Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường Xanh- An toàn- Thân thiện và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi

Trường mầm non Thụy An hướng tới chủ đề năm học 2021 - 2022 “Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện và hạnh phúc”. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh phúc sẽ tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi thú vị, hấp dẫn. Một ngôi trường đẹp, một lớp học thân thiện để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng mỗi người. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh phúc còn có ý nghĩa giáo dục mỗi chúng ta ý thức, thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường, đoàn kết nội bộ giúp chúng ta càng thêm yêu quý trường lớp, đồng nghiệp, học sinh hơn. Vậy để trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh phúc thì tất cả các bộ phận trong nhà trường nói chung và lớp B3 nói riêng cùng chung tay để xây dựng và bảo vệ.

Nhưng trên thực tế, việc thực hiện chủ đề “xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp - an toàn - thân thiện và hạnh phúc” nói chung và nhóm, lớp nói riêng tại Trường mầm non Thụy An vẫn tồn tại nhiều bất cập. Giáo viên chưa có sự đầu tư, ngại suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao. Một sô bộ phận phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc phối hợp với nhà trường và giáo viên lớp nên ảnh hưởng đến việc tuyên truyền hay thông báo về các kế hoạch của trường cũng như của lớp đề ra.

docx 25 trang giangvu 08/05/2024 1190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường Xanh- An toàn- Thân thiện và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường Xanh- An toàn- Thân thiện và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường Xanh- An toàn- Thân thiện và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi
 Vì vậy tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này giúp trẻ phát triển 
và hình thành nhân cách có hiệu quả nhất.
 - Đối với giáo viên: 
 + Có sự đầu tư để xây dựng môi trường xanh trong và ngoài lớp học.
 + Chủ động sáng tạo trong việc tìm tòi, đổi mới vận dụng phương pháp, 
hình thức tổ chức các hoạt động truyền thông với phụ huynh học sinh phù hợp 
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid 19.
 + Tìm ra biện pháp để thu hút sự tham gia của trẻ vào các hoạt động của 
cô đã gửi trong zalo nhóm và giao lưu kết nối với nhà trường.
 - Đối với trẻ:
 + Trẻ có các hành vi văn minh, lễ phép trong giao tiếp ứng xử.
 + Khai thác và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong hoạt 
động một cách phù hợp và hiệu quả.
 + Hứng thú tham gia vào các hoạt động cô hướng dẫn.
 - Đối với phụ huynh:
 + Phụ huynh có ý thức và trách nhiệm cao hơn về việc phối hợp với nhà 
trường chăm sóc, vui chơi cùng con em mình tại nhà và phối hợp, ủng hộ nhà 
trường, giáo viên lớp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và 
hạnh phúc
 III. Đối tượng nghiên cứu
 Các cháu tại lớp 4 tuổi B3 Trường Mầm Non Thụy An, tổng số 22 trẻ.
 IV. Đối tượng khảo sát:
 Năm học 2021- 2022 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi B3, tại trường Mầm 
non Thụy An với tổng số trẻ 22.
 V. Phương pháp nghiên cứu:
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp nghiên cứu (phân tích, tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan 
đến đề tài). 
 Phần 2:
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận:
 Giáo dục mầm non là cơ sở đầu tiên hình thàng nhân cách con người mới xã 
hội chủ nghĩa, những mầm non tương lai của đất nước: Năng động, sáng tạo, phù 
hợp với thời kỳ công nhiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Muốn trẻ phát triển toàn 
diện, trước hết cần chăm sóc trẻ để có một cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, có sức 
khỏe tốt, đây là cơ sở, nền tảng ban đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
 Trong nhiều năm học qua nhà trường nói chung và lớp 4 tuổi nói riêng vẫn 
đang thực hiện các giải pháp thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non 
lấy trẻ làm trung tâm”. Tuy nhiên, một số nội dung chưa đem lại hiệu quả:
 Hàng năm tôi đã xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm 
trung tâm nhưng chưa thực sự tạo được một môi trường thân thiện, một không 
khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô chưa thường xuyên gần gũi, quan 
tâm để trẻ có thể an tâm chia sẻ những thắc mắc, băn khoăn cũng như những cảm 
xúc không vui của mình.
 Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, đã tạo được môi trường 
lớp sạch, đẹp cho trẻ. Tuy nhiên, chưa tạo được môi trường lớp xanh, thân thiện 
như: Đưa không gian xanh, âm nhạc vào lớp học, nhà vệ sinh... 
 Do dịch bệnh Covid 19 nên trẻ vừa mới được đến lớp nên việc đổi mới hình 
thức tổ chức các hoạt động bằng hình thức gửi video truyền thông hướng dẫn phụ 
huynh chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi tại nhà trong thời gian nghỉ phòng, chống 
dịch Covid 19 chưa thực sự phát huy hết khả năng của trẻ.
 II. Thực trạng:
 Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường, năm học 2021-2022 tôi 
được phụ trách lớp mẫu giáo 4 tuổi với tổng số trẻ là 22 cháu. Qua thời gian giảng 
dạy bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:
 cây xanh còn là những vật mẫu thật, sống động để trẻ trực tiếp quan sát, làm quen 
tìm hiểu về cỏ cây hoa lá, con vật, dạy trẻ biết yêu lao động, yêu thiên nhiên.
 Tôi cùng giáo viên lớp xây dựng một góc vườn cây hay còn gọi là góc thiên 
nhiên trong lớp, với mong muốn dịch Covid 19 sớm qua mau để trẻ luôn được 
đến lớp như hiện nay, được quan sát và biết quá trình phát triển của các loại cây. 
 Hình ảnh 1: Hình ảnh vườn cây trong lớp
 Ngoài ra, ở các góc chơi của trẻ tôi cũng bố trí các loại cây phù hợp đặt 
trong các góc, phòng vệ sinh như: Góc tạo hình tôi bố trí cây Thiết mộc lan- cây 
hoa Sen cạn- cây cỏ lan chi( dây nhện)..., góc xây dựng tôi đặt cây cỏ lan chi (dây 
nhện)- cây Lưỡi hổ...
 Tuy nhiên khi trồng cây xanh trong và ngoài lớp học trước hết tôi phải chú 
ý đến sự an toàn của trẻ, cây đó không có gai, không có độc, không có sâu bệnh 
đồng thời cây phải tươi đẹp...cây mang lại không khí trong lành giúp lọc không 
khí (cây cỏ lan chi). Đặc biệt các cây đó phải gần gũi với cuộc sồng thường ngày 
của trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác thân thiện như ở gia đình của mình.
 Hình ảnh 2: Hình ảnh cây ở các góc
 Ngoài ra tôi đã xây dựng môi trường lớp học với màu sắc nhẹ nhàng, hài 
hoà, các đồ dùng, đồ chơi trong lớp vừa tầm với trẻ, trẻ có thể tự lấy và cất gọn 
gàng, ngăn nắp mà không xa cách tạo cho trẻ sự gần gũi và một tâm thế vui vẻ, 
hứng thú tham gia các hoạt động trong lớp theo hứng thú, nhu cầu của trẻ. Hình 
ảnh trong các góc chơi được thay đổi theo các chủ đề sự kiện tạo cho trẻ sự thích 
thú với điều mới lạ. Khi tạo môi trường trong và ngoài lớp học tôi tuyên truyền, 
huy động sự đóng góp của phụ huynh với nhiều loại cây khác nhau, sau đó giáo 
viên sẽ lựa chọn các loại cây đẹp, có màu sắc phù hợp, không có gai, không có 
độc tố gây thương tích cho trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc với loại cây 
đó. Qua đó trẻ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, sự gần gũi thân thiện 
với con người. Qua đó trẻ hiểu được tác dụng của cây xanh làm đẹp cho lớp và 
có tác dụng làm môi trường trong lành hơn. 
 Hình ảnh 3: Môi trường xanh ngoài lớp học
 2. Biện pháp 2: Xây dựng các hoạt động truyền thông gần gũi, hấp 
 dẫn, sinh động để thu hút sự tham gia của trẻ.
 Năm học 2021-2022 diễn ra trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 
19. Điều mà tôi băn khoăn là làm cách nào để kết nối với phụ huynh và học sinh 
dù trong thời gian trẻ không được đến trường cô và trẻ vẫn có thể gần gũi và hiểu 
nhau, cô có thể truyền đạt được nhiều kiến thức bổ ích cho các con. Và tôi biết 3. Biện pháp 3: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh học sinh
 Như chúng ta đã biết, năm học 2021-2022. Một năm học đầy những khó 
khăn bởi dịch bệnh Covid-19 kéo dài, trẻ mầm non không được đến trường, công 
tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ không thể thực hiện trực tiếp.
 Thực hiện quy chế chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong 
thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà giáo viên thực hiện công tác truyền thông để hướng 
dẫn phụ huynh chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi cùng trẻ tại nhà. Vì vậy công 
tác phối hợp với phụ huynh học sinh càng trở nên quan trọng hơn. Vậy chúng ta 
phải phối hợp như thế nào để đạt được hiệu quả và điều quan trọng là để các bậc 
phụ huynh ngày càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về cách chăm sóc, nuôi 
dưỡng và vui chơi của trẻ lứa tuổi mầm non. Đặc biệt là công tác tuyên truyền 
phối hợp thực hiện chủ đề năm học “ Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, 
thân thiện và hạnh phúc”?
 Muốn thực hiện tốt việc này thì việc tuyên truyền phối hợp với phụ huynh 
để thống nhất một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và vui chơi cũng như thực 
hiện Xây dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh phúc là rất 
cần thiết. Vì vậy, ngay từ đầu năm học lớp B3 đã xây dựng cụ thể các biện pháp 
tuyên truyền và tổ chức triển khai cuộc họp phụ huynh trực tuyến để tạo được sự 
thống nhất về nội dung, phương pháp, cách thức chăm sóc và vui chơi cùng trẻ ở 
nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19 và tuyên truyền để phụ huynh hiểu “ Xây 
dựng lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh phúc” là điều kiện thuận 
lợi cho việc hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ.
 VD: Khi cô quay video và gửi video trong zalo của nhóm, lớp tôi đề nghị 
các bậc phụ huynh mở cho các con xem và động viên, hướng dẫn các con thực 
hiện theo video hướng dẫn của cô, nếu các con hoàn thành có thể chụp bài tập 
hoặc quay video trẻ thực hiện gửi vào zalo của lớp.
 Hình ảnh 7: Sản phẩm của trẻ
 Với mong muốn tạo dựng nét riêng, một diện mạo mới cho lớp và để tạo 
môi trường lớp học hạnh phúc, thân thiện với trẻ. Tôi kêu gọi phụ huynh ủng hộ 
thêm cây xanh, tận dụng các bình, chậu... để tạo không gian xanh mát mẻ, sự dễ 
chịu, gần gũi khi bước vào lớp
 Hình ảnh 8: Phụ huynh ủng hộ cây xanh
 Qua công tác phối kết hợp với phụ huynh tôi thấy đạt được kết quả rất tốt, 
được các bậc phụ huynh trong lớp ủng hộ vật chất và tinh thần. Những món quà 
đó tuy nhỏ nhưng chứa đựng được nhiều tình cảm thân thương của cô dành cho Từ những biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được, bản thân tôi đã rút ra 
được một số bài học sau đây:
 Xây dựng môi trường xanh- sạch - đẹp - an toàn - thân thiện và hạnh phúc” 
cho trẻ là một công việc hết sức quan trọng trong công tác giáo dục trẻ ở trường 
mầm non. Nó đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững mục tiêu chương trình giáo 
dục mầm non, phải quan tâm đến nguyện vọng, các đặc điểm tâm sinh lý trẻ, và 
phải có sự kiên trì, khéo léo sáng tạo trong việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt 
động
 Giáo viên phải là người biết điều chỉnh và thiết kế môi trường giáo dục của 
lớp phù hợp mục tiêu chủ đề và điều kiện thực tế của lớp, xây dựng môi trường 
cho trẻ hoạt động phù hợp với độ tuổi mầm non.
 Các giải pháp sáng kiến không sử dụng kinh phí về tài chính mà chủ yếu 
kêu gọi sự ủng hộ của gia đình, tận dụng các nguyên liệu tự nhiên và ứng dụng 
CNTT sau khi áp dụng giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của năm học đó là 
thực hiện tốt chủ đề “xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp- an toàn - thân thiện 
và hạnh phúc”; giúp trẻ vui vẻ, tự tin, hạnh phúc khi được giao lưu với cô và các 
bạn, giúp phụ huynh có ý thức và trách nhiệm về việc phối hợp với nhà trường 
chăm sóc, vui chơi cùng con em mình tại nhà và phối hợp, ủng hộ nhà trường, 
giáo viên lớp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh 
phúc.
 Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận: 
 Chủ đề “Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện và hạnh 
phúc” là một chủ đề năm học 2021-2022 của ngành, mang tính thực tiễn và có ý 
nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giáo dục trẻ, luôn là nỗi trăn trở của mỗi nhà 
giáo. Đây chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục trong chặng 
đường dài trước mắt, đòi hỏi từ lãnh đạo, giáo viên, học sinh đều phải phấn đấu 
chuyển biến. 
 Đặc biệt, đối với bậc học mầm non, nơi ươm mầm những hạt giống đầu tiên 
thì đây là một trong những hoạt động hết sức ý nghĩa trong việc đào tạo nên những 
lớp người mới có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng động, nhiệt tình, thân thiện, và 
con người hạnh phúc. Nhờ thực hiện kế hoạch cụ thể, đồng bộ chặt chẽ giữa các 
đoàn thể trong nhà trường cùng với sự ủng hộ của chị em nên đã thu được nhiều 
kết quả khả quan. Chất lượng truyền thông ngày càng được nâng cao. 
 Hơn thế nữa qua phong trào thi đua đã tạo nên một bầu không khí thân 
mật, vui vẻ, hòa nhã trong tập thể cán bộ giáo viên. Mối liên hệ gắn bó giữa nhà 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_x.docx