Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
Như chúng ta đã biết sinh thời Bác Hồ đã từng nói: “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” Vậy nên hạnh phúc là mưu cầu là cái đích mà con người hướng tới .Với góc độ của nhà giáo tôi mong muốn tạo được môi trường học tập an toàn , thân thiện ,vui vẻ để học sinh phát triển toàn diện, muốn làm được điều đó việc đầu tiên phải làm là xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc .
Gia đình là tế bào của xã hội, trẻ em là tương lai của đất nước ,giáo dục là quốc sách hàng đầu làm đòn bẩy cho sự sự phát triển của xã hội.Mỗi gia đình hòa thuận thì con cái mới thành công và hạnh phúc .Một môi trường giáo dục hạnh phúc thì học sinh mới chăm ngoan ,nề nếp.Nơi học sinh được yêu thương ,quan tâm ,chia sẻ,cảm thông ,tôn trọng.Nơi đó mang đến cho học sinh những niềm vui ,niềm đam mê học tập , sáng tạo.Nơi thắp sáng cho các em những ước mơ tươi đẹp về cuộc sống .Với tư cách là một giáo viên dạy Tiếng Anh, kiêm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy xây dựng lớp học hạnh phúc là cấp thiết và thiết thực đúng với quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, nhất là trong giai đoạn cả nước đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Do vậy ,tôi mạnh dạn chọn đề tài : “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS” để nghiên cứu ,áp dụng.
Tên giải pháp:“Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp THCS”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS
Lớp học hạnh phúc chính là nơi khiến cả thầy và trò đều có cảm giác "muốn đến". Nơi đó là gia đình lớn của thầy cô và học trò có niềm vui, sự mong chờ và những rung cảm. Vậy lên“ Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.” - Hạnh phúc của học sinh THCS có thể được thể hiện như: + Được yêu thương ,tôn trọng,thấu hiểu và cảm thông. +Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng. + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và ứng xử của mình. + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ điều kiện về vật chất và tinh thần. +Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình. Lớp học hạnh phúc là nơi thể hiện được nhân cách tốt đẹp của người thầy. Sự lao động của người thầy là: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách”. Cụ thể là: lấy hình mẫu người thầy để làm gương cho học trò, dùng ngôn ngữ, hành động để hướng dẫn, giúp đỡ người học. Mỗi nhà giáo là một “tấm gương sáng” để người học rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, phát triển các phẩm chất tốt đẹp. Sản phẩm của người thầy là những con người có động cơ trong sáng, biết đồng cảm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người và biết đặt lợi ích cá nhân sao cho phù hợp với lợi ích tập thể. Lớp học hạnh phúc tạo nên cộng đồng học sinh tử tế, tích cực, kỷ cương và có trách nhiệm với xã hội. Khi lớp học tôn vinh những giá trị tốt đẹp như: yêu thương và đồng cảm, sẻ chia, bình đẳng, công bằng hay khuyến khích học sinh phát triển những thái độ tích cực,thực hiện những hành vi đúng đắn mỗi ngày, để sự giao tiếp, những ứng xử tử tế trở thành thói quen hằng ngày và có sức lan tỏa trong cộng đồng. Lớp học hạnh phúc giúp các em phát triển năng khiếu, sở thích và nuôi dưỡng lòng say mê khám phá.Từ đó các em tìm ra môn học phù hợp với bản thân ,rèn kỹ cho mình những kỹ năng sống cần thiết,phát triển cả thể chất và tinh thần theo phương châm phát triển toàn diện “Đức –Trí –Thể-Mĩ”. Vì vậy, lớp học hạnh phúc sẽ là nơi giáo viên không chỉ chú trọng giảng dạy những điều học sinh cần Từ những thực trạng trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra Giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp với những nội dung cụ thể. 5.3 Nội dung của giải pháp: Giải pháp “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc nhằm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp” dựa trên 3 giá trị cơ bản :Yêu thương -Tôn trọng - An toàn. *Yêu thương: Hiện nay, những quan niệm cũ về giáo dục và kỷ luật vẫn còn tồn tại: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi; miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời; cá không ăn muối cá ươn” Mọi người vẫn cho rằng trẻ em còn non nớt không có khả năng suy xét đúng sai và không có ý thức kỷ luật tự giác, cần được dạy dỗ nghiêm khắc. Áp lực công việc khiến cho GVCN không đủ kiên nhẫn nên giải quyết các vấn đề xảy ra bằng cách trách phạt HS... Nhưng những quan niệm đó đã không còn phù hợp. Vậy để thay đổi được quan niệm, nhận thức của chính mình, tôi đã đổi mới hình thức sinh hoạt lớp, cách thức trò chuyện với học sinh. Cử chỉ thái độ hàng ngày, đôi khi chỉ là những cử chỉ rất nhỏ như chỉnh lại cổ áo, thắt lại chiếc khăn quàng đỏ hoặc một nụ cười và ánh mắt dịu dàng cũng thể hiện tình yêu thương của thầy cô với các em. Ví dụ : GV: Hôm nay Việt Anh đi học đúng giờ, trang phục gọn gàng,phát huy em nhé ! HS: (cười)Vâng ạ! Hoặc GV : Dạo này cô thấy Hường không được vui.Có chuyện gì con có thể tâm sự với cô được không? GVCN sắp xếp thời gian trò chuyện với học sinh. -Thay vì trách phạt học sinh như trước kia,tôi chú trọng tăng cường giáo dục đạo đức học sinh,giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh,tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh ,quan tâm ,đồng cảm và chia sẻ với các hoàn cảnh của các em ,dần dần các em cảm nhận được sự gần gũi ,tin tưởng cô giáo và dám thổ lộ tâm sự với cô chủ nhiệm nhiều hơn .Qua đó tôi hiểu các em hơn ,yêu thương các em nhiều hơn là cáu giận .Khi cô trò hiểu và yêu quí nhau hơn thì những gì tôi chỉ dạy các em ,các em muốn lắng nghe ,làm theo .Giờ đây tôi được nghe nhiều hơn “A ! cô giáo đến rồi” thay vì “Cô giáo kìa ,chạy đi chúng mày ơi!”và vui biết bao - Giáo viên chủ nhiệm thay đổi cách ứng xử trong lớp học + Tôi tôn trọng cảm xúc của học sinh là một trong những giải pháp tạo nên lớp học hạnh phúc. Dù các em ở lứa tuổi nào các em cũng có những cảm xúc. Các em cũng cần mọi người lắng nghe và tôn trọng ý kiến. +Tôn trọng cũng còn là sự kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến của học sinh, dù ý kiến đó có thể đúng hoặc sai, sau đó giáo viên nhẹ nhàng phân tích giúp học sinh hiểu ra đúng sai trong cách ứng xử, cũng như việc thực hiện nội quy của lớp. Tôi không so sánh học sinh này với học sinh khác vì tôi hiểu rằng mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Học cách chấp nhận và kiên nhẫn trước những lỗi sai của học trò và giúp các em nhận ra, điều đó đã giúp các em mạnh dạn, tự tin và hòa đồng hơn với tập thể. - Tôi không chỉ tôn trọng học sinh mà tôi còn dạy cho HS lớp mình hiểu rằng: Các em cũng cần tôn trọng lẫn nhau. Vì thế các em học sinh của lớp tôi rất đoàn kết, gần gũi tôn trọng lẫn nhau, không biệt giàu, nghèo, học lực, không kỳ thị sự khác biệt về ngoại hình. Đặc biệt trong các giờ học tôi khuyến khích các em phát biểu xây dựng ý kiến. Tôi tôn trọng ý kiến các em không chế nhạo, trì trích khiến học sinh mất tự tin. VD: Khi học sinh nói về một vấn đề gì đó ,tôi tôn trọng lắng nghe dù ý kiến đó chưa đúng ,sau đó mới giải thích để học sinh hiểu. Lớp trưởng tổng kết tuần cả lớp lắng nghe sau đó phát biểu ý kiến,không chen ngang . -Tôn trọng sự khác biệt về văn hóa,tính cách ,sở thích và sự khác biệt về ngoại hình. *An toàn: Trường học hạnh phúc là nơi an toàn cho cả thầy cô và học trò :không có bạo lực học đường ,không có các vụ đánh nhau xô sát giữa học trò-học trò , thầy cô-học trò, giáo viên-giáo viên, không có những tai nạn đáng tiếc như tự tử vì áp lực. -An toàn về không gian học tập : + Phòng học sạch sẽ,an toàn . +Phòng học thận thiện phù hợp với lứa tuổi học sinh, có không gian xanh.(VD trang trí lớp bằng cây xanh ) -An toàn phòng chống dich bệnh covid 19(thực hiện 5k VD minh họa) +Là người bạn lớn để hoc sinh tin tưởng (hs chia sẻ chuyện gia đình , tình cảm yêu đương) +Tạo sự đoàn kết ,gắn kết các lực lượng giáo dục (GVCN –GVBM –PHHS-Tổ chức giáo dục khác) + Nắm bắt thông tin từng học sinh ,cập nhập thông tin xã hội giúp hs biết đc những mối nguy hại cho hs như thuốc lá điện tử, luật pháp qui định đi xe máy ,xe đạp điện +An toàn giới tính :Tổ chức các chuyên đề giới tính và tình cảm bạn khác giới. + An toàn khi dùng mạng xã hội:không đưa thông tin cá nhân cho người lạ ,không đăng tải clip bạo lực,ảnh nhạy cảm,buôn bán các chất cấm.GVCN cung cấp cho học sinh đường dây nóng hỗ trợ học sinh khi cần thiết (VD MINH HỌA) +Đổi mới giờ sinh hoạt và các tiết dạy +Tư vấn BGH nhà trường và hội PH tổ chức các hoạt động phong trào,ngoại khóa (VD cắm trại ,tham quan ,giao lưu văn hóa văn nghệ, làm từ thiện ) 5.5 Tính mới và hiệu quả áp dụng giải pháp 1. Tính mới: Thay đổi nhận thức lớn về môi trường giáo dục của cả GVCN và học trò.Khi áp dụng biện pháp này lớp đã thu hút được 100 % học sinh hứng thú, các em rất vui vẻ , tự tin đặc biệt các em rất hạnh phúc mỗi khi đến lớp, các em rất hứng thú và tích cực học tập, trải nghiệm bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh gần gũi, thân thiện và rất cởi mở trong các giờ học, các buổi sinh hoạt lớp... Học sinh luôn kính trọng, biết lắng nghe và thực hiện nghiêm túc những điều thầy cô dạy bảo. - Mối quan hệ giữa học sinh trong lớp ngày càng gắn bó, thân thiết với nhau. Các em biết yêu thương nhau, tôn trọng ,an toàn và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và sinh hoạt. - Học sinh rất hứng thú, say mê khi đến tiết sinh hoạt lớp. - Lớp luôn tham gia tốt các hoạt động của trường tổ chức. -Tốt:15/32 -Tốt:20/32 -Khá :17 -Khá :12 -TB:5 -TB:0 -Yếu:0 -Yếu:0 -Văn nghệ : -Văn nghệ : Xếp thứ 8/10 Xếp thứ 1/10 -Nề nếp :9/10 -Nề nếp :3/10 -Lớp được GVBM đánh giá có nhiều tiến bộ 5.5 Khả năng áp dụng rộng rãi , đề xuất, kiến nghị 1. Khả năng áp dụng rộng rãi; 1.1. Đối với bản thân, đồng nghiệp: Biện pháp này giúp tôi và đồng nghiệp phần nào tháo gỡ được những khó khăn bế tắc trong hoạt động giảng dạy và công tác chủ nhiệm lớp. Hiểu sâu sắc giá trị hạnh phúc từ đó xây dựng giờ học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc. Khi xây dựng lớp học hạnh phúc thành công đồng nghĩa với việc xây dựng được mối quan hệ thân thiện thầy – trò. Học trò tin tưởng,kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy cô, thầy cô hiểu, thông cảm với khó khăn của trò, yêu thương và hết lòng vì học sinh. Giảm được áp lực quản lí lớp vì học sinh hiểu và tự giác thực hiện nội quy, giáo viên không phải gò ép, nặng nề, căng thẳng tạo áp lực cho học sinh, đỡ mệt mỏi căng thẳng vì phải xử lí học sinh vi phạm. 1.2. Đối với nhà trường: Mô hình lớp học hạnh phúc được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến từng giáo viên trong trường giúp trường học trở nên hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường của học sinh và giáo viên đều là một ngày vui. Từ đó thu hút được tinh thần học tập của học sinh, hạn chế học sinh bỏ học, chán nản sa vào các tệ nạn, nâng cao được chất lượng giáo dục, được nhân dân và xã hội tin tưởng. Mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc của trường thành công. 2. Đề xuất, khuyến nghị bắt nguồn từ nhân cách của con người mà có. Không một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục, không một sách giáo khoa, không một lời khuyên răn nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân người thầy giáo đối với học sinh”. Qua đó có thể khẳng định rằng học sinh hạnh phúc ,thầy cô hạnh phúc .Có như vậy mới thực hiện hóa được phương châm trường học hạnh phúc “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, hay “ trường học thân thiện học sinh tích cực.” Vì thế mô hình lớp học hạnh phúc là cần thiết và cần nhân rộng, lan tỏa trong môi trường giáo dục hiện nay Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc. Tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc góp phần nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp ở trường THCS”. Song đây cũng chỉ là những kinh nghiệm, ý kiến chủ quan của cá nhân tôi, tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám khảo, các cấp lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp cùng bổ sung ý kiến để giải pháp của tôi hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Giáo viên: Hoàng Thị Liên
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx