Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” – có lẽ câu nói này nghe có vẻ rất quen thuộc với mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Đối với các nhà trường thì đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để mang lại niềm vui mỗi ngày như vậy thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.

Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.

Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?

Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.

Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.

doc 22 trang giangvu 08/05/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A
 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc với sự 
phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn 
trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo 
viên chung tay xây dựng trường học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia 
sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi 
dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
 Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng 
trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A” làm đề tài sáng kiến.
 II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
 Tháng 4/2019, Công đoàn giáo dục Việt Nam cùng Bộ giáo dục và Đào tạo phát 
động “Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì 
một trường học hạnh phúc”. Tại đây, Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân 
Nhạ đã kêu gọi đội ngũ cán bộ quản lý, các thầy giáo, cô giáo chung tay xây dựng 
trường học hạnh phúc với các giá trị cốt lõi: Yêu thương, an toàn và tôn trọng.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, làm tốt 3 tiêu chí này, mỗi người chúng ta sẽ thấy 
hạnh phúc và hạnh phúc thật sự, chứ không phải sự ép buộc. Đây là nhu cầu tự thân, 
là động lực để các thành viên trong nhà trường phấn đấu.
 Thực tế cho thấy việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong xây 
dựng và sử dụng môi trường giáo dục tại trường mầm non đã tạo ra một không gian 
mở cho trẻ, khuyến khích trẻ phát triển tư duy, trẻ được học trong một môi trường tốt 
sẽ cảm thấy tự tin, thoải mái về cả thể chất lẫn tinh thần để thể hiện hết bản thân của 
mình, từ đó trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc, trẻ hạnh phúc thì cô giáo cũng hạnh phúc, 
trường học sẽ hạnh phúc và phụ huynh sẽ hạnh phúc.
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN
 Thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh, năm học 
2019-2020 là năm học tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non (GDMN) theo 
Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016. Đối với trẻ mầm non 
“Chơi mà học, học bằng chơi”, là một quan điểm xuyên suốt trong các hoạt động, 
với chương trình này luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên có sự tìm tòi, sáng tạo, tự 
học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực của bản thân để đáp ứng nhu cầu, 
hứng thú, phát huy tính tích cực của trẻ, đồng thời giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kĩ 
năng cần thiết cho bản thân.
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
*Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mê Linh, đặc biệt 
của tổ Mầm non về chuyên môn cũng như về đồ dùng trang thiết bị dạy học.
- Cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về xây dựng trường học hạnh 
phúc.
 2 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 Trước hết, trong công tác chuyên môn, tôi luôn đề cao chú trọng sự bình đẳng, 
dân chủ, luôn lắng nghe mọi ý kiến đóng góp của các thành viên trong tổ chuyên môn 
để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất.
 Ví dụ: Khi xây dựng dự kiến chương trình tôi giao cho các giáo viên của từng tổ 
chuyên môn cùng thảo luận với nhau, những gì hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế 
của nhà trường, của địa phương, phù hợp với trẻ, phù hợp với chương trình khung 
của Bộ, Sở, Phòng giáo dục đưa ra thì áp dụng thực hiện. Tôi không áp đặt giáo viên 
phải theo ý mình, áp đặt ở điều này, khoản kia. Mọi người cùng nhau trao đổi, bàn 
bạc với nhau để tìm ra phương án tối ưu nhất rồi thực hiện. Nói cách khác là cùng 
nhau hợp tác để cùng nhau phát triển.
 Bên cạnh đó, tôi thường xuyên tổ chức các buổi đối thoại với giáo viên, nhân 
viên, PHHS theo kế hoạch và khi cần thiết. Đối với giáo viên, nhân viên tổ chức 3 
tháng 1 lần; đối với học sinh và PHHS tổ chức 2 lần/năm
 Tổ chức Đối thoại với PHHS
 Sau chuyên môn là về cách sống, lối sống. Tôi thay đổi để vị trí lãnh đạo 
không còn là ranh giới với mọi người, thay đổi để luôn là người bạn, người cô, người 
chị, người đồng nghiệp gần gũi, luôn biết quan tâm, chia sẻ, động viên đồng nghiệp 
đúng lúc để tình cảm đồng nghiệp luôn tốt đẹp, hạnh phúc.
 Tôi đã lãnh đạo nhà trường chú ý quan tâm hơn đến đời sống, môi trường làm 
việc của giáo viên.
 Khi giáo viên đến trường, đôi lúc còn mang tâm trạng ở nhà mình đến trường, 
những bực bội lo toan còn thể hiện trên gương mặt của các cô giáo. Là một cán bộ 
quản lý tôi luôn lo lắng liệu tâm trạng ấy, khi các cô giáo vào lớp thì sẽ dạy trẻ như 
 4 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 6 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 Hàng tuần tôi đều yêu cầu giáo viên kiểm tra, tìm lọc và loại bỏ hững đồ dùng 
không an toàn và thực hiện tẩy rửa đồ dùng, đồ chơi một cách nghiêm túc, đặc biệt 
trong thời gian dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát như thời gian này.
(Ảnh HT, GV dọn dẹp, vệ sinh, tẩy rửa đồ dùng- Lấy ở kho ảnh Tổ chuyên môn)
 Để đảm bảo an toàn về tinh thần cho học sinh, tôi đã thực hiện triển khai 100% 
các nhóm lớp, GV, NV kí cam kết và nhận được sự đồng thuận nhất trí tuyệt đối của 
mọi người. 
 Trường chúng tôi thực hiện nói không với bạo lực học đường, mọi trẻ em đến 
trường đều được yêu thương, công bằng và luôn nhận được niềm vui, hạnh phúc.
(Ảnh ký cam kết – Phụ lục bản cam kết- Lấy ở kho ảnh Tổ chuyên môn)
 Trò chơi đối với trẻ em mầm non luôn là món ăn tinh thần vô cùng tuyệt vời. 
Chính bởi vậy, tôi luôn quan tâm đến món ăn tinh thần quan trọng và ý nghĩa này cho 
các con. Tôi đã chỉ đạo giáo viên thiết kế các trò chơi, các hoạt động sao cho phát 
huy tối đa được tính tích cực ở trẻ, để trẻ được vui chơi, thể hiện cá tính bản 
thân,được hạnh phúc.
 Ví dụ:
 Trò chơi 1 “Tâm sự của hòn đá”
 Các viên đá dường như là vô tri, được các cô giáo nhặt về, rửa sạch, chọn 
những viên đá có bề mặt nhẵn, tròn, không có cạnh có góc để đảm bảo an toàn tuyệt 
đối cho trẻ.
 Cách chơi:
 Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ (5-6 trẻ), Cô cho trẻ tự chọn những hòn 
đá mà mình thích sau đó vẽ các nhân vật theo câu chuyện mà trẻ muốn kể .Cô yêu 
cầu trẻ kể lại lên tâm sự của viên đá. Trẻ sẽ kể lại những gì mà trẻ nghĩ, những tâm 
sự của chính trẻ. Có những trẻ đã kể lại những câu chuyện thật dễ thương, đáng yêu. 
Như bạn Anh Thư (lớp Lớn 5TA1) bạn ấy đã kể câu chuyện của viên đá là: “Viên đá 
nói, hôm nay viên đá rất là vui vì được cô khen, đã biết ăn hết suất và không làm rơi 
vãi thức ăn xuống bàn”. Ở trò chơi này, mỗi trẻ sẽ kể lại những câu chuyện khác 
nhau theo trí tưởng tượng của trẻ. Rèn cho trẻ cách diễn đạt mạch lạc, sự tư tin, biết 
nói lên suy nghĩ của mình.
 Trò chơi 2: “Ai nhanh, ai khéo”
 Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 chén nước
 Không gian tổ chức: Sân bóng mini
 Cách chơi: Cả lớp vừa đi vòng tròn vừa chọn cho mình một chén nước, cô mở 
nhạc cho trẻ nghe. Trẻ vừa đi thành vòng tròn vừa bưng chén nước. Khi kết thúc bài 
hát. Trên tay trẻ nào chén nước còn đầy hơn trẻ đó sẽ được tuyên dương và tham gia 
chơi lần 2.
 Ở trò chơi này phát huy khả năng tập trung chú ý, kỹ năng khéo léo của trẻ.
 8 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 10 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 12 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 14 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
 16 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
tâm đến từ những câu chào buổi sáng, đến từ mỗi bưa cơm trưa của CB-GV-NV, đến 
từ những động viên, khích lệ hay an củi, sẻ chia khi cần, và sự quan tâm và lo lắng 
như một người thân ruột thịt khi ai đó trong nhà trường cần đến để vượt qua bão tố 
trong cuộc sống.. Có thể là một điều rất buồn và đau xót, nhưng thiết nghĩ mình đã 
làm những điều cần thiết nhất, nắm chặt bàn tay của người cháu, người giáo viên, 
nhân viên của mình và trao hơi ấm yêu thương để trái tim họ luôn ấm ápĐó là một 
giáo viên không may mắc bệnh hiểm nghèo nhưng chưa bao giờ thiếu đi tình cảm của 
tập thể nhà trường trong những ngày tháng cuối của cuộc đời.
 (Ảnh dự ngày 20/10 cùng nhà trường, ảnh được chăm sóc, động viên trong 
những ngày ốm bệnh,,)
 5.3. Biện pháp 3: Xây dựng lớp học hạnh phúc
 Gia đình hạnh phúc sẽ làm xã hội hạnh phúc. Vậy nên, để xây dựng được 
trường học hạnh phúc thì cần có hạnh phúc từ chính từng lớp học trong nhà trường. 
 Chính vì vậy, tôi đã triển khai để xây dựng các lớp học hạnh phúc. Cụ thể:
 Vào đầu năm học, tôi chỉ đạo cho giáo viên trang trí lớp theo quan điểm: “Lấy 
trẻ làm trung tâm”. Trang trí lớp sao cho vừa tầm với trẻ, các hình ảnh trang trí ở các 
góc phải gần gũi, màu sắc phù hợp với độ tuổi mầm non. 
 Ngay cửa ra vào, các giáo viên đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình ảnh 
yêu thương như: bắt tay, trái tim, ôm nhau...Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa đến của lớp, 
trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng 
đó. 
 Hình ảnh: Cô đón trẻ vào lớp với những hành động gần gũi, yêu thương
 18 Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non Tiền Phong A.
các cô giáo nghiên cứu và làm góc yêu thương này theo tình hình của lớp mình, có 
lớp thì làm hình trái tim, có lớp làm hình ngôi nhà...Nhưng mục đích cuối cùng cũng 
là ghi lại những những hành động tích cực của trẻ trong một ngày hôm đó, cuối tuần 
cô giáo tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi về cho phụ huynh biết, phụ huynh 
rất vui và phấn khởi khi biết con mình mỗi ngày ở trường làm được những việc gì? 
Và ngày thứ 7, chủ nhật phụ huynh sẽ ghi lại những hành động tích cực của trẻ khi ở 
nhà. Như vậy, giữa gia đình và nhà trường tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ trong 
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện được 
những hành vi tốt cho trẻ
 (Ảnh về Chiếc hộp yêu thương)
 Tại trường tôi có làm cây điều ước để giáo viên, nhân viên, học sinh, PHHS 
cùng ghi những mong muốn của mình và treo lên cây. Quy quy ước: màu đỏ là CB-
GV-NV; màu hồng là của học sinh, màu xanh của PHHS. Cây điều ước giúp mọi 
người có thể nói lên những mong muốn của mình và cũng giúp mọi người có thể hiểu 
được tâm tư, nguyện vọng của học sinh, của PHHS, của đồng nghiệp của mình. Qua 
đó, mọi người cùng cố gắng để thực hiện điều ước, cùng xây dựng tình cảm gắn bó, 
yêu thương và cùng được hạnh phúc.
 20

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_h.doc