Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi

Hạnh phúc là gì mà sao ai cũng phải kiếm tìm. Không có bất cứ một khuôn mẫu cố định nào cho hạnh phúc: “Làm điều bạn thích là tự do. Thích điều bạn làm là hạnh phúc.” (Frank Tyger). Dù với mỗi người, hạnh phúc tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau nhưng chung quy lại đều giữ một vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì tầm quan trọng của hạnh phúc mà hội đồng Liên Hợp Quốc quyết định đã lấy ngày 23 tháng 3 hàng năm là ngày Quốc tế hạnh phúc kể từ năm 2013. Ở Việt Nam Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 2589/QĐ-TTg ngày 26/12/2013 phê duyệt Đề án “Tổ chức các hoạt động nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 hàng năm”.

Đối với một học sinh hạnh phúc trước hết là được sống trong một gia đình hạnh phúc, được nhận tình yêu thương từ cha mẹ và người thân. Bên cạnh đó các em cũng cần được trưởng thành trong một ngôi trường hạnh phúc và một lớp học hạnh phúc. Nơi ấy các em được học tập, được vui chơi, được chia sẻ, được thấu hiểu, được yêu thương và tôn trọng. Với giáo viên hạnh phúc là được truyền đạt kiến thức, đào tạo ra được các thế hệ học trò có nhân cách tốt, có kiến thức giỏi, là những đứa con ngoan và những con người có ích cho xã hội. Nhưng thực tế thì sao? hàng loạt các sự việc không vui xuất hiện trong học đường trong thời gian vừa qua, tỉ lệ stress học đường tăng cao, bạo lực học đường đáng báo động, mối quan hệ thày trò căng thẳng….. tất cả các vấn đề đó được phản ánh hàng ngày qua các kênh truyền thông là điều nhức nhối của xã hội nói chung và của ngành giáo dục nói riêng.

doc 17 trang giangvu 09/05/2024 1340
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại trường THCS Cổ Bi
 2/16
- Giúp cho giáo viên có thêm những giải pháp để giải toả được các áp lực và 
căng thẳng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh. 
Giúp cho giáo viên luôn cảm thấy hạnh phúc khi mỗi ngày được đứng trên bục 
giảng, thêm yêu nghề và để có thêm nhiều động lực, tích cực tìm tòi đổi mới 
sáng tạo, áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào mỗi bài giảng cho học sinh. 
Từ đó góp phần tạo ra những giờ dạy hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. 
- Góp phần giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 
của ngành giáo dục được thành công. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn 
diện cho học sinh.
III. Phạm vi và thời gian thực hiện.
 Đề tài nghiên cứu trên thực trạng tâm lí khi đến trường của giáo viên 
trường THCS Cổ Bi và học sinh lớp chủ nhiệm. Thời gian nghiên cứu đề tài từ 
năm học 2019-2020 đến kì 1 năm học 2022-2023.
 Thông qua Thông Th tH thongThông 4/16
• 60% mong giáo viên khác nhận suy nghĩ và hành vi của các em dù nó khác 
thường và không được như mong đợi.
 Là một giáo viên THCS tôi nhận thức được để xây dựng một lớp học 
hạnh phúc thì nơi đó học sinh phải cảm nhận được hạnh phúc. Các em không chỉ 
được tiếp thu kiến thức, mà còn vui chơi, giải trí, tự do thể hiện tư duy, năng lực 
cá nhân và kỹ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lý lứa tuổi của mình. Là nơi 
không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, 
không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và 
học sinh. Nơi mà thầy cô và học sinh học tập và vui sống trong sự cảm thông và 
yêu thương nhau. Học sinh được thầy cô tôn trọng sự khác biệt, thấu hiểu, chia 
sẻ khó khăn và hỗ trợ mọi phương diện. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà 
chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.
 Vì vậy qua những năm xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc ở trường 
THCS, cụ thể là ở lớp 9D - lớp tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy, tôi nhận thấy 
có một số kết quả đáng mừng. Vì kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khi 
trình bày không tránh khỏi sự thiếu sót. Nhưng tôi nghĩ, nếu được sự chia sẻ, bổ 
sung, đóng góp ý kiến xây dựng của quí thầy cô, thì mô hình này chắn chắn sẽ 
đạt được hiệu quả cao hơn có thể ứng dụng rộng rãi hơn ở các lớp khác. 
II. Cơ sở thực tiễn
 1. Về giáo viên
 Trường THCS Cổ Bi nằm trên địa bàn trung tâm của huyện Gia Lâm, đội 
ngũ giáo viên biến động theo các năm, do số học sinh tăng lên theo từng năm 
học. Đội ngũ cán bộ giáo viên có nhiều đồng chí đã có nhiều năm kinh nghiệm 
giảng dạy cũng như nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bên cạnh đó cũng có đội 
ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình năng nổ sáng tạo của tuổi trẻ xong còn thiếu kinh 
nghiệm. Địa bàn cư trú của cán bộ giáo viên rộng khắp các xã trong toàn 
huyện,nhiều đồng chí ở xa, ở quận huyện khác thậm trí ở cả tình ngoài. Do số 
lượng lớp học tăng lên nhanh chóng lên nhiều đồng chí do đặc thù bộ môn còn 
phải giảng dạy nhiều giờ trong một tuần.
 Bên cạnh đó có một số giáo viên chưa tích cực bồi dưỡng cập nhập các 
thông tin, hướng dẫn của Ban giám hiệu về mô hình trường học mới, thêm vào 
đó những kiến thức và kĩ năng sư phạm cũng như các kiến thức tâm sinh lí học 
sinh không được trau dồi thường xuyên, nên đôi khi bị lúng túng trong việc xử lí 
các tình huống sư phạm.
 Qua các buổi tiếp xúc với các đồng nghiệp hàng ngày tôi đã tiến hành 
khảo sát toàn bộ giáo viên câu hỏi “ Thày cô có cảm thấy hạnh phúc khi đến 6/16
cảm thấy nhiều môn học, yêu cầu học tập của bộ môn nào cũng cao, chưa bắt 
nhịp được với tốc độ học tập của cấp học mới.
+ Nguyên nhân khách quan : Do áp lực trong giờ học, của việc thi cử, sự kì 
vọng của bố mẹ, thày cô. Thày cô hay la mắng trước lớp, nhất là với học sinh 
hay mắc lỗi. Còn một số giáo viên chưa có phương pháp giảng dạy gây hứng thú 
cho học sinh khiến các em buồn ngủ chán nản. Giáo viên tạo quá nhiều áp lực 
cho học sinh khiến giờ học trở lên căng thẳng. Do bạo lực học đường do không 
được chia sẻ từ thày cô và bạn bè.. Một số em cha mẹ còn gặp vấn đề trong 
hôn nhân, sống xa bố hoặc mẹ hay bố mẹ chưa tìm được tiếng nói chung trong 
gia đình, hay còn mải lo công việc mưu sinh mà thiếu quan tâm đến con cái.
 Từ những thực trạng trên và qua một số năm được phân công làm công 
tác chủ nhiệm, theo chỉ đạo hướng dẫn của Ban giám hiệu nhà trường, học hỏi 
kinh nghiệm của đồng nghiệp cùng với việc tự tìm tòi học tập, nghiên cứu tài 
liệu chuyên môn tôi đã mạnh dạn tiến hành xây dựng mô hình lớp học hạnh 
phúc ngay chính lớp tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy, nhằm tháo gỡ những thực 
trạng trên.
III. Các giải pháp tiến hành.
 Giải pháp 1. Thiết kế không gian lớp học. 
 Được học tập trong môi trường học tập xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân 
thiện là yếu tố rất quan trọng góp phần giúp học sinh cảm thấy vui khi đến 
trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải 
mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. 
+ Trang trí lớp học với góc tư liệu học tập nơi học sinh chia sẻ tài liệu học tập 
các môn học, phương pháp học tập hiệu quả.
+ Hộp thư bè bạn, điều em muốn nói, nơi để học sinh chia sẻ tâm tư nguyện 
vọng, mong muốn hay cảm nhận của riêng mỗi học sinh về những gì đang diễn 
ra quanh mình. 
+ Cây nhân cách là nơi để các em soi mình trong quá trình rèn luyện và học tập
+ Nội quy lớp học và góc phân công nhiệm vụ giúp nhắc nhở trách nhiệm của 
mỗi cá nhân và các quy ước mà cả lớp đã cùng nhau tạo dựng, để cùng nhau xây 
dựng lớp học hạnh phúc.
+ Góc chúc mừng sinh nhật nơi học sinh gửi món quà tinh thần, những lời chúc 
tốt đẹp nhất đến cho bạn bè để ghi nhớ ngày bạn mình được sinh ra đời. 
+ Huy động học sinh và cha mẹ các em cùng tham gia xây dựng "Tủ sách lớp 
em ” để rèn thói quen đọc sách cho các em và tạo điều kiện cho các em ham đọc 
sách mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc cho các em. Rèn kĩ năng và 
trách nhiệm bảo quản tài sản chung, gọn gàng, ngăn nắp. 8/16
học những gì có ý nghĩa với các em, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự 
tìm hiểu. Kiến thức môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò 
chơi, trải nghiệm. Để tạo sinh khí cho lớp học, cần áp dụng các kĩ thuật dạy học 
tiên tiến: Dạy học dự án, dạy học trải nghiệm, dạy học chủ đề tích hợp liên môn, 
hay đưa hiệu ứng của âm nhạc hay hình ảnh,clips vào trong giờ học, đặt câu hỏi 
để khơi gợi sự phát triển năng lực của HS
 Để có một tiết học hạnh phúc và hiệu quả cần bảo những yêu cầu sau:
 Đối với giáo viên:
 Để có được một tiết học hiệu quả thì giáo viên cần có một kế hoạch dạy học 
hiệu quả, sự chuẩn bị tốt cho giờ học là điều cần thiết đầu tiên đảm bảo cho việc 
dạy và học hiệu quả.
-Liên kết với kiến thức, kĩ năng, kết quả mà học sinh đã đạt được trong các bài 
học trước.
- Sự đa dạng về năng lực học tập, phong cách học tập và sự khác biệt trong nội 
dung giảng dạy giữa các học sinh trong lớp lớp học
- Giáo án phù hợp giữa trình độ nhận thức và khả năng của học sinh.
- Cơ hội cho phép học sinh tạo nên sự tiến bộ trong học tập.
- Mục tiêu đặt ra phù hợp, có thể đánh giá được.
- Các kĩ thuật dạy học đa dạng, phong phú, phù hợp với đa dạng đối tượng học 
sinh.
- Hoạt động phải hấp dẫn và mang tính thử thách người học.
- Có kiểm tra đánh giá một cách thường xuyên và hiệu quả, bao gồm kiểm tra 
đánh giá nhanh và đánh giá cuối giờ học.
 Đối với học sinh:
- Luôn coi lớp học là ngôi nhà thứ hai và thày cô là người cha người mẹ thứ hai 
của mình, để luôn có trách nhiệm và sự tôn trọng cũng như lòng biết ơn. Để cảm 
nhận được sự yêu thương niềm vui và hạnh phúc của mỗi ngày đến trường.
- Chuẩn bị đủ sách vở, dụng cụ học tập.
- Chuẩn bị bài vở trước khi đến lớp.
- Tích cực chủ động sáng tạo tham gia vào các hoạt động học tập
 Giải pháp 4. Đổi mới các giờ sinh hoạt lớp.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV chủ nhiệm đó là việc tổ chức giờ 
sinh hoạt lớp.
+ Có nhiều cách thức để tạo hứng thú trong các giờ sinh hoạt lớp. Theo kinh 
nghiệm của bản thân tôi, cần để HS tự điều hành giờ sinh hoạt, biến giờ sinh 
hoạt lớp thành một buổi hội thảo nhỏ với các chủ đề theo tuần. Thầy cô hãy coi 10/16
không có khiếu hài hước, nhưng chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta tâm huyết 
với nghề nghiệp và yêu thương học sinh như những đứa con của mình.
 + Giáo viên cần hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình 
tĩnh khi học sinh mắc lỗi, không phê bình nặng lời, gay gắt trước mặt người 
khác, động viên khích lệ và khen nhiều hơn.
 + Giáo viên cần thường xuyên bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp 
vụ, ứng dụng CNTT vào bài dạy, tiếp cận các kĩ thuật dạy học hiện đại tạo hứng 
thú lôi cuốn cho người học.
 + Giáo viên cần rèn kỹ năng cách kiểm soát cảm xúc hãy để lại bên ngoài 
lớp học mọi áp lực của bản thân để đảm bảo tiết học được hiệu quả. 
 + Giáo viên hãy quan tâm đến hoàn cảnh sống của học sinh, hãy lắng 
nghe những cảm xúc của các em, hãy trở thành những người bạn lớn của các em 
và là chuyên gia tư vấn tâm lý cho các em mỗi khi các em cần.
 + Giáo viên giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm bằng phương pháp kỉ luật 
tích cực như vệ sinh trường lớp, chăm sóc công trình măng non, giúp đỡ bạn, 
đọc sách nói không với xúc phạm thân thể và nhân phẩm của học sinh.
 Giải pháp 6. Thiết lập nhóm Zalo lớp để chia sẻ công việc, kết nối 
thông tin.
 Một trong những hoạt động trong cuộc sống số thời kỳ 4.0 của HS hiện 
nay đó là hoạt động nhắn tin, nhóm này giúp cho việc trao đổi thông tin từ GV 
đến HS được nhanh chóng, thuận tiện và lưu giữ được các hình ảnh về các hoạt 
động của tập thể. 
Chính vì vậy, việc lập nhóm Zalo giúp hỗ trợ công tác quản lí lớp học là rất hữu 
ích, hiệu quả và nó cũng được HS đón nhận tích cực, phụ huynh ủng hộ.
Nhóm Zalo được tạo khi nhận lớp chủ nhiệm để có thể giới thiệu cho học sinh 
trong buổi sinh hoạt đầu tiên. Lớp trưởng có nhiệm vụ thay giáo viên thêm thành 
viên của lớp vào nhóm.
Mọi thông tin đăng tải trên nhóm là những thông tin được kiểm duyệt chính 
thống, không vi phạm pháp luật. Đó là những thông báo về thời khóa biểu, lịch 
thi giữa kỳ, cuối kỳ, công việc GV chủ nhiệm giao cho các tổ nhóm trong lớp để 
thực hiện nhiệm vụ, nội dung học tập, làm việc, thực hiện bài tập nhóm ở các 
môn của HS trong lớp...
Những nội dung đăng tải đó được HS tương tác, chia sẻ bài học, giúp nhau giải 
đáp các khó khăn, thắc mắc trong học tập và cuộc sống. Qua đây giúp GV hiểu 
học trò, có thể chia sẻ nhiều hơn về những vấn đề các em quan tâm hay còn gặp 
khó khăn, như về tuổi mới lớn, gia đình, học tập

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc