Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non

Mục tiêu của nghành giáo dục và đào tạo trong thời đại mới là hướng tới xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, tích cực hướng tới xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Đó cũng là một trong những tiêu chí nhằm đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục và định hướng phát triển lâu dài của nhà trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng chuyên môn thì việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện tiến đến mục tiêu “Trường học hạnh phúc - Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” không chỉ là đích đến mà còn là khát vọng của toàn xã hội đã và đang hướng tới. Để có trường học hạnh phúc thì phải có những lớp học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp, khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Chính vì vậy, xây dựng trường học hạnh phúc với những lớp học hạnh phúc là xu thế tất yếu trong giáo dục hiện nay.

Là những giáo viên mầm non, chúng tôi luôn mong muốn trường chúng tôi là trường mầm non hạnh phúc, lớp chúng tôi là lớp mầm non hạnh phúc mang đến tình yêu thương, ấm áp để trẻ có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy chúng tôi luôn có ý thức trong việc góp phần nhỏ của mình vào việc xây dựng một trường mầm non hạnh phúc nói chung và lớp chúng tôi thành một lớp mầm non hạnh phúc nói riêng.

docx 32 trang giangvu 08/05/2024 1040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trường mầm non
 lớp học mầm non không thể không có đồ chơi cũng như giáo viên mầm non không thể 
không có đồ dùng dạy học. Vì vậy ngay từ đầu các năm học, chúng tôi đã lên kế hoạch 
tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua sắm đầy đủ các trang thiết bị, đồ dùng để 
phục vụ cho các hoạt động của trẻ trong đó không thể thiếu đồ chơi ngoài trời được bố 
trí ở sân trường. Trường có diện tích rộng, khuôn viên khang trang sạch đẹp, sân trường 
chia thành các khu vui chơi như khu vườn cổ tích, khu vườn hoa, khu vườn rau của bé, 
khu chơi các đồ chơi vận động....................................................................................
các khu vui chơi được trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi mới cho trẻ.
 + Ưu điểm: Với những đồ chơi mua sẵn có màu sắc sặc sỡ, đẹp mắt thường thu 
hút trẻ tích cực chú ý và say sưa khám phá qua đó giúp trẻ hình thành thái độ tích cực 
trong học tập.
 + Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đó thì việc sử dụng những đồ dùng, đồ 
chơi mua sẵn lại ít phát huy được khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ; làm giảm 
kỹ năng tương tác với cô giáo và các bạn; tốn kém tiền bạc nhưng hiệu quả sử dụng 
không cao, gây lãng phí...
1.2. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động:
 Để phát huy tính tích cực của trẻ, khi thiết kế các góc hoạt động giáo viên cần chú ý 
đến diện tích, không gian lớp học và đối tượng trẻ trong nhóm, lớp, sắp xếp vị trí các góc 
chơi phù hợp, bố trí hài hòa giữa các góc động và góc tĩnh, việc sắp xếp các đồ dùng đồ 
chơi theo đúng chủ đề, chủ điểm. Đối với trẻ mầm non, môi trường ngoài lớp học là yếu 
tố góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn 
diện cho trẻ. Để tạo cho trẻ có nhiều cơ hội được tham gia các hoạt động trải nghiệm 
thực tế, nhà trường sắp xếp các khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi.... Tạo điều kiện 
để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, từng bước cung cấp các biểu 
tượng phong phú về đối tượng giúp trẻ tự khám phá bằng cách huy động sự tham gia của 
các giác quan, các quá trình tâm lí khác nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự 
vật.
 + Ưu điểm: Với việc được tiếp xúc với môi trường trong ngoài lớp học đẹp mắt, hấp 
dẫn kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ thích quan sát, tìm hiểu và khám phá mọi vật xung 
quanh.
 + Nhược điểm: Môi trường trong ngoài lớp học chưa đẹp mắt, thu hút, tính thẩm mỹ 
dạng chưa cao, không phong phú, đa, hình ảnh không sống động, nên chưa kích thích 
được ở trẻ sự tò mò, chưa khai thác được hết sự sáng tạo của trẻ trong các hoạt động.Trẻ 
chưa có môi trường tốt để được tự do trải nghiêm, thỏa mãn nhu
khám phá của trẻ
1.3. Giải pháp 3: Động viên, khích lệ trẻ
 Để giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin thể hiện cảm xúc của mình thì có một điều 2.1. Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức để trở thành “Người giáo viên hạnh phúc”
 Nghề giáo là một nghề nhiều áp lực và là giáo viên mầm non lại càng áp lực hơn 
nữa. Chúng tôi chịu áp lực từ kiến thức và chương trình, áp lực của phụ huynh học sinh, 
áp lực từ trẻ, áp lực từ chính bản thân với mong muốn trẻ lớp mình phụ trách phải hoàn 
hảo, phải ngoan ngoãn, phải nghe lời, phải đạt các mục tiêu giáo dục... Bên cạnh đó 
chúng tôi còn luôn phải làm việc quá thời gian quy định, việc quá tải trẻ tại lớp hay lớp 
học phải học tại các phòng học nhờ, học mượn cũng tạo nên áp lực không nhỏ đối với 
đội ngũ giáo viên.
 Trước đây trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ với nhiều khó khăn 
áp lực vô tình chúng tôi lại tạo thêm áp lực cho mình do muốn trẻ phải có nề nếp, chúng 
tôi thường siết chặt nội quy, quy định của lớp, muốn trẻ phải học t heo khuôn khổ, sẵn 
sàng kỷ luật với những trẻ chưa ngoan, hay nói chuyện, hay đùa nghịch, trẻ hiếu động, 
trẻ hay đánh bạn, trẻ không tập trung trong các hoạt động. Thậm chí tôi còn đưa ra khẩu 
hiệu “kỉ luật là sức mạnh”. Chúng tôi muốn lớp mà chúng tôi phụ trách phải hoàn hảo, 
phải quy củ như môi trường quân đội. Đổi lại trẻ lớp chúng tôi ngoan, biết nghe lời cô 
giáo, lớp luôn xếp loại khá/tốt, cuối năm chúng tôi cũng được phụ huynh, nhà trường và 
đồng nghiệp ghi nhận. Nhưng theo đó chúng tôi thấy mình dần như cái máy, trẻ tỏ ra 
nghiêm túc khi tiếp xúc với cô giáo, mối quan hệ của cô giáo và học sinh của mình trở 
nên xa cách hơn, mỗi ngày qua đi chúng tôi cảm nhận được trẻ của chúng tôi không có 
sự “phá cách” để tạo ra cái mới, cái sáng tạo của riêng mình hơn, ít nụ cười vang một 
góc chơi và tôi cũng ít được nghe những câu chuyện ngây thơ chân thật từ cảm xúc của 
các con. Thậm chí có những lúc tôi đứng hình khi nhận được những phản ứng ngược từ 
học trò của mình bằng những cái lườm, những lời lẩm bẩm không rõ lời, những ức chế 
không nói thành lời và cả những giọt nước mắt của các con... Sự cầu toàn của tôi đặt ra 
bắt buộc trẻ phải theo “Khuôn mẫu” mà tôi không nghĩ trẻ muốn làm theo những gì mà 
mình muốn. Liệu rằng trẻ có hạnh phúc không khi cứ “lập trình” trẻ như một con robot 
như thế?
 Mỗi ngày tôi thấy mình thật sự mệt mỏi, tôi thiết nghĩ mình yêu thương các con 
như vậy, dành nhiều tâm huyết cho các con như vậy mà sao tôi không có được tình yêu 
thương của bọn trẻ, tôi rất buồn, và tôi nghĩ mình phải thay đổi. Và thay đổi như thế nào?
 - Thứ nhất, chúng tôi tiếp tục tự bồi dưỡng lý tưởng sống từ tình yêu nghề, yêu trẻ
 Với mỗi cá nhân khi chọn nghề đều vì yêu nghề, nhưng theo thời gian với những 
áp lực của nghề, của cuộc sống tình yêu nghề, nhiệt huyết ban đầu dần dần phai nhạt 
dần. Chính vì vậy, cá nhân tôi thấy rằng mỗi giáo viên mầm non cần phải tự bồi dưỡng 
tình yêu nghề để thấy được rằng việc gắn bó với nghề là một điều quý giá, được trực tiếp 
chăm sóc, nuôi dạy những mầm non tương lai của đất nước là một việc đáng trân trọng 
và mình thực sự là người có lý tưởng sống, có ích cho xã hội. Mỗi người có một cách 
riêng nhưng cá nhân tôi tự tìm lại lý tưởng của mình chính từ những kỷ niệm ban đầu 
khi chọn nghề, từ nhưng nụ cười hạnh phúc của các con, từ những thành công dù là nhỏ - Bên cạnh đó tôi chú ý hơn đến các chương trình trên VTV7, các tài liệu bồi dưỡng 
và Chương trình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” là một chương trình như thế, chương 
trình đã cho chúng ta thấy một cách toàn diện về người giáo viên hiện nay, người giáo 
viên hạnh phúc; tôi đã tự nghiên cứu, tìm tòi và đọc các tài liệu nói về hạnh phúc nói 
chung và hạnh phúc của trẻ em nói riêng như cuốn: Thày cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi 
thế giới của thiền sư Thích Nhất Hạnh và Katherine Weare.Tôi nhận thấy trước tiên tôi 
phải là người hạnh phúc thì mới mang đến hạnh phúc cho các con.
 Ví dụ:
 Nếu như trước đây với trẻ đầu năm đi học còn quấy khóc tôi dỗ dành, cũng động 
viên nhưng trẻ vẫn như vậy, thậm trí có những lúc tôi còn thể hiện sự nghiêm khắc thái 
quá, phạt các con. Nhưng hiện giờ,trong giờ đón trẻ tôi luôn thay đổi nhiều hình thức 
chào hỏi thông qua các hình ảnh để cho trẻ có nhiều sự lựa chọn như đập tay, bắt tay, 
ôm. Và cảm thấy vui vẻ thoải mái khi đến lớp. Khi trẻ mới đến lớp còn quấy khóc tôi sử 
dụng các lời nói ân cần, những cái ôm ấm áp thể hiện sự đồng cảm với trẻ, với những 
khó khăn mà trẻ gặp phải khi đến lớp, dần dần tâm sự để tìm hiểu nguyên nhân và đưa 
ra những giải pháp cho trẻ, nếu như trẻ sợ môi trường mới thì có thể cho trẻ làm quen 
dần với cô, với bạn, nhóm bạn, với lớp học. Nếu như trẻ nhớ mẹ thì cô có thể cho trẻ 
thấy tình yêu thương của cô của bạn và hướng trẻ vào các hoạt động để trẻ quên dần đi.
 Sau khi áp dụng tôi thấy trẻ bắt nhịp nhanh hơn với lớp học, trẻ tự tin hơn khi đến 
lớp và sự dỗi hờn, khóc lóc thậm chí gào thét dần được thay thế bằng nét mặt buồn và 
nụ cười dần tươi trên mỗi khuôn mặt khi được đến lớp.
 - Ưu điểm: Bản thân chúng tôi đã thực sự thấy được niềm vui, thấy hạnh phúc, 
thấy mình lại là người có lý tưởng trong cuộc sống và công việc, sống tích cực hơn, cười 
nhiều hơn, lắng nghe, tôn trọng, quan tâm bản thân nhiều hơn. Chúng tôi nhìn mọi việc 
theo chiều hướng tích cực, nghĩ đến những điều tích cực, nhìn người khác bằng con mắt 
yêu thương, bao dung và muốn lan tỏa niềm vui của mình cho người khác. Chúng tôi đã 
biết giáo dục bằng cả trái tim và khối óc, trái tim để yêu thương, để tôn trọng, để lắng 
nghe, khối óc để biết kiểm soát những cảm xúc tiêu cực, biết chơi cùng trẻ nhiều hơn, 
tôi đã trao đi những cái ôm, trao đi những nụ cười. Chúng tôi sử dụng thật nhiều những 
lời khen gợi động viên và khuyến khích trẻ, trẻ đã thực sự coi chúng tôi như một người 
mẹ, một người bạn, đã xóa đi khoảng cách cô trò.
 Hình ảnh 1, 2: Cô và trẻ vui vẻ trong giờ đón trẻ
 2.2. Giải pháp 2: Xây dựng các tiêu chí lớp học hạnh phúc và quy tắc hạnh phúc cho 
 trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non
 Việc xây dựng tiêu chí lớp học hạnh phúc cho trẻ giúp chúng tôi và giáo viên trong 
 lớp cùng có một định hướng rõ ràng, giúp các Giải pháp thực hiện xây dựng lớp học 
 hạnh cho trẻ phúc đạt kết quả tốt nhất, phù hợp với khă năng, năng lực, tinh thần của 
 giáo viên, học sinh và phụ học sinh trong lớp tôi.
 Dựa vào kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường cũng như 3.1. Tất cả trẻ đều được tôn trọng, được yêu thương.
 3.2. Tất cả trẻ được tạo cơ hội để thể hiện tình yêu thương.
 Trẻ hạnh 3.3. Tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng 
3
 phúc nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng 
 của bản thân trẻ.
 3.4. Trẻ tự tin, chủ động, hợp tác, chia sẻ và yêu thương
 4.1. Cha mẹ biết ý nghĩa lớp học hạnh phúc.
 Cha mẹ 4.2. Cha mẹ chủ động tham gia vào các hoạt động chăm 
4
 hạnh phúc sóc, giáo dục và các hoạt động khác của con tại lớp
 4.3. Cha mẹ tôn trọng, yêu quý và tin tưởng cô giáo
 5.1.Mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ, trẻ và trẻ trong lớp học 
 là mối quan hệ tích cực dựa trên sự tôn trọng, yêu thương, chia sẻ, 
 Mối quan hệ 
 giúp đỡ
5 trong và 
 5.2. Phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự 
 ngoài lớp
 thống nhất, tin tưởng cùng xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh 
 phúc.
 - Ưu điểm'. Khi xây dựng được bộ tiêu chí xây dựng lớp học hạnh phúc đã giúp 
 tôi giải tỏa những áp lực, những suy nghĩ nặng nề về xây dựng trường, lớp mầm non 
 hạnh phúc mà chúng tôi đã được học trên lý thuyết. Qua bảng tiêu chí này giúp chúng 
 tôi có con đường nhanh nhất để xây dựng thành công lớp học hạnh phúc cho trẻ 3 - 4 
 tuổi trong trường mầm non.
 - Nhược điểm: Bộ tiêu chị này cần có sự liên kết chặt chẽ giữa ban giám hiệu 
 nhà trường, giáo viên, phụ huynh và trẻ. Nhưng trong quá tình thực hiện đôi lúc chưa 
 có sự thống nhất giữa các bên.
 2.2. Xây dựng quy tắc hạnh phúc, áp dụng khen thưởng, kỷ luật tích cực vào 
 xây dựng lớp học hạnh phúc
 *Quy tắc của hạnh phúc
 * Yêu thương: Yêu thương là sự quan tâm. Giáo viên quan tâm đến đồng 
 nghiệp, quan tâm đến trẻ và trẻ quan tâm đến trẻ. Yêu thương là sự chia sẻ, mỗi người 
 có những thuận lợi và khó khăn riêng. Do đó sự chia sẻ cho đi, nhận lại sẽ tạo ra một 
 sự gần gũi và gắn kết mọi người với nhau. Yêu thương là sự tin tưởng lẫn nhau, giáo 
 viên tin tưởng đồng nghiệp, tin tưởng học sinh và ngược lại, hoài nghi và đố kỵ sẽ 
 không bao giờ có thể hạnh phúc. Yêu thương là sự hỗ trợ, hỗ trợ về mặt tinh thần, 
 bằng sự chia sẻ và hỗ trợ về vật chất bằng sự giúp đỡ. Qua hỗ trợ tình cảm sẽ nảy nở, 
 ích kỷ cá nhân là kẻ thù của hạnh phúc.
 * An toàn : Lớp học phải an toàn về thể chất lẫn tinh thần. Cô và trẻ đều được 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • docĐơn yêu cầu công nhận Sáng kiến.doc
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi tại trườ.pdf