Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Nhân Chính

Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Sinh thời Bác Hồ đã nói “Trẻ em là tương lai của đất nước” một đứa trẻ hạnh phúc tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc. Như chúng ta đã biết, với sự phát triển của xã hội, sự đổi mới của đất nước đã kéo theo mặt trái của cơ chế thị trường như: các tệ nạn xã hội, sự suy giảm về đạo đức, thiếu lương tâm, trách nhiệm; ý thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng... Ông bà ta thường nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, thể hiện môi trường có vai trò quyết định rất lớn đến tính cách và con người. Môi trường học tập tốt rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì mỗi lớp học cũng phải hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc điều trước tiên cô giáo là người hạnh phúc.

Vậy “Lớp học hạnh phúc” đảm bảo ba tiêu trí: an toàn, yêu thương và tôn trọng. Có nghĩa yêu cầu mỗi người giáo viên phải hiểu an toàn là gì? Là mỗi trẻ được an toàn cả về thể chất và tinh thần, mỗi đứa trẻ đều được yêu thương đối xử công bằng, đều được nói lên những ý kiến của mình và luôn được các cô và các bạn lắng nghe tôn trọng. Trẻ em có hạnh phúc vui vẻ khi ở lớp trẻ mới có thể tiếp thu được tốt các kỹ năng, kiến thức cô giáo dạy trẻ ở trường trẻ mới được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục mới được nâng cao.

docx 28 trang giangvu 08/05/2024 860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Nhân Chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Nhân Chính

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non Nhân Chính
 MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................2
 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu:....................................................................................3
 3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu...................................................................4
 4. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.......................................................................4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................................5
 I. Cơ sở lý luận ..................................................................................................5
 II. Các giải pháp đã tiến hành:...........................................................................7
 1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của giáo viên.........................................7
 2. Giải pháp 2: Xây dựng lớp học hạnh phúc................................................8
 2.1. Xây dựng môi trường lớp học an toàn hạnh phúc:.............................8
 2.2. Hãy tôn trọng cảm xúc .....................................................................10
 2.3. Hãy yêu thương trẻ...........................................................................11
 2.4. An toàn cho trẻ .................................................................................12
 3. Giải pháp 3: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường ..................13
 4. Hiệu quả của sáng kiến............................................................................14
 5. Bài học kinh nghiệm: ..............................................................................15
C. KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ.................................................................16
 1. Kết luận .......................................................................................................16
 2. Khuyến nghị ................................................................................................16
D. PHỤ LỤC 3
những hoạt động trọng tâm của ngành Giáo dục nhằm giúp cho đội ngũ giáo 
viên ngày càng vững mạnh mọi mặt và sẵn sàng tích cực đồng hành với lộ trình 
đổi mới giáo dục của nước nhà.
 Phong trào thi đua “Xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc” là một 
phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên công 
tác tại một trường mầm non Nhân Chính, tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng 
của phong trào này đối với việc hình thành, phát triển toàn diện nhân cách trẻ và 
phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để “mỗi 
ngày đến trường đều trở thành một ngày thật hạnh phúc với trẻ”, tìm ra những giải 
pháp phù hợp để khắc phục tồn tại, thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua và 
góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy các cháu của nhà trường, của 
lớp tôi ngày một tốt hơn. Với những kinh nghiệm đã có, tôi mạnh dạn đưa ra: 
“Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường mầm non”. 
 Nhằm mục đích lan tỏa những giá trị tích cực của phong trào, phát huy 
tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên cùng chung tay “Xây dựng trường 
học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” một cách có hiệu quả và đồng bộ. Bản thân 
tôi đã chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một số giải pháp tích cực, hữu hiệu mà 
tôi đã thực hiện trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà 
trường từ năm học 2020-2021 đến nay. Đó là xây dựng lớp học hạnh phúc bắt 
đầu từ những điều nhỏ nhất và có lẽ nó phải bắt đầu từ khát khao gieo hạnh phúc 
từ mỗi người giáo viên để thực sự mỗi ngày trẻ đến lớp là mỗi ngày vui. Với 
giáo dục mầm non đây chính là xây dựng một môi trường vui tươi, thân thiện 
lành mạnh. Môi trường trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, được bảo 
vệ, được tôn trọng và được tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập để 
phát triển toàn diện về mọi mặt.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Đưa ra một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc để giúp cho giáo viên 
dũng cảm nhìn nhận, chia sẻ, trao đổi, quan điểm, suy nghĩ của mình để cùng 
thay đổi. 
 Tìm và áp dụng những giải pháp để xây dựng lớp hạnh phúc giúp cho trẻ, 
phụ huynh mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui. 
 Nhằm giúp cho bản thân và giáo viên trong trường có sự thay đổi, có thêm 
kinh nghiệm, hoàn toàn vui vẻ khi đến với trẻ bằng tình thương, sự tôn trọng, 
bằng cả tâm trí, sự linh hoạt, sáng tạo để giúp cô và trẻ thấy hạnh phúc và đều có 
cảm giác “Lớp học là ngôi nhà thân yêu”. 5
 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống 
vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có rất nhiều định nghĩa về 
hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối 
với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được 
hạnh phúc trong môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy lớp học phải 
là lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. 
Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi 
trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. lớp 
học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày 
đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và 
những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn 
mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và 
say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm 
yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có 
một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những 
chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với phụ huynh. 
Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người 
hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một 
ngày vui và thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà 
chơi chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi 
trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích 
các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh 
thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể chất 
và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn, 
lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có 
một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi 
chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Một môi trường học tập chỉ có thể 
có hạnh phúc nếu các mối quan hệ được xây dựng và thực hiện dựa trên sự yêu 
thương. Yêu thương bắt đầu từ sự thấu hiểu, chia sẻ với người khác mà không 
phải là sự ích kỉ, đơn phương thực hiện. Yêu thương cũng là một giá trị truyền 
thống của dân tộc ta, nên phát huy nó không phải là việc khó khăn. Trường học 
hạnh phúc là phải để. “Trẻ là ngọn nến thắp sáng niềm hạnh phúc của cha mẹ và 
cô giáo”. Ngọn nến muốn sáng cần có bàn tay nâng niu từ nhiều khía cạnh gia 
đình, trường học, xã hội. Khi mỗi ngày đến trường của con là một ngày vui (Có 
nghĩa là hạnh phúc) hạnh phúc đó sẽ lan tỏa đến thầy cô và cha mẹ vậy nên 7
 II. Các giải pháp đã tiến hành:
 1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của giáo viên
 Để thực hiện có hiệu quả, tôi phải thay đổi. Tích cực tu dưỡng, rèn luyện 
phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, để thực sự là những tấm gương sáng về 
nhân cách, đạo đức cho học sinh noi theo. Rèn luyện, trau dồi nhân cách hàng 
ngày bằng thái độ sống tích cực, luôn hết mình vì công việc được giao. Phải có 
một thân thể khỏe mạnh và một tâm hồn trong sáng, không gợn lên những ham 
muốn, dục vọng tầm thường. Sống lạc quan vui vẻ, biết chia sẻ những niềm vui 
hay những khó khăn đồng nghiệp và người thân để cùng nhau tháo gỡ.
 Khi giáo viên đến trường, đôi lúc còn mang tâm trạng ở nhà mình đến lớp, 
những bực bội lo toan bộn bề của cuộc sống còn thể hiện trên gương mặt của các 
cô giáo. Là một giáo viên cùng lớp tôi luôn lo lắng liệu tâm trạng ấy, khi các cô 
giáo vào lớp thì sẽ dạy trẻ như thế nào? Hay là chỉ dạy cho xong, cho hết giờ? 
Bởi vậy, vào mỗi buổi sáng khi đến trường, tôi luôn xem tâm trạng của đồng 
nghiệp hôm nay thế nào? Vui vẻ hay buồn bã, bực bội? Nếu phát hiện cô giáo có 
tâm trạng không tốt, tôi trò chuyện để đồng nghiệp chia sẻ, tâm sự, khi cô giáo 
đã được giải tỏa những buồn bực, lo lắng trong lòng. Như vậy, các cô sẽ thấy 
thoải mái và dạy trẻ cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Làm được điều đó, bản thân 
giáo viên trong cùng một lớp có cảm giác được trân trọng, tin tưởng, cảm thấy 
hạnh phúc mỗi khi đến lớp. Có như vậy các cô giáo mới làm việc hết tâm của 
mình, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với trường, lớp. 
 Xây dựng mối quan hệ thân thiện là việc đầu tiên cần phải thực hiện ở 
một tập thể nhà trường. Tôi luôn tự chủ động cởi mở, thân thiện với tất cả đồng 
nghiệp mỗi khi gặp nhau, chào nhau vui vẻ, thể hiện cử chỉ thân mật, “yêu 
thương” nhau khi đến trường. Quan tâm chia sẻ với nhau về chuyên môn cũng 
như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công việc, động viên với nhau mọi vấn đề trong 
cuộc sống, dẫn đến một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự 
thành công trong công tác của người giáo viên. 
 Đã có lúc bản thân tôi bực bội không vui với ánh mắt vô cùng “giận dữ” 
khi trẻ chưa ngoan, không giữ nề nếp lớp học, không tập trung chú ý nghe cô 
giáo. Sự cầu toàn của tôi đặt ra bắt buộc trẻ phải theo “khuôn mẫu” mà tôi 
không nghĩ trẻ muốn làm theo những gì mà mình muốn. Liệu rằng trẻ có hạnh 
phúc không khi cứ “lập trình” trẻ như một con robot như thế? Giáo viên thật sự 
phải là một người khiến cho trẻ hứng thú học thích tham gia vào các hoạt động 
của lớp chứ không phải khiến cho trẻ sợ và học trong áp lực. Vì thế, nhiệm vụ 
của cô giáo không chỉ đơn giản là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ theo 
chương trình khung mà mục tiêu đã đề ra, mà còn là làm thế nào để trẻ thấy 
được ngôi trường, lớp học của mình trở thành một nơi an toàn, vui vẻ và “hạnh 
phúc”. “Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx