Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay

Trong mọi thời đại trường học là cái nôi để trau dồi kiến thức, năng khiếu, đam mê và nhân cách của các thế hệ học sinh. Với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay, việc kiến tạo mô hình trường học hạnh phúc là nhiệm vụ trọng tâm, thể hiện mục tiêu, lý tưởng và là điểm nhấn trong triết lý giáo dục hiện đại mà các nhà trường phải không ngừng nỗ lực thực hiện.

Bản thân tôi là một giáo viên công tác hơn 20 năm tại trường THPT Tương Dương 1, đóng trên địa bàn huyện miền núi giáp danh với Lào. Trường không còn chế độ nội trú từ năm 2013. Một số rất ít học sinh được ở trong kí túc xá của nhà trường tận dụng cơ sở vật chất đã được đầu tư và các em phải trả chi phí điện nước, còn lại đa phần các em phải thuê nhà trọ của dân để ở.

Với đặc thù như vậy, để khích lệ các em tới tới trường, động viên các giáo viên miền xuôi yêu nghề và an tâm công tác thì việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc là một việc cấp thiết, để thầy cô và học sinh thực sự cảm nhận được hạnh phúc - "mỗi ngày tới trường là là một ngày vui".

Với tôi đơn giản trường học hạnh phúc là mỗi học sinh cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Khi học sinh cảm nhận được hạnh phúc, yêu thương, thấy trường học thực sự là nơi hữu ích, sẽ tạo cho các em sự phấn chấn, mê say trong học tập, nghiên cứu khoa học để trở thành người hữu ích cho xã hội. Vì thế có thể nói trường học hạnh phúc là nền tảng, bệ đỡ tinh thần để những ý tưởng, mục tiêu giáo dục, đào tạo được thực hiện 1 cách hiệu quả, ý nghĩa nhất.


docx 56 trang giangvu 08/05/2024 550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 Viết tắt Từ hoặc cụm từ
THPT Trung học phổ thông
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
DTTS Dân tộc thiểu số
CBNGNLĐ Cán bộ nhà giáo người lao động
BGH Ban giám hiệu
KTX Ký túc xá
CBGV, NV Cán bộ giáo viên nhân viên
UBND Ủy ban nhân dân
HS Học sinh 4. Mục đích nghiên cứu
 Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp xây dựng trường học 
hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay” với mục 
đích:
 - Giúp học sinh vui thích và hạnh phúc mỗi khi được đến trường. Giáo dục đạo 
đức, tình cảm.. .cho học sinh THPT. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
 - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng 
thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành 
công trong sự nghiệp trồng người của mình.
 - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành 
công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình trạng 
bỏ học của học sinh tại các trường học miền núi.
 5. Phương pháp nghiên cứu
 + Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm 
hạnh phúc. có liên quan đến đề tài.
 + Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác 
chủ nhiệm và giảng dạy trong hai năm học
 + Phương pháp điều tra xã hội học, sử dụng toán thống kê và so sánh.
 6. Tính mới của đề tài:
 - Lần đầu tiên đề tài " Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại 
trường THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay "dược triển khai thực hiện 
ở tại Trường THPT Tương Dương 1 thuộc huyện miền núi vùng cao nhưng không 
có chế độ nội trú.
 - Các giải pháp được đưa ra trong giai đoạn cả nước đang tập trung vượt qua 
đại dịch Covid và đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành giáo dục nói chung và Trường 
THPT Tương Dương 1 nói riêng
 - Các giải pháp mà đề tài đề xuất đáp ứng được quan điểm, yêu cầu xây dựng 
trường học hạnh phúc, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục.
 7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, đề tài gồm 3 phần:
 Phan I. Cơ sở lý luận, thực tiễn về việc xây dựng Trường học hạnh phúc
 Phan II. Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT 
Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
 Phan III. Kết quả đạt được, bài học kinh nghiệm và hướng phát triển đề tài - Giúp cho CBGV, NV đang công tác trong nhà trường có nhận thức đầy đủ, 
đúng đắn về tầm quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì nhà trường mà ở đó học 
sinh, CBGV,NV được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn được hiểu và được 
có giá trị; nói rộng hơn là phát triển môi trường nhà trường thân thiện, văn minh, 
cùng hợp tác vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đối mới căn bản toàn diện giáo 
dục và đào tạo hiện nay.
 - Hướng đến xây dựng phát triển một mô hình “Trường học Hạnh phúc” dựa 
trên nguyên lý trải nghiệm hạnh phúc của con người: Kết nối với bản thân - Kết nối 
với người khác - Kết nối với thế giới tự nhiên. Theo đó, giáo dục cho học sinh các 
năng lực: Tự quan tâm, quan tâm đến người khác và quan tâm đến môi trường.
 - Công đoàn nhà trường chủ động tổ chức và biết cách tham gia cùng với 
chuyên môn, các đoàn thế khác trong trường tổ chức, hướng dẫn và tạo điều kiện cho 
CBGV, NV thực hiện các nội dung xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với điều 
kiện thực tế tại nhà trường.
 1.4. Tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc
 - Xây dựng Trường học có tình yêu thương
 Trường học có tình yêu thương và hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, phụ huynh 
và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được niềm đam 
mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình và tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ 
động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học sinh của mình trong quá trình học tập, thiết 
lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh.
 Trường học có tình yêu thương và hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng 
thú với những giờ học, hứng thú với thời gian học tập, sinh học tại trường. Không có 
áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Quên đi 
mọi vất vả để cùng nhau vượt khó trước mọi mọi hoàn cảnh.
 - Xây dựng Trường học an toàn
 Trường học an toàn là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ 
đánh nhau, xô xát, bắt nạt giữa học sinh, không có những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Ở 
đó, CBNGNLĐ và học sinh được đảm bảo sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lí, học 
sinh được chăm sóc, bảo vệ.
 - Xây dựng Trường học có sự tôn trọng
 Một trường học được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời 
lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó 
là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của 
tập thể. Trong ngôi trường đó, mọi thành viên đều có cơ hội để phát triển tối đa tiề 
m năng của bản thân, không có ai bị bỏ lại phía sau, tất cả cùng thay đổi và tiến bộ.
 1.5. Nhiệm vụ xây dựng trường học hạnh phúc - Hỗ trợ CBGV, NV nâng cao kỹ năng ứng xử sư phạm ý thức đạo đức nghề 
nghiệp, giáo dục học sinh để thầy cô và học sinh biết lắng nghe, thấu hiểu, biết 
tôn trọng và được an toàn, biết chia sẻ, được ghi nhận và yêu thương
 + Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, chuyên đề để hỗ trợ và chia 
sẻ kinh nghiệm ứng xử các tình huống sư phạm, mời chuyên gia tư vấn, nhận diện, 
xử lý các tình huống vi phạm các quy định đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật của 
CBGV, NV trong lao động nghề nghiệp, về trường học hạnh phúc v.v
 + Tổ chức đối thoại, giải đáp, chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng ứng xử sư 
phạm với CBGV, NV học sinh trên cổng thông tin điện tử của trường.
 + Xây dựng các tư liệu về tình huống sư phạm, các câu chuyện đạo đức, về 
truyền thống Tôn sư trọng đao, văn hóa ứng xử, kỹ năng sống v.v.
 + Quyết tâm xây dựng mô hình Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - 
Học sinh hạnh phúc, trong đó lấy tiêu chí trường học không có hiện tượng vi phạm 
đạo đức nhà giáo là tiêu chí chính.
 - Phát hiện, tôn vinh và biểu dương, khen thưởng các cá nhân và tập thể 
điển hình về việc xây dựng môi trường sư phạm, những tấm gương nhà giáo tận 
tụy , mẫu mực, có thành tích trong giảng dạy, nghiên cứu, học tập và sáng tạo để 
lan tỏa trong toàn trường, trong địa phương và tới cộng đồng xã hội
 + Tiếp tục tham gia phong trào Viết về tấm gương người tốt việc tốt, gương 
điển hình tiên tiến, phấn đấu mỗi tháng có 2 bài viết đăng tải website của trường và 
của quận, được lựa chọn những tấm gương của nhà trường để tôn vinh, tuyên dương 
cấp quận và cấp thành phố.
 + Động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể lớp, tổ chuyên môn, các cá nhân 
CBGV, NV có thành tích trong phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, trong 
việc triển khai thực hiện chủ đề và nhiệm vụ năm học.
 2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT 
Tương Dương 1
 2.1. Thực trạng chung
 Trong những năm qua, giáo dục đào tạo nước ta đã có nhiều cố gắng và đã đạt 
được nhiều thành tựu đáng trân trọng, tạo được một số nhân tố cần thiết để phát triển 
trong tương lai. Tuy vậy, giáo dục vẫn còn trong tình trạng yếu kém, khó khăn về 
nhiều mặt. Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII của Đảng đã chỉ ra những yếu kém của 
giáo dục: "Giáo dục và đào tạo nước ta còn nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô, cơ 
cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục, chưa đáp ứng kịp thời 
những đòi hỏi lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế- xã 
hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 
theo định hướng xã hội chủ nghĩa". địa bàn huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp còn nhiều 
bất cập. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học 
sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu 
sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập 
cho nhà trường.
 Đội ngũ cán bộ chủ yếu đều từ dưới xuôi lên công tác và đều ở trong KTX của 
nhà trường, còn học sinh thì các em đến từ các bản xã nghèo, trường bị cắt nội trú 
nên cơ sở vật chất không đủ để các em ở nội trú mà đa số các em phải thuê nhà ở trọ 
của dân để sinh hoạt và học tập. Việc quản lý các em đối với nhà trường thật sự gặp 
nhiều khó khăn, tình trạng bỏ học diễn ra đến mức báo động. Với đặc thù của môi 
trường như vậy nên công việc của giáo viên, công nhân viên nhà trường cũng khác 
với các trường THPT khác trong tỉnh. Ngoài những giờ lên lớp trên bục giảng, chúng 
tôi còn là những người anh, người chị, người cha người mẹ quản lý, chăm sóc các 
em, dạy các em những kĩ năng cuộc sống khi xa gia đình, là người bạn cùng các em 
tâm tình, sẻ chia. Trong đại dịc đang diễn biến phức tạp, chúng tôi luôn có mặt kịp 
thời khi các em cần, xem các em học sinh là con, là em, xem ngôi trường là ngôi nhà 
thứ hai của mình. Với môi trường như vậy, mọi hoạt động của nhà trường đều hướng 
đến mục tiêu chung đó là xây dựng một ngôi trường thân thiện, hạnh phúc. Tất cả 
luôn bên nhau, yêu thương, sẻ chia, đoàn kết để cùng hướng đến thực hiện nhiệm vụ: 
“Đào tạo nguồn cán bộ cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh nhà”, “Xây dựng Trường 
THPT Tương Dương 1 là trung tâm chất lượng cho giáo dục huyện miền núi Tương 
Dương Nghệ An.
 Phần II. Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường 
THPT Tương Dương 1 trong giai đoạn hiện nay
 1. Thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”
 1.1. Mục đích
 Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng “Trường học hạnh phúc” của Trường THPT 
Tương Dương 1 để tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
 1.2. Cách thức thực hiện
 Sau khi nhận được công văn của công đoàn ngành , cấp ủy, lãnh đạo nhà 
trường đã triển khai và nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học 
hạnh phúc” Trường THPT Tương Dương 1.
 Thành viên của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc” bao gồm: cấp 
ủy, lãnh đạo nhà trường, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, các tổ trưởng, 
Ban đại diện hội cha mẹ học sinh.
 Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo “Xây dựng Trường học hạnh phúc”: lên kế hoạch 
tổng thể, hoạt động trong từng tuần, từng tháng, trong năm học. Phân công nhiệm vụ 
cho các bộ phận thực hiện. Tổ chức thực hiện các hoạt động, lắng nghe

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_truong_hoc_h.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại Trường THPT Tương Dương 1 t.pdf