẫn ngoài trời song dù góc 
chơi ở trong lớp hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở, đảm bảo rằng 
trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp 
ngã; mỗi góc chơi đều có đồ dùng, học liệu, phương tiện đặc trưng của mỗi góc; 
Đồ dùng, phương tiện ở mỗi góc cần được bày biện hấp dẫn đảm bảo tính thẩm 
mỹ, thuận tiện cho trẻ sử dụng.
 *Xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học.
 Cảnh quan môi trường ngoài lớp học cũng vô cùng cần thiết đối với quá 
trình giáo dục trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học song song với việc xây dựng môi 
trường trong lớp giáo viên phải quan tâm đến việc xây dựng môi trường thiên 
nhiên ngoài lớp học cho trẻ khám phá khi hoạt động ngoài trời. Sưu tầm trồng 
các loại rau, các loại hoa, cây cảnh phù hợp theo mùa,. Mỗi một loại cây, rau 
phải có biển chữ đầy đủ để khi trẻ được quan sát khám phá cây xanh cùng một 
lúc có thể giúp trẻ làm quen với các chữ cái trong biển.
 Từ thực tế cho thấy cảnh quan môi trường trong và ngoài lớp học sinh 
động, xanh - sạch - đẹp thu hút phụ huynh đến gửi con vào trường. Đặc biệt là 
được phòng GD&ĐT huyện Yên Phong đánh giá rất cao về chất lượng chăm sóc 
giáo dục trẻ và tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực hơn nhiều so với năm 
học trước.
 => Trên cơ sở các nội dung trên nhà trường đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện 
phong trào từ những khu điểm, lớp điểm. Thực tế nhà trường đã tiến hành chỉ 
BM-SK02 Trang 12

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_mam_n.doc