Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương Liệt

Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của mỗi con người.

Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ huynh dân chủ quá trớn …. tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng.

Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình.

Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh.

docx 16 trang giangvu 29/05/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương Liệt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương Liệt

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương Liệt
 1
 I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bác Hồ đã từng khẳng định “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được 
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Như vậy, hạnh phúc là mưu 
cầu của mỗi cá nhân, là cái đích vươn đến, là mục tiêu phấn đấu trong cuộc 
đời của mỗi con người. 
Với học sinh, để có được hạnh phúc, trước hết là được sống trong một gia 
đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó, 
các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc – nơi các em 
được học tập, được vui chơi, chia sẻ, được thấu hiểu, yêu thương và tôn trọng. 
Nhưng thực tế thì sao? Hàng loạt những chuyện không vui đã và đang xảy ra 
trong môi trường học đường: tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực 
học đường ở mức báo động, mối quan hệ thầy trò ngày càng căng thẳng, phụ 
huynh dân chủ quá trớn . tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên 
qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối của xã hội nói chung và nền 
giáo dục nói riêng.
Câu hỏi lớn lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một 
ngày vui, giáo viên đến trường là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là 
động lực để học sinh vươn tới tri thức? Theo tôi, xây dựng trường học hạnh 
phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. Muốn 
vậy, ta cần bắt đầu xây dựng hạnh phúc từ chính lớp học của mình. 
Hiện tại có rất ít tài liệu bàn sâu và đưa ra giải pháp cho vấn đề này, đồng 
nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm để giải quyết và khắc phục. Chính vì 
vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH 
PHÚC TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT” để tìm ra câu trả lời thiết 
thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em học sinh. 3
 I. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận: 
1.1 Khái niệm về hạnh phúc:
- “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống 
khi được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá 
nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.
- Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
+ Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui 
lòng.
+ Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và 
cách ứng xử của mình.
+ Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có 
đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần.
+ Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình.
1.2 Lớp học hạnh phúc 
Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò 
đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ 
và cả những rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an 
toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả 
mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh 
phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú 
học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. 
Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ 
cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Học sinh đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh 
đề: Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Bên cạnh đó, người học cảm thấy 
có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu 
không đến lớp. 5
- Phối hợp với phụ huynh phát huy mọi nguồn lực để tạo dựng khung cảnh sư 
phạm lớp học thêm sáng - thoáng - xanh - sạch - đẹp, thân thiện và cởi mở.
- GVCN thường xuyên sử dụng các biện pháp quản lý, giáo dục kỉ luật tích 
cực. Phát huy hiệu quả vai trò của công tác tư vấn học đường tại lớp.
- Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày tại trường.
- Tạo cơ hội để mỗi học sinh, mỗi thầy cô giáo đều được phát triển tối đa tiềm 
năng của bản thân, không ai bị bỏ lại, không ai bị lãng quên, tất cả đều thay 
đổi để phù hợp và tiến bộ hơn so với chính mình.
Tiêu chí 2: Về dạy và học
- Trong mọi hoạt động giáo dục, hoạt động dạy và học, thầy cô giáo là tấm 
gương cho học sinh noi theo.
- Thầy cô thực hiện việc phân công nhiệm vụ cho học sinh một cách công 
bằng, hợp lý, phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
- Mọi hoạt động liên quan đến kế hoạch của lớp đều được bàn bạc, cởi mở, 
lắng nghe, thấu hiểu và đối thoại tích cực.
- Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của các thầy cô chú trọng tạo 
hứng thú, phù hợp, thấu hiểu và chấp nhận sự khác biệt về tâm lí, thể chất, 
hoàn cảnh của từng em.
- Thầy cô tạo nhiều cơ hội cho các con được phản hồi, sáng tạo và gắn kết, 
được chủ động thể hiện quan điểm, ý tưởng, thói quen làm việc nhóm và hợp 
tác.
- Thầy cô không gây áp lực cho học sinh trong việc quản lý lớp và giảng dạy 
kiến thức. Học tập với tinh thần “học – vui; vui – học” 
Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong lớp
- Học sinh và giáo viên biết chia sẻ, động viên, hỗ trợ lẫn nhau trong các 
nhiệm vụ được giao của lớp.
- Học sinh kính trọng, lễ phép với thầy cô, đoàn kết với bạn bè, không có sự 
phân biệt, đối xử kì thị.
- Thầy cô lắng nghe tích cực, phản hồi mang tính xây dựng trong xử lý tình 
huống với CMHS và học sinh. 7
tập của một bộ phận học sinh chưa cao, phụ huynh do mưu sinh nên chưa thật 
quan tâm đến việc học của con.
Tôi đã tiến hành khảo sát tâm lý của hai lứa học sinh lớp 2 tôi đã dạy gần đây 
nhất, đó là lứa học sinh niên khoá 2019 – 2020 và lứa học sinh hiện tại của 
năm học 2020 – 2021 vào tháng 12/2020 với câu hỏi “ Con có hạnh phúc khi 
đến trường không?”. Tôi nhận được kết quả như sau: 
 Mức độ 3A5 2A5
 1 Chưa bao giờ hạnh phúc (%) 4,9 2,5
 2 Hiếm khi hạnh phúc (%) 34,1 30,7
 3 Thỉnh thoảng hạnh phúc (%) 43,9 46,1
 4 Thường xuyên hạnh phúc (%) 17,1 20,5
Từ kết quả trên, ta nhận thấy vẫn có học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến 
trường, tỉ lệ học sinh thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn nhiều so với tỉ lệ học 
sinh thường xuyên hạnh phúc. Ở hai lứa tuổi, hai lớp khác nhau nhưng cảm 
giác hạnh phúc khi được đến trường ở cả lớp đều rất ít.
Nguyên nhân chủ quan:
- Ý thức học tập chưa cao, hiếu động, nghịch ngợm. 
- Thiếu tự tin, ngại giao tiếp, không biết thể hiện bản thân.
- Một số bạn bị thú vui lôi kéo như nghiện game, chơi đánh bài.
Nguyên nhân khách quan:
- Do áp lực thi cử, học hành và sự kì vọng của thầy cô, cha mẹ.
- Do bạo lực học đường.
- Do tiết học của thầy cô không gây được hứng thú.
3. Giải pháp để xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường Tiểu học Phương 
Liệt
Dựa trên những tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc (mục 1.3), tôi thấy rằng, 
để có một lớp học hạnh phúc thực sự, ngoài giải pháp vĩ mô thì cần có những 
giải pháp vi mô, đó là những việc khả thi chúng ta có thể làm được ngay, nằm 9
Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân 
thiện, vui vẻ trong giờ học. Đúng như ông cha ta đã nói “ Một nụ cười bằng 
mười thang thuốc bổ”, lợi ích của nụ cười đã được khoa học chứng minh. 
Việc này tưởng đơn giản nhưng không phải giáo viên nào cũng làm được vì 
giáo viên chưa biết cách quản lý cảm xúc của mình, không có tính hài hước 
nhưng chúng ta sẽ làm được nếu ta có tâm với nghề, yêu thương học sinh như 
những đứa con của mình. Cụ thể:
- Tôi chào đón học sinh của mình từ cổng trường với nụ cười thật tươi và cái 
bắt tay, cái ôm thật thân thiện, làm cho các con cảm thấy được chào đón, được 
thấy mình là một phần của lớp, của trường (Hình 1)
- Vào các giờ ra chơi, tôi tham gia trò chuyện, tâm sự với các con, tạo sự gần 
gũi, thoải mái, xoá bỏ đi bức tường ngăn cách giữa cô và trò (Hình 2)
- Lồng ghép sự hài hước vào trong lớp học bằng lời nói, biểu cảm, hành động 
của giáo viên.Ví dụ, khi học sinh mắc lỗi khi đang nói, thay vì cắt ngang hay 
sửa lại, tôi thường làm khuôn mặt khôi hài để giúp học sinh nhìn ra được lỗi 
của mình mà sửa sai. Hoặc đó có thể là một câu bình luận khôi hài, lời nói thú 
vị diễn ra tự phát trong các tình huống xảy ra trong giờ học.
Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm sai, giữ bình tĩnh khi học 
sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; Khích 
lệ, khen thưởng các em nhiều hơn. Cụ thể:
- Tâm lí chung của học sinh là sợ trả lời sai, có em còn hỏi “ Làm sai có bị sao 
không ạ?” Trong tình huống đó, tôi có thể nói vui rằng: “Sai à? Không sao, cô 
cảm ơn”. Cảm ơn ở đây là cảm ơn em đã dũng cảm sửa lỗi sai, đó là bài học 
sâu sắc cho mỗi học sinh trong lớp.
- Giáo viên nhận xét, góp ý một các khéo léo về những điều các con làm sai 
hoặc làm chưa tốt, không nên chê bai. Mỗi lời nói, hành động của thầy cô sẽ 
là nguồn lực để các em thay đổi theo hướng tích cực.
- Tôi thường xuyên dùng công thức “khen” trước “chê” sau, nghĩa là, dù tệ 
đến đâu cũng cố gắng tìm ra vài điểm tích cực để khen. 11
- Lớp học của tôi được nhà trường cung cấp đầy đủ về cơ sở vật chất và trang 
thiết bị dạy học nhằm đáp ứng được các nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 
Ngoài ra, các con còn được học tập và vui chơi trong không gian thân thiện và 
gần gũi với thiên nhiên. Lớp được thiết kế các góc “xanh” giúp giáo viên và 
học sinh thư giãn sau những giờ học căng thẳng. 
- Môi trường lý tưởng là việc chúng ta thường xuyên sử dụng các biện pháp 
giáo dục kỷ luật tích cực; bao dung với học trò; duy trì bầu không khí học tập, 
lao động ấm áp và thân thiện; mọi thành viên trong lớp học được yêu thương, 
được tôn trọng, được hiểu, được có giá trị và được đảm bảo an toàn. Học sinh 
được quan tâm, được bày tỏ và được đáp ứng mong muốn, nguyện vọng về 
vui chơi, về học tập. 
 Vui Noel 2020 Hội chợ Xuân 2019 
 Đọc truyện thư giãn trước giờ ngủ trưa

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx