Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Tản Lĩnh
Bác Hồ đã từng khẳng định: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người. Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc, nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn, ... tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.
Năm học 2022 - 2023 là năm học có nhiều thay đổi về nội dung chương trình học cũng như việc đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực. Trong mấy năm học gần đây, nhiều trường đã chú trọng việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc.
Đây là vấn đề mới mà ngay từ đầu năm học tháng 9, phòng giáo dục huyện Ba Vì đã quan tâm chỉ đạo và giao nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 là năm học đặt ra nhiều thách thức với các trường học và giáo viên, bên cạnh nhiệm vụ trọng tâm chất lượng giảng dạy thì việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc cũng phải quan tâm chú trọng. Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục.
Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của mình, cùng với việc thực hiện giảng dạy đổi mới tiếp cận năng lực học sinh trong thời gian vừa qua, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề mới này: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường Tiểu học Tản Lĩnh” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Tản Lĩnh
Đề tài: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường TH Tản Lĩnh”. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 1. Mục đích: Thông qua việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Tản Lĩnh” với mục đích: Đưa ra một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức lớp học hạnh phúc hiệu quả. Giúp giáo viên có giải pháp để có thể giải toả áp lực, căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó yêu nghề và thành công hơn trong sự nghiệp trồng người. 2. Nhiệm vụ: Từ mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tìm ra các giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Tản Lĩnh. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu áp dụng trong phạm vi nhà trường trong năm học 2022 - 2023. (Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023) - Tháng 9: Khảo sát tình hình thực tế tại lớp. - Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 4 năm 2023 thực hiện các nội dung của đề tài. - Tháng 4 năm 2023 hoàn thiện đề tài. - Đối tượng nghiên cứu là học sinh Lớp 2A5, Trường Tiểu học Tản Lĩnh. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện, tôi đã sử các nhóm phương pháp sau: 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra xã hội học - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm 3. Nhóm các phương pháp bổ trợ khác 2 / 15 Đề tài: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường TH Tản Lĩnh”. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm tình hình 1.1. Thuận lợi * Học sinh: ngoan chủ động trong học tập, giao tiếp cũng như trong tiếp cận thông tin xã hội. Các em thích đến trường, ngoài học tập các em cũng rất thích các hoạt động tập thể. * Phụ huynh: Bên cạnh đó cũng luôn được phụ huynh đồng hành, ủng hộ nhiệt tình, luôn muốn con em mình được học trong một trường học an toàn, lớp học hạnh phúc và tham gia nhiều hoạt động học tập tích cực. * Giáo viên: Nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết, có tay nghề chuyên môn vững, luôn say sưa tâm huyết với công việc. 1.2. Khó khăn * Học sinh - Một số học sinh còn hiếu động, chưa chú ý, tích cực trong giờ học, chưa tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập của bản thân, chưa tự giác tham gia các hoạt động học tập - Một số học sinh thường hay tự ti, mặc cảm, sợ sệt, nhút nhát, chưa biết thể hiện mình trước lớp, chưa chủ động chia sẻ với thầy thầy, bạn bè * Phụ huynh - Một số bộ phận phụ huynh còn hạn chế về nhận thức nên việc quan tâm con cái học hành còn ít và chưa chu đáo. * Giáo viên Đầu năm, tôi có thực hiện một cuộc khảo sát toàn bộ giáo viên với câu hỏi “Thầy (cô) có hạnh phúc khi đến trường không?” Kết quả đa số các thầy rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía như: Khối lượng kiến thức, nội dung chương trình; kết quả thi, thành tích trong giáo dục; áp lực từ phía phụ huynh, từ phía xã hội. Áp lực từ chính bản thân mỗi giáo viên: Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt những điều mà mình đã lập trình sẵn và khi học sinh không đạt được những kì vọng ấy, chúng ta trở nên chán nản, mệt mỏi, nhiệt huyết với nghề giảm sút, thậm chí có giáo viên còn có ý định bỏ nghề. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc tìm tư liệu thông tin về lớp học hạnh phúc còn ít nên còn gặp nhiều khó khăn. Và thế là, với giáo viên và học sinh, mỗi ngày đến trường không còn là một ngày vui, lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. 2. Nguyên nhân của thực trạng Về tâm sinh lí: Học sinh Tiểu học là bậc học đầu tiên tại trường phổ thông nên có sự thay đổi về thể chất lẫn tâm sinh lí. Mặt khác, ở lứa tuổi các em đa số 4 / 15 Đề tài: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường TH Tản Lĩnh”. học sinh trong mỗi lớp học mà bản thân tôi đã áp dụng thực hiện ngay tại lớp học của mình. Các giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cần được thực hiện ưu tiên hàng đầu. Từ những lý do, những cơ sở lý luận, thực trạng và những suy nghĩ của bản thân về việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc hiệu quả” như đã trình bày ở trên, tôi xin đưa ra một số biện pháp sau: * Những biện pháp chung: 1. Biện pháp 1: Tìm kiếm tài liệu về lớp học hạnh phúc. 2. Biện pháp 2: Đổi mới bản thân, kiến tạo hạnh phúc. 3. Biện pháp 3: Ứng xử sư phạm nâng cao năng lực nhà giáo. 4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả giảng dạy. 5. Biện pháp 5: Đổi mới giờ sinh hoạt cuối tuần. 6. Biện pháp 6: Hoạt động của nhà trường góp phần xây dựng các lớp học hạnh phúc. 7. Biện pháp 7: Xây dựng phòng học thân thiện. * Biện pháp từng phần: 1. Biện pháp 1: Tìm kiếm tài liệu về lớp học hạnh phúc Đây là bước làm đầu tiên rất quan trọng là cơ sở nền tảng ban đầu. Ban đầu tôi chưa hiểu hết về khái niệm này, tôi cũng không biết bắt đầu từ đâu, phải làm như thế nào vì khái niệm Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc rất trừu tượng, nhiều trường đã và đang thực hiện Xây dựng trường học hạnh phúc phải tốn một hành trình dài, hiều gian nan, thử thách. Tôi tiến hành tự tìm hiểu trên Internet, qua theo dõi thêm phóng sự về trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc trên VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam, và tôi đã học được một số kinh nghiệm để thực hiện nó được dễ dàng. Tuy tư liệu tìm hiểu được không có nhiều nhưng đã mở ra cho tôi nhiều ý tưởng cũng như định hướng cho tôi cách đi đúng đắn. Từ đây, tôi nhận thấy chủ đề này là một vấn đề hay là không hề khó thực hiện mà lại thiết thực. Trong năm học này tôi bắt tay vào làm ngay và đã thu được nhiều kết quả và bài học quý. 2. Biện pháp 2: Đổi mới bản thân, kiến tạo hạnh phúc Tôi rất tâm đắc một câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục “Thầy hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. Khi đã hiểu khái niệm này và nhận thức đúng, đưa vào vận dụng hành động thực tế. Xây dựng trường học hạnh phúc trước hết bản thân cần thiết phải thay đổi, làm bản thân mình phải hạnh phúc thì mới làm cho người khác hạnh phúc. 6 / 15 Đề tài: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường TH Tản Lĩnh”. Nhân cách của các em cũng hình thành qua các hoạt động qua các mối quan hệ xung quanh theo thời gian. Để giúp em hoàn thiện nhân cách cũng như là kỹ năng sống, giáo viên sẽ là người giúp đỡ các con. Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy sẽ là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực. Khi có sự việc xảy ra, bản thân tôi phải hết sức bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tránh những câu hỏi tại sao như: Tại sao con lại đánh bạn? Tại sao con lại nói thế? . Nên cho học sinh lần lượt trình bày, tôi nhẹ nhàng tìm cách giải quyết giúp các con có kĩ năng sống, rút ra bài học cho bản thân, tự thấy lần sau mình cần phải đối xử với bạn phù hợp, chan hòa hơn, hướng các em đến những điều tốt. Nếu bạn nào cảm thấy mình làm chưa đúng thì hãy suy nghĩ lại, tạo cơ hội cho các con sửa sai. Mong các con có những hành vi đúng đắn thân thiện yêu thương nhau hơn để chơi cùng nhau vui vẻ hơn. Cũng không phải là bỏ qua những lỗi mà tìm cách xử lí một cách nhẹ nhàng êm đẹp. Kiểm chế cảm xúc bản thân không phải là quá thân thiện làm cho học sinh cho rằng thầy hiền lành, mà hãy thay đổi bằng những hành động và thói quen đầu tiên trong cách ứng xử sư phạm. Đòi hỏi giáo viên phải bằng tình yêu thương học sinh đưa ra cách giải quyết hợp lí, nếu xử lí được các tình huống sư phạm càng khéo léo thì càng tuyệt vời. Tình huống 1: Học sinh nói chuyện trong giờ học Đầu năm học, khi nhận lớp có một học sinh thường xuyên hay nói chuyện trong giờ học, không tập trung vào bài. Để giúp học sinh đỡ thói quen này mỗi khi học sinh tự nói chuyện quay xuống nói chuyện. Tôi bình tĩnh vui vẻ, tươi cười nói, thường dùng các câu như: Em có chuyện gì đấy? em có cần bạn giúp gì không? Thầy có thể giúp em nếu em chưa hiểu bài nhé. Lúc đó tôi sẽ hướng em tiếp đã vào bài học. Tình huống 2: Lớp học không sạch Tình huống này cũng xảy ra thường xuyên trong các lớp học. Một buổi sáng đầu giờ học, khi giáo viên bước vào lớp, trên bục giảng có một vài giấy rác. Nếu gặp tình huống này tâm lý giáo viên thường tỏ ra khó chịu. Nhưng đây chỉ vì một số học sinh hay nghịch ngợm hay do chưa có thói quen để rác không đúng nơi quy định. Gặp tình huống này cũng là cơ hội để giáo dục các em học sinh đó. Giáo viên vẫn bình tĩnh vui vẻ, có thể nói là lớp học của chúng ta hôm nay chưa được sạch lắm vì có một số giấy trắng nằm ngay vị trí phía trên lớp học mà chúng mình đều dễ nhìn thấy khi nhìn lên học bài. Vậy bạn nào có thể giúp thầy nhặt đi để cho lớp mình đẹp hơn? Chắc chắn là sẽ có học sinh xung phong dọn lớp. Sau khi lớp đã được dọn sạch đẹp giáo viên có thể nói cảm ơn 8 / 15 Đề tài: “Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc tại Trường TH Tản Lĩnh”. Kết quả Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm tôi cảm thấy mình nhiều thay đổi phong thái nhẹ nhàng hơn, sống bao dung độ lượng và cảm thấy hạnh phúc an toàn hơn, hạnh phúc với nghề mình đã chọn. Khuyên các em làm nhiều việc tốt ngay cả khi đối xử với bạn bè ở lớp, ở nhà hay ở nhà hay trong xã hội. Kết quả mỗi học sinh tự cảm thấy hạnh phúc tích cực, lớp học hạnh phúc. 4. Biện pháp 4: Nâng cao hiệu quả giảng dạy Các trường học đang trong công cuộc đổi mới về chương trình sách giáo khoa đầy khó khăn thách thức. Nhưng điều đầu tiên cần thay đổi, cần thực hiện song song đó là giáo dục phẩm chất tốt đẹp, hình thành thói quen yêu thích tự giác học tập, phát huy hết năng lực sở trường cho học sinh. Đây cũng là tiền đề động lực thúc đẩy sự thành công của công cuộc đổi mới chương trình sách giáo khoa hiện nay. Năng lực mỗi em là khác nhau, với một số em học còn chậm bản thân em đó đã thầy gắng lắm rồi nhưng chỉ làm được đến một giới hạn nhất định. Là giáo viên cần nắm được khả năng của mỗi em, nhìn thấy sở trường của các em để động viên các em phát huy năng lực sở trường đó. Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen. Tránh chê bai trách móc khi học sinh làm sai, học cách chấp nhận những lỗi sai của các em. Trong giờ học nào cũng vậy, khi các em trả lời chưa đúng hay làm sai một phép tính, một bài toán, thầy luôn phải chấp nhận những lỗi sai của học trò. Khi học sinh làm bài sai, giáo viên đừng vội buồn mà nên cho các em làm lại hoặc đưa ra gợi ý định hướng để các con làm lại cho đúng, đặc biệt với học sinh yếu, học sinh học hòa nhập để giúp các em được thấy mình là một phần của lớp, của trường. Tâm lí chung của học sinh là sợ trả lời sai, có em còn hỏi “Làm sai có bị sao không ạ?” Trong tình huống đó, tôi có thể nói vui rằng: “Sai à? Không sao, thầy cảm ơn”. Cảm ơn ở đây là cảm ơn em đã dũng cảm sửa lỗi sai, đó là bài học sâu sắc cho mỗi học sinh trong lớp. Khi khen cần cụ thể, tránh khen chung chung. Ví dụ Thầy thấy con có vẻ làm thành thạo tính cộng dạng này đấy, trong đoạn văn của con có 1 câu con đã nhân hóa, so sánh rất hay mà thầy rất thích đó là con nói rằng: Con mèo nhà em đi như một hoa hậu, hay câu bông hoa hồng xinh đẹp điệu đà như một nàng nàng thầy công chúa. Hay con đã làm tốt hoặc nắm chắc bài toán về nhiều hơn rồi đấy. Hạnh phúc được bồi dưỡng tình yêu thương kèm những lời động viên cụ thể, việc làm nhỏ cụ thể, đặc biệt với những em học yếu đó sẽ là khích lệ động viên làm các em tự tin vui vẻ trong học tập, mong muốn đi học, thấy mình hạnh 10 / 15
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc