Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1
Hàng loạt câu chuyện không vui xuất hiện trong học đường vừa qua: Tỉ lệ stress học đường tăng nhanh chóng, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thầy trò căng thẳng, tình trạng học sinh bỏ học,... tất cả những điều đó được phản ánh thường xuyên qua các kênh truyền thông, là một điều nhức nhối trong xã hội nói chung và nền giáo dục nói riêng. khiến nhiều người hoang mang với câu hỏi điều gì đang diễn ra trong các nhà trường? làm thế nào để cho học sinh có môi trường giáo dục an toàn, ấm áp, yêu thương. Đại hội đồng liên hợp quốc lấy ngày 20 tháng 3 hàng năm làm ngày quốc tế hạnh phúc. Ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 hàng năm”. Ngày 12/11/2019 Công đoàn giáo dục Việt Nam đã ban hành công văn số 312/CĐN về việc hướng dẫn công đoàn các trường học tổ chức và tham gia xây dựng trường học hạnh phúc theo “ kế hoạch nâng cao ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động đáp ứng trong tình hình mới”. Đối với học sinh để có được hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được sự yêu thương của bố mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc- các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt được kiến thức, đào tạo được các thế hệ học trò vừa ngoan, vừa giỏi. Để có được những tiết dạy hay, làm cho các em yêu thích, chờ đợi giờ dạy của mình, mỗi thầy, cô giáo phải luôn ý thức mình là một “nghệ sĩ trên bục giảng”, phải luôn thương yêu, lo lắng, biết cách dạy dỗ, hướng dẫn cho học trò mình phát triển, tiến bộ từng ngày. Tiêu chí “học sinh sẽ thay đổi khi giáo viên thay đổi, “Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới” và mỗi học sinh khi đến trường đều cho rằng “trường là nhà, thầy cô như cha mẹ, bạn bè như anh em ruột thịt”. |
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC TẠI TRƯỜNG THPT TƯƠNG DƯƠNG 1 SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác quản lý,xây dựng lớp chủ nhiệm Người thực hiện: Dương Thị Vinh Tổ Toán -Tin Số điện thoại : 0944370747 4.3. Đối với nhà trường 25 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 1. Kết luận 26 2. Kiến nghị 26 vừa học tốt, vừa vui vẻ và rèn luyện trong một môi trường chan chứa giá trị nhân văn, giá trị sống. Chính những lý do đó mà tôi luôn trăn trở trong nhiều năm công tác, tôi muốn xây dựng cho lớp mình chủ nhiệm một môi trường học tập yêu thương, an toàn, tôn trọng và hiệu quả. Chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1” để tìm câu trả lời thiết thực nhất cho các em học sinh, đồng nghiệp và nhà trường. 1.2. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1” với mục đích: - Giúp học sinh vui thích và hạnh phúc mỗi khi được đến trường. Giáo dục đạo đức, tình cảm,... cho học sinh THPT. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biệt là giảm tình trạng bỏ học của học sinh tại các trường học miền núi. 1.3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lý của học sinh và giáo viên khi đến trường và giải pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc trường THPT Tương Dương 1 ở lớp 11A, 12A. Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm học 2019-2020 đến năm 20202021. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp: + Nhóm phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc,. có liên quan đến đề tài. + Nhóm phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Rút ra từ quá trình làm công tác chủ nhiệm và giảng dạy trong hai năm học + Phương pháp điều tra xã hội học. + Phương pháp sử dụng toán thống kê. + Phương pháp so sánh. 1.5. Tính mới của đề tài: - Giới thiệu cho giáo viên về một số vấn đề chung trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc ở trường THPT. niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Họ tích cực đưa ra các phương pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá trình học tập, thiết lập được mối quan hệ thân thiết, gắn bó và chia sẻ với học sinh. Trường học hạnh phúc là nơi học sinh cảm thấy có hứng thú với những giờ học, không có áp lực, căng thẳng, mệt mỏi, được thỏa sức vui đùa, hòa đồng với bạn bè. Đối với phụ huynh, một trường học hạnh phúc là nơi họ muốn gửi gắm con em mình, để cho chúng được phát triển tốt nhất, nơi họ có thể tin tưởng giao phó tương lai của con em mình. Thứ hai là sự an toàn. Trường học hạnh phúc là nơi không có bạo lực học đường, không có những vụ đánh nhau, xô xát giữa học sinh, những tai nạn đá ng tiếc như tự tử vì áp lực. Thứ ba là sự tôn trọng. Một ngôi trường được xem là hạnh phúc khi ở đó không có những hành vi, lời lẽ vi phạm đạo đức xã hội, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của nhà giáo. Đặc biệt, đó là nơi phải biết tôn trọng sự khác biệt, không áp đặt một cá nhân lên cái chung của tập thể. Trường học hạnh phúc là nơi mọi người đều cảm thấy hạnh phúc, học sinh có động lực, tích cực học tập; thầy cô không ngừng cải thiện, nâng cao trình độ sư phạm, sáng tạo ra những phương pháp giảng dạy mới nhằm khơi dậy hứng thú cho học sinh; phụ huynh tin tưởng vào nhà trường. Đó là một nơi không có bạo lực học đường, không có những tranh chấp, xô xát giữa học sinh với nhau, không có những mối quan hệ bất hòa giữa thầy và trò. Đồng thời, đó cũng là nơi mà tất cả mọi người nhận được sự tôn trọng tuyệt đối, học sinh lễ phép, kính trọng thầy cô, không có những lời lẽ xúc phạm, bôi nhọ danh dự và phẩm chất của nhà giáo. 1.3 Lớp học hạnh phúc: Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. Lớp học hạnh phúc là lớp học có sự tương tác chủ động, tích cực với xúc cảm dương tính từ hai phía: nhà tổ chức và chủ thể thực hiện. Lớp học hạnh phúc là điểm đến mà mỗi cá nhân cảm thấy muốn đến, khi đến có những hứng thú, có niềm vui, có sự mong chờ, có rung cảm,... Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thỏa mãn... HS đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên Và cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo viên, mỗi giáo viên luôn muốn làm tròn các vai xã hội của mình. Do đó, chúng ta đã tự đưa chúng ta và học sinh vào những khuôn khổ, những đích do chúng ta tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải yêu thích bộ môn của mình, phải học đều các môn, phải ngoan ngoãn lễ phép và phải thế này, thế kia... + Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải hoàn thành tốt mọi điều mà mình lập trình sẵn. Có như vậy mới là con ngoan, trò giỏi. Và thế là, dồn tất cả mọi áp lực lên vai người giáo viên. Rồi giáo viên đã dồn tất cả những áp lực ấy lên đôi vai bé nhỏ của học trò lúc nào không hay. Đến khi thực tế học trò không đạt được những kì vọng: học tập không tiến bộ, không chăm chỉ và có thái độ không đúng đắn... Khiến cho chúng ta nhiều lúc cảm thấy chán nản, mệt mỏi, đam mê, nhiệt huyết với nghề giảm sút. Thậm chí có giáo viên còn định bỏ nghề,... Và thế là,... với giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường không còn là mỗi ngày vui; lớp học không còn là lớp học theo đúng nghĩa của giáo dục. 2.2. về học sinh: Trường THPT Tương Dương 1 có tổng số học sinh 930 (tính đến 18/10/2020) trong đó dân tộc Thái chiếm 72,15%, dân tộc Mông chiếm 6,45%, dân tộc Kinh chiếm 9,14%, dân tộc Khơ mú chiếm 10,65%, dân tộc Tày poọng chiếm 1,40%, dân tộc Hoa 0,21%. Tỉ lệ học sinh nữ chiếm 42,24%. Do trường đóng trên địa bàn miền núi nên tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm gần 48%. Học sinh của nhà trường cơ bản các em ngoan. Tuy nhiên chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp so với các huyện khác. Học sinh ở phân tán trên khắp địa bàn huyện, điều kiện đi lại khó khăn do đó việc duy trì sĩ số, nề nếp còn nhiều bất cập. Số lượng học sinh hộ nghèo gia tăng. Ý thức học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, động cơ học tập chưa rõ ràng. Còn một bộ phận phụ huynh do mưu sinh nên chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em phó thác việc học tập cho nhà trường. Tôi đã tiến hành khảo sát về tâm lý của 32 HS lớp 11A (Năm học 2019-2020) vào tháng 9/2019 và 32 HS lớp 12A (Năm học 2019-2020) vào tháng 9/2020 với câu hỏi "Các em có hạnh phúc khi đến trường không?" thể hiện qua bảng sau: Mức độ 11A 12A Chưa bao giờ hạnh phúc % 6,25% 3,12% Hiếm khi hạnh phúc % 25% 15,63% Thỉnh Thoảng hạnh phúc % 56,25% 50% T hường xuyên hạnh phúc % 12,5% 31,25% Từ bảng kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh vẫn có những học sinh hiếm khi hạnh phúc khi đến trường và tỉ lệ học sinh và thỉnh thoảng hạnh phúc cao hơn rất nhiều phúc, trách nhiệm, đoàn kết, giản dị và tự do. Các hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, vận dụng hiệu quả vào đời sống và tự học suốt đời. Có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội. Đồng thời trang bị kỹ năng sống cho học sinh như kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, hòa nhập, ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, quan sát, chia sẻ trong nhóm, kiến thức giới tính, kỹ năng chống lại sự cám dỗ của tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục, kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước, kỹ năng ứng phó với các tình huống bạo lực học đường,... Rèn luyện kỹ năng sống có ý nghĩa rất lớn đối với học sinh cấp 3 lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp về tâm sinh lý. Để xây dựng một lớp học hạnh phúc ngay khi nhận lớp chủ nhiệm tôi đã tiết hành: Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh đầy đủ, đây có thể là một trong những nội dung then chốt trong việc xây dựng lớp học thành một khối thống nhất vừa vui vẻ, gần gũi vừa có kỷ cương nề nếp chuẩn mực. Bởi khi hiểu được hoàn cảnh của từng học sinh tôi sẽ sự sắp xếp bố trí lớp học một cách đúng đắn nhất. Tìm hiểu thái độ, tâm lý học của học sinh thông qua việc trò chuyện để sắp xếp chỗ ngồi, phân công nhiệm vụ theo từng sở trường, sở thích, ước mơ của học sinh nhằm cổ vũ phát huy, khơi gợi tính sáng tạo, niềm đam mê, sự tự tin của các em. Xây dựng nội qui thi đua lớp học (thông qua buổi sinh hoạt đầu năm). Để tiết sinh hoạt lớp trở nên phong phú, ý nghĩa và tích cực hơn. Ngoài việc nhận xét tình hình hoạt động của lớp, triển khai kế hoạch mới, tôi dành nhiều thời gian cho việc tổ chức các hoạt động vừa vui vẻ vừa bổ ích. Mỗi ngày tôi dành 15 phút đầu giờ để gặp gỡ các em. Việc đầu tiên là tôi tìm hiểu tâm trạng của mỗi em, nếu có em nào gặp khó khăn của bản thân hoặc gia đình thì tôi kịp thời động viên và tìm cách giúp đỡ để học sinh luôn thấy thầy cô và bạn bè là chỗ dựa tinh thần lớn mỗi khi gặp khó khăn, sau đó là hoạt động khởi động mỗi ngày học. Đầu tiên tôi lập kế hoạch sinh hoạt (Sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần) theo từng tuần, từng tháng vào thời gian cụ thể nào, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống nào. Tiếp đến là xây dựng nội dung kịch bản, phân công nhiệm vụ, duyệt phần chuẩn bị của học sinh rồi tiến hành sinh hoạt. Ví dụ: KẾ HOẠCH SINH HOẠT TUẦN 1 Ngày Nội dung Giới thiệu bản thân Sinh hoạt Mục đích: Hiểu biết lẫn nhau, tạo không khí vui vẻ. Thứ 3 15 phút đầu Cách thực hiện: Tôi cho một vài bạn lên giới thiệu bản giờ thân, về sở thích, đam mê, năng khiếu, ước mơ,. sau đó thể hiện 1 đoạn nhỏ năng khiếu của mình. Thứ 4 Đọc sách về kiến thức giới tính
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THPT Tương Dương 1.pdf