Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015 theo định hướng tiếp cận năng lực học sinh là một chủ trương lớn của Việt Nam, nhằm thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, trong đó đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo được xem là một khâu có tính chất đột phá. Chuyển từ kiểm tra đánh giá theo hướng nội dung sang kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh nên đòi hỏi người dạy phải tìm ra, đề xuất được những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Trong đó việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là một bước đổi mới căn bản, có tính tất yếu hướng đến sự thay đổi hệ hình trong nội dung và phương pháp giáo dục hiện nay.

Lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO, mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu được triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và sau đó nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục đào tạo trên cả nước. Xây dựng trường học hạnh phúc, mỗi trường học đều hướng tới mục tiêu: xây dựng một môi trường giáo dục đem đến niềm vui hạnh phúc cho cả giáo viên và học sinh, thầy cô thân thiện, học sinh tích cực. Trường học hạnh phúc là nơi không bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương lẫn nhau. Đồng thời, đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc, mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Để kiến tạo được trường học hạnh phúc thì mỗi đơn vị lớp học bao gồm học sinh, giáo viên chủ nhiệp và tập thể phụ huynh của lớp đó cần xây dựng được “lớp học hạnh phúc”. Hơn 18 năm trong nghề, với nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, lương tâm của một nhà sư phạm đã thôi thúc tôi luôn cố gắng phấn đấu, tận tâm, nỗ lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi hiểu hơn ai hết về vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc mà ở đó mọi thành viên học sinh đều chăm chỉ tích lũy tri thức, bồi dưỡng nhân cách tâm hồn cao đẹp, sống yêu thương, sẻ chia, luôn vui vẻ, lạc quan, tự tin...


docx 61 trang giangvu 08/05/2024 1462
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp
 MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU...................................................................................................................................
B. NỘI DUNG ...............................................................................................................................3
I. Cơ sở của đề tài...........................................................................................................................3
1. Cơ sở lý luận..............................................................................................................................3
2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................6
II. Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc.........................................................................7
2. 1. Xây dựng kỷ luật tích cực trong lớp học ...............................................................................7
2.1.1. Kỷ luật tích cực....................................................................................................................7
2.1.2. Các giải pháp xây dựng kỉ luật tích cực trong lớp học .......................................................7
2.2. Đổi mới nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp với các chủ đề .........tâm lí học đường... 11
2.2.1. Giáo viên chủ nhiệm với tiết sinh hoạt lớp........................................................................11
2.2.2. Tâm lí học đường...............................................................................................................13
2.2.3. Tổ chức tiết sinh hoạt lớp với chủ đề liên quan tới tâm lý học đường ..............................16
2.3. Tăng cường hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo..................................................16
2.3.1. Giáo viên chủ nhiệm với hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo.............................18
2.3.2. Một số hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo ........................................................22
2.4. Đổi mới tổ chức họp phụ huynh...........................................................................................22
2.4.1. Họp phụ huynh ..................................................................................................................23
2.4.2. Đổi mới tổ chức họp phụ huynh ........................................................................................27
III. Thiết kế giáo án minh hoạ: Họp phụ huynh sơ kết học kì I .................................................27
3.1. Định hướng thiết kế..............................................................................................................32
3.2. Thiết kế kịch bản họp phụ huynh .........................................................................................37
3.3. Hiệu quả đổi mới họp phụ huynh .........................................................................................38
IV. Hiệu quả của đề tài................................................................................................................38
4.1. Ứng dụng..............................................................................................................................38
4.2. Đối tượng ứng dụng..............................................................................................................38
4.3. Hiệu quả qua thực tế áp dụng đề tài trong công tác chủ nhiệm............................................38
C. KẾT LUẬN ............................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................46
PHỤ LỤC......................................................................................................................................47 ngược như cố tình vi phạm.... Phần lớn những hành vi này bắt nguồn từ nguyên nhân 
trường học vẫn đang nặng nề về dạy kiến thức văn hóa mà chưa chú ý nhiều đến tâm 
lí, đến sự phát triển toàn diện của học sinh, chưa thực sự để học sinh là chính mình, 
chưa cho học sinh một môi trường học tập toàn diện, thân thiện, nhiều tình thương, 
chia sẻ. Hay nói cách khác là chưa tạo cho học sinh một trường học thực sự hạnh 
phúc.
 Với các lí do trên, tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh 
phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp". Với mong muốn phong trào “Xây dựng 
trường học hạnh phúc" của ngành giáo dục phát động trở thành mô hình lan tỏa, hiệu 
quả và ý nghĩa, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để trường học thực sự là 
“nơi ước đến, chốn mong về" với các thế hệ học sinh. Và hơn hết là tạo được môi 
trường phát triển tốt nhất hạnh phúc nhất cho học sinh, môi trường mà ở đó học sinh 
cảm thấy an toàn, tự tin để phát triển và hoàn thiện bản thân.
 II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách xây dựng lớp học hạnh 
phúc - môi trường học tập hạnh phúc với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ 
đó áp dụng thể nghiệm vào thực tiễn làm công tác chủ nhiệm lớp qua đó vừa tạo một 
môi trường học tập thân thiện, tích cực, an toàn vừa hình thành và phát triển năng lực 
người học.
 Trong phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm, tôi không có tham vọng giải quyết 
hết những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc một cách triệt để bởi đây là vấn đề 
mới và phức tạp. Tôi chỉ tập trung làm rõ một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh 
phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp trong vai trò là một giáo viên chủ nhiệm. Đó 
là một số giải pháp cụ thể như: Xây dựng kỉ luật tích cực trong lớp học; đổi mới nâng 
cao hiệu quả tiết sinh hoạt lớp gắn liền với các chủ đề liên quan đến tâm lí học đường; 
tăng cường hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh; đổi mới tổ chức 
họp phụ huynh ........................................
 Từ thu hoạch, tôi hi vọng tìm ra những cách tiếp cận học sinh, các xây dựng 
lớp học có chất lượng, có hiệu quả nhằm tạo nên một trường học thân thiện, hạnh 
phúc.
 III. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
 Tìm hiểu, đổi mới phương pháp chủ nhiệm lớp nhằm xây dựng một môi trường 
học tập hạnh phúc, ở đó người học không chỉ rèn luện được tri thức, phát triển năng 
lực, đủ năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn mà còn phát triển được những 
cảm xúc xã hội. Thông qua lớp học hạnh phúc, học sinh vừa phát triển năng lực, vừa 
có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có cá tính 
và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. Và cũng từ 
đó học sinh hình thành và phát triển phương pháp học tập, nhất là phương pháp tự 
học để có thể tự học suốt đời và biết ứng dụng những kiến thức và kĩ năng học được 
vào cuộc sống. nhằm giúp cho đội ngũ giáo viên vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng tích cực đồng 
hành với lộ trình đổi mới giáo dục của nước nhà.
 Lớp học hạnh phúc là lớp học đầy tình yêu thương nơi mà ở nơi đó người tham 
gia giảng dạy, người học và phụ huynh đều được sống trong hạnh phúc, trong đó 
hạnh phúc của người học được coi là mục tiêu cao nhất. Lớp học hạnh phúc là môi 
trường an toàn không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát 
giữa học sinh với học sinh, không có sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội, không có 
tai nạn đáng tiếc như tự tử... vì áp lực. Lớp học hạnh phúc là nơi mà tất cả đối tượng 
được tôn trọng, Không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm 
nhân phẩm, danh dự của học sinh, nhà giáo. Đặc biệt là sự tôn trọng sự khác biệt, 
không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. Tất cả những điều trên có nghĩa 
là, lớp học hạnh phúc là lớp học mà ở đó giáo viên hạnh phúc, học sinh được phát 
triển toàn diện, được tôn trọng, được trở thành chính mình, được yêu thương, được 
sẻ chia, được lắng nghe, được sống trong môi trường an toàn, thân thiện, và nhiều 
yêu thương.
 Vì sao cần phải xây dựng lớp học hạnh phúc?
 Xây dựng lớp học hạnh phúc sẽ tạo cho học sinh môi trường học tập tốt nhất. Đó 
là mỗi học sinh đến lớp, đến trường vừa là để rèn luyện về kiến thức văn hóa, rèn 
luyện về các kĩ năng và còn cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương từ thầy cô, bạn bè. 
Đến lớp để đón nhận niềm vui và nếu có nỗi buồn, khó khăn thì luôn được quan tâm, 
san sẻ. Hạnh phúc đối với người học đôi khi rất giản dị, đó có thể là một giờ học đầy 
hứng thú, hấp dẫn; có thể là một cơ hội để khám phá và thể hiện năng lực của bản 
thân; có thể là một lời sẻ chia, thăm hỏi, nhắn nhủ, động viên; một lời phê, nhận xét 
chính xác, chân tình; một phong cách giản dị, trong sáng, mực thước với trí tuệ uyên 
bác của thầy cô đều để lại những ấn tượng, hình ảnh đẹp theo người suốt cuộc đời. 
Hạnh phúc đối với người học không chỉ là những nỗ lực, cố gắng của người học được 
thấu hiểu và đền đáp, được ghi nhận qua những điểm số chính xác, bằng những phần 
thưởng nho nhỏ động viên mà đó còn là tự mình không ngừng nỗ lực vươn lên, học 
hỏi, trải nghiệm trên hành trình hoàn thiện bản thân của mỗi người. Hạnh phúc còn 
là sự chân thành, hồn nhiên trong sáng của tình bạn, là những vấn vương rung động 
đầu đời của tuổi mới lớn, là khung cảnh nên thơ của hàng cây, ghế đá. Lớp học hạnh 
phúc đối với mỗi học sinh còn là môi trường học tập mà các em có được hứng thú 
với việc đến trường hàng ngày, các em có được niềm đam mê và hứng thú học tập, 
có được sự chủ động, tích cực, sáng tạo ra những giá trị mới qua những môn học, bài 
giảng; là nơi các em không thấy căng thẳng, mệt mỏi, áp lực môn học; là nơi các em 
được tôn trọng sự khác biệt....
 Lớp học hạnh phúc tạo cho người dạy niềm vui, hạnh phúc. Hạnh phúc khi ở đó 
người dạy gắn kết, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó, chia sẻ với người 
học trong các hoạt động học tập văn hóa, hoạt động rèn luyện phẩm chất năng lực. 
Người dạy tìm được niềm đam mê và nhiệt huyết giảng dạy, tích cực đưa ra các các 
phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò trong quá trình 
học tập. Người dạy yên tâm và có động lực giảng dạy, sáng tạo ra

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc thông qua công tác chủ nhiệm lớp.pdf