Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc

“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui

Mỗi ngày đến lớp đều nở trên môi những nụ cười hạnh phúc

Đây là một tiêu chí, một thông điệp quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để cô và trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui- Mỗi ngày đến lớp đều nở trên môi những nụ cười hạnh phúc” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.

Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.

Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?

doc 24 trang giangvu 08/05/2024 910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường Mầm non A xã Vạn Phúc
 Phần I
 ĐẶT VẤN ĐỀ
 “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
 Mỗi ngày đến lớp đều nở trên môi những nụ cười hạnh phúc”
 Đây là một tiêu chí, một thông điệp quan trọng mà bất kỳ trường học nào 
cũng mong muốn đạt được. Để cô và trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui- 
Mỗi ngày đến lớp đều nở trên môi những nụ cười hạnh phúc” thì trường học đó 
phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì 
phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.
 Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc 
dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm 
mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 
29 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục 
và Đào tạo thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo 
dục trẻ ở lứa tuổi mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ 
thông và quá trình học tập suốt đời.
Vậy “Trường học hạnh phúc” là gì?
 Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích 
thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, là nơi trẻ được là “trung tâm”, trẻ được 
yêu thương, hạnh phúc, trẻ có tâm lý tích cực, dễ dàng tiếp thu kiến thức, hợp 
tác với cô giáo và các bạn, trẻ tự do sáng tạo, bộc lộ suy nghĩ, tính cách của bản 
thân và trẻ vui vẻ, tự tin, năng động, hứng thú mỗi khi đến trường. Tạo dựng 
niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo 
viên cảm thấy hạnh phúc mỗi khi lên lớp, nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ và 
trách nhiệm với nhà trường, chủ động sáng tạo, làm mới bài giảng, nâng cao 
hiệu quả và hứng thú dạy-học cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường, 
giảm bớt gánh nặng công việc cho nhân sự.
 Nhưng thực tế thì sao? Chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây 
những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ, hàng loạt câu chuyện 3
cần thiết của các nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một 
số biện pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non A xã Vạn 
Phúc” làm đề tài sáng kiến.
 * Mục đích nghiên cứu:
 - Giúp cho trẻ được hạnh phúc mỗi khi đến trường, trong mọi hoạt động 
học tập và vui chơi.
 - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được áp lực, sự căng 
thẳng trong quá trình chăm sóc - giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và 
thành công trong sự nghiệp trồng người của mình. Để mỗi ngày đến lớp được nở 
trên môi những nụ cười hạnh phúc.
 - Giúp cho mục tiêu xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực 
thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
 * Thời gian nghiên cứu: 
 - Thời gian nghiên cứu 8 tháng (Từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021).
 * Đối tượng nghiên cứu: 
 - Đề tài nghiên cứu thực trạng và các giải pháp nhằm xây dựng trường học 
hạnh phúc.
 * Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 - Cán bộ quản lý - Giáo viên - Trẻ - Phụ huynh và môi trường trường mầm 
non A xã Vạn Phúc.
 * Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế công tác xây dựng trường 
mầm non hạnh phúc tại trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 * Phạm vi ứng dụng: 
 - Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non. 5
kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của trẻ, của giáo viên lại là 
thành công và niềm vui của cán bộ quản lý. Tôi rất tâm đắc với câu nói của 
Thiền sư Thích Nhật Hạnh, một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt 
“Người giáo viên hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. 
 Với nhận thức ấy, năm học qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, các 
bậc phụ huynh và các em nhỏ trường mầm non A xã Vạn Phúc chúng tôi đã 
cùng nhau tổ chức, triển khai các hoạt động, các biện pháp cụ thể để xây dựng 
trường học hạnh phúc. Chúng tôi đã định hình được các tiêu chí cụ thể, mang 
tính đặc trưng, phù hợp với thực tế của nhà trường cũng như tâm sinh lý lứa tuổi 
của trẻ và hoàn cảnh sống của các em. Đồng thời, đang cố gắng đoàn kết, sáng 
tạo, chung sức hành động để biến những tiêu chí ấy thành hiện thực.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 a. Đặc điểm chung
 Trường mầm non A xã Vạn Phúc thuộc địa bàn xã Vạn Phúc ven đê sông 
Hồng người dân có mức thu nhập thấp, công việc chính là nghề nông. Trường 
được thành lập và tách ra từ tháng 01 năm 2010 đến nay.
 Trường có hai điểm trường: Điểm trung tâm tại thôn 2, điểm lẻ tại thôn 1, 
hai điểm trường cách nhau 1 km và được xây dựng khang trang, rộng rãi, đồ 
dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, được rà soát bổ sung, 
sửa chữa hằng năm nên điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ rất tốt.
 Ban giám hiệu nhà trường có 03 đồng chí đều có trình độ chuyên môn vững 
vàng, trên chuẩn, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực triển khai tốt các hoạt 
động chăm sóc giáo dục. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn 
đạt chuẩn là 100%, trong đó trình độ trên chuẩn đạt tỉ lệ 86,7%.
 Phụ huynh phần lớn làm nông nghiệp nên chưa thật sự quan tâm đến việc 
cho trẻ đi học đều, cứ nhà có cỗ là lại cho con nghỉ học.
 Với đặc điểm tình hình như vậy khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một số 
thuận lợi và khó nhăn như sau: 7
Giáo viên chưa thực sự tích cực thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ 
trong mối quan hệ giữa cô và trẻ.
 - Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường về năng lực chuyên môn 
mặt bằng chung còn chưa đồng đều, cập nhật phương pháp dạy học đổi mới còn 
chậm chạp chưa nhạy bén, chưa linh hoạt. Vốn kiến thức, kỹ năng sư phạm còn 
hạn chế, chưa có tính sáng tạo và mạnh dạn để thay đổi nắm bắt những phương 
pháp dạy học mới trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. Giáo viên 
chưa tích cực trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tham gia. 
Chưa thực sự lắng nghe và hiểu trẻ. Đây là những yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn 
đến xây dựng một trường học, lớp học hạnh phúc trong nhà trường.
 - Nhiều phụ huynh còn ỷ lại nhà trường, trăm sự nhờ các cô, có những phụ 
huynh không hợp tác với giáo viên trong việc dạy con, để con phát triển tự nhiên; 
Có những bậc phụ huynh chưa tâm lí, chưa hiểu con, bắt con theo ý muốn của mình.
 Xuất phát từ việc học tập, nghiên cứu lý luận về khoa học quản lý giáo dục, 
từ thực tiễn công tác và đứng trước thực trạng của nhà trường cũng như yêu cầu 
nhiệm vụ đổi mới, với vai trò là Phó hiệu trưởng giúp việc cho Hiệu trưởng 
trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường với những trăn trở để tìm 
ra được các biện pháp quản lý hiệu quả nhằm tạo nên một trường học hạnh phúc 
đó là được yêu thương, an toàn và tôn trọng, tôi đã chọn đề tài “Một số biện 
pháp xây dựng trường học hạnh phúc tại trường mầm non A xã Vạn Phúc”.
 3. Các biện pháp:
 3.1. Biện pháp 1: Chia sẻ tầm nhìn giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên 
thay đổi nhận thức để tạo nên ngôi trường hạnh phúc
 3.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng môi trường học tập an toàn về thể 
chất và tinh thần dành cho trẻ.
 3.3. Biện pháp 3: Thực hiện tốt vai trò của Phó hiệu trưởng trong công 
tác xây dựng mô hình trường lớp hạnh phúc.
 3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên cải tiến, đổi mới xây dựng ngôi 
trường để trẻ thực sự là “Trung tâm”, trẻ được tôn trọng, yêu thương hạnh 
phúc. 9
không tận tâm nên năng suất công việc thành công. 
chưa cao. - Bản thân tôi là Phó hiệu trưởng đã 
 nắm bắt được những tâm tư nguyện 
 vọng, tình cảm của mọi người. Giữa chúng 
 tôi không còn khoảng cách giữa cấp trên và 
 cấp dưới nữa. Mọi người sống thân thiện, 
* Đối với trẻ: chan hòa, cởi mở lòng mình với nhau.
- 35% trẻ nhút nhát, rụt rè chưa tự tin - 90% trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, hứng 
tham gia hoạt động tập thể. thú, say mê tham gia vào các hoạt 
- 20% trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé chưa động. Trẻ rất tình cảm, hạnh phúc, 
thích tới trường, hay khóc nhè vào thích đi học và đi học đều.
buổi sáng khi bố mẹ đưa tới lớp. Trẻ 
chưa thật sự thích thú và hạnh phúc khi 
tới lớp, tới trường.
- 55% trẻ nhút nhát chưa tự tin gần gũi - 93% trẻ luôn cảm thấy được yêu 
trò chuyện, chia sẻ cùng cô. thương, an toàn và tôn trọng; Sẵn sàng 
 chia sẻ những điều trẻ thích, trẻ muốn đối 
 với cô giáo và người lớn; Biết đoàn kết, 
 không tranh giành đồ chơi, yêu thương, 
* Đối với phụ huynh: chia sẻ giúp đỡ bạn.
- 60% phụ huynh chưa tâm lý, chưa - Đã phối kết hợp tốt với cha mẹ học 
hiểu con, áp đặt con theo ý muốn của sinh khuyến khích, động viên họ tích 
mình, chưa để trẻ phát triển tự nhiên và cực tham gia vào các hoạt động của 
phát huy tính sáng tạo của trẻ. nhà trường. Tham gia các buổi họp phụ 
- 40% phụ huynh chưa hợp tác với huynh đạt 92%.
giáo viên và nhà trường trong việc - 85% phụ huynh đã cập nhật thường 
chăm sóc- giáo dục trẻ. Nhiều phụ xuyên việc nuôi dạy con theo khoa 
huynh ỷ lại cho cô giáo và nhà trường học, kết hợp với nhà trường về tổ chức 
 các buổi tham quan, tổ chức hội chợ , 
 các ngày tiệc buffer cho các con đạt 11
 Phần III
 KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ
 1. Kết luận
 Thông qua việc thực hiện các biện pháp “Xây dựng trường học hạnh phúc 
tại trường mầm non A xã Vạn Phúc” tôi nhận thấy: Thực hiện các biện pháp 
nêu trên đã khắc phục được những tồn tại yếu kém và tạo ra môi trường giáo dục 
thân thiện, dân chủ và văn minh, phát huy được những điểm mạnh, mặt tốt đối 
với tập thể sư phạm, đối với trẻ và phụ huynh. Đội ngũ đã tốt hơn về tư tưởng 
chính trị, đạo đức lối sống, giỏi hơn về mặt chuyên môn giảng dạy, yêu trường, 
yêu lớp, tinh thần trách nhiệm được nâng lên, tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, từng 
bước nâng cao chất lượng học tập của trẻ, hạnh phúc mỗi ngày khi đến trường. 
Mọi hoạt động của nhà trường được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả. Đã có sự 
vào cuộc tích cực của các đoàn thể trong nhà trường, các đoàn thể của UBND xã 
nhằm xây dựng trường học hạnh phúc, phụ huynh đã tham gia vào các hoạt động 
của nhà trường qua các hoạt động hội giảng, ngoại khoá, tổ chức hội chợ, tổ 
chức tiệc buffet cho trẻ.
 Với những kết quả đạt được, bản thân tôi đúc rút được một số kinh nghiệm 
qua sự tự thay đổi nhận thức bản thân, việc cải tiến, xây dựng trường học hạnh 
phúc, để tích lũy các kiến thức kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng bồi dưỡng cho đội ngũ 
giáo viên có được chất lượng tốt, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục 
trẻ trong nhà trường như sau:
 Thường xuyên gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng và quan tâm đến đời 
sống cán bộ, giáo viên, nhân viên, hằng năm kết hợp với Ban giám hiệu nhà 
trường, với công đoàn nhà trường tổ chức các buổi tập huấn, thăm quan nghỉ 
mát cho cán bộ giáo viên nhân viên. Phát huy năng lực sở trường của từng 
thành viên để phân công nhiệm vụ hợp lý.
 Bản thân phải tích cực học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ 
chuyên môn, là tấm gương sáng cho tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên noi 
theo. Từ đó khơi nguồn tự học, tự đào tạo trong đội ngũ giáo viên. Phải xác định 
đúng, rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc 
trong việc nâng cao chất lượng và sự phát triển của nhà trường được thực hiện 
đồng bộ và có hiệu quả. Điều tra tìm hiểu, nắm rõ tình hình để có định hướng và 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_hoc_h.doc