Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học Xanh- An toàn- Hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tiến sĩ Maria Montessori đã từng nói “Giáo dục là một quá trình tự nhiên được thực hiện bởi trẻ nhỏ và không đạt được nhờ lắng nghe mà nhờ trải nghiệm trong môi trường”. Trong mỗi chúng ta, ai cũng đều mong muốn được sống và học tập trong một môi trường xanh, an toàn và hạnh phúc. Bởi, lớp học xanh, an toàn và hạnh phúc tạo ra một môi trường học tập và vui chơi thân thiện, thú vị, hấp dẫn, giúp cô trò thêm yêu trường, mến lớp, là nơi giáo dục đạo đức, lối sống, nhân cách của trẻ. Môi trường giáo dục trong trường mầm non có vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố góp phần giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục cuối mỗi độ tuổi. Vì vậy, việc thiết kế môi trường được gọi là “Giáo viên thứ ba" của trẻ (sau cha mẹ và giáo viên), là một phương tiện để kích thích và tạo cảm hứng tương tác, học tập và xây dựng sự hiểu biết của trẻ. Đó là cái nôi nuôi dưỡng kế tiếp các thế hệ con người mới cho tương lai, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ càng thích hợp bao nhiêu thì càng tạo ra những nền tảng cho tiến bộ sau này của trẻ bấy nhiêu. Trong đó môi trường giáo dục là một trong những điều hết sức cần thiết. Môi trường là một bảo tàng thiên nhiên đầy sự đa dạng và phong phú giúp trẻ phát triển các mối quan hệ giữa con người với nhau, các kinh nghiệm, ý tưởng và nhiều cách thể hiện các ý tưởng của mình, là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội an toàn cho trẻ vui chơi, học tập mà còn là môi trường sống lành mạnh, nơi đó trẻ được đối xử công bằng, được quan tâm, chăm sóc, được bảo vệ và tham gia vào quá trình học tập, phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ sau này.
docx 65 trang giangvu 08/05/2024 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học Xanh- An toàn- Hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học Xanh- An toàn- Hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học Xanh- An toàn- Hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
 MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 3
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu .................................................................... 3
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.................................................................... 4
I. Cơ sở lý luận.................................................................................................... 4
II. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................... 5
1. Đặc điểm chung............................................................................................... 5
a. Thuận lợi ......................................................................................................... 6
b. Khó khăn......................................................................................................... 7
2. Thực trạng....................................................................................................... 7
III. Biện pháp thực hiện .....................................................................................10
1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ xây dựng môi
trường lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc cho trẻ theo hướng hiện đại ...............10
2. Biện pháp 2: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM tạo môi trường lớp
học xanh, an toàn, hạnh phúc khuyến khích trẻ hoạt động ................................13
3. Biện pháp 3: Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM đổi mới tổ chức hoạt
động giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm” thông qua các hoạt động hàng ngày .....17
4. Biện pháp 4: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong xây dựng môi trường lớp
học xanh - an toàn - hạnh phúc ...........................................................................28
IV. Hiệu quả của sáng kiến ...............................................................................31
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...............................................37
1............................................................................................................................... 
Kết luận ..............................................................................................................37
2............................................................................................................................... 
Khuyến nghị .......................................................................................................38 trọng của việc đổi mới, sáng tạo trong xây môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung 
tâm, nơi trẻ có nhiều cơ hội cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm, được thoả sức sáng 
tạo. Làm thế nào để xây dựng được một lớp học xanh, an toàn, hạnh phúc nhưng 
lại tạo được hình ảnh, phong cách, dấu ấn riêng của lớp học? Môi trường giáo dục 
đó phải thỏa mãn nhu cầu thực sự của mỗi trẻ? Làm thế nào để xây dựng, tận dụng 
được các không gian có sẵn bên trong và bên ngoài của lớp học mang lại hiệu quả 
hoạt động đáp ứng với đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục của cô và 
trẻ? Nhưng lại đạt được hiệu quả đó là thách thức đặt ra với tôi và giáo viên nhà 
trường. Với tinh thần quyết tâm, muốn đổi mới môi trường giáo dục với phong 
cách dấu ấn riêng của lớp thể hiện rõ chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non 
xanh - an toàn - hạnh phúc” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường 
là một việc khiến tôi trăn trở suy nghĩ. Với mong muốn năm học 2022-2023 làm 
thế nào để xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc, để tôi cũng 
như tất cả giáo viên và học sinh mỗi ngày đến trường là một ngày vui, hạnh phúc 
ngập tràn.
 Nhận thức được tầm quan trọng của việc cần phải xây dựng môi trường giáo 
dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo cho trẻ có môi trường lớp học thân 
thiện, gần gũi và tự do được khám phá là điều hết sức cần thiết trong chương trình 
giáo dục mầm non hiện nay theo hướng đổi mới.
 Xuất phát từ mong muốn xây dựng một môi trường giáo dục xanh, an toàn, 
hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ. Sau một thời gian bắt tay vào 
nghiên cứu, tìm tòi ra cách xây dựng môi trường lớp học mang dấu ấn riêng của 
lớp, của giáo viên, tôi đã thành công trong việc xây dựng môi trường lớp học xanh 
- an toàn - hạnh phúc và được nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh đánh giá cao, 
trẻ trong lớp thực sự yêu thích, say mê với môi trường giáo dục tại lớp. Chính vì 
vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học xanh 
- an toàn - hạnh phúc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi” làm sáng kiến kinh nghiệm của 
mình trong năm học 2022-2023.
 2. Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng đặc điểm tình hình của 
lớp, kinh nghiệm thực tế về xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh 
phúc nhằm mục đích đưa ra các biện pháp xây dựng, thiết kế môi trường giáo dục 
trong lớp để trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi được học tập và vui chơi trong môi trường an 
toàn, hạnh phúc, phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ.
 Phát huy tối đa nội lực của giáo viên sáng tạo trong xây dựng một môi trường 
lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc.
 Thu hút được sự tham gia của các bậc phụ huynh và sự quan tâm của nhà PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 I. Cơ sở lý luận
 Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, 
xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường. 
Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp góp phần thỏa mãn nhu cầu vui chơi và 
hoạt động của trẻ. Qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện 
để trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất 
kỳ trường mầm non nào cũng mong muốn đạt được.
 Trẻ em lứa tuổi mầm non đang hình thành và phát triển, cơ thể trẻ còn non nớt, 
sự tăng trưởng và phát triển luôn chịu tác động mạnh mẽ của môi trường xung 
quanh. Đặc điểm tư duy của trẻ là tư duy trực quan hành động trẻ học bằng chơi, 
học bằng hình ảnh cụ thể, học ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy, nơi trẻ tiếp xúc 
phải chứa đựng được tất cả các yếu tố mà trẻ có thể học tập được và môi trường 
phải đảm bảo tính thẩm mỹ mang tính sư phạm, tính giáo dục cao.
 Môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc là ở đó có hệ thống cây xanh, 
cây cảnh, thảm cỏ sắp đặt hài hoà, tạo cảm giác xanh mát, dễ chịu; lớp học có cơ sở 
vật chất khang trang, sạch đẹp, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ công tác 
chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được giáo viên thường xuyên rà soát loại bỏ các 
yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn dù là nhỏ; là nơi vừa mang lại môi trường phát 
triển toàn diện về mọi mặt, kích thích hứng thú học tập, vui chơi của trẻ, tạo dựng 
niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ 
luôn mong muốn tạo dựng cho trẻ một môi trường giáo dục với tiêu chí “Yêu thương 
thấu hiểu, an toàn và tôn trọng”.
 Bởi vậy, xây dựng môi trường lớp học xanh - an toàn - hạnh phúc là xây dựng 
một môi trường giáo dục an toàn, thân thiện gần gũi với thiên nhiên có hệ thống cây 
cảnh, chậu hoa, môi trường lớp học ấm áp, bày trí sắp đặt đẹp mắt, hài hoà về màu 
sắc, bố cục, các đồ dùng, dụng cụ bố trí thuận tiện, thẩm mỹ, thu hút giúp trẻ thoải 
mái, dễ chịu khi đến lớp, được chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội trải 
nghiệm và giao tiếp một cách tích cực nhất. Môi trường lớp học như vậy có ảnh 
hưởng sâu sắc đến trẻ và giáo viên, hỗ trợ mục tiêu chương trình giáo dục mà ở đó 
trẻ có thể tự do vui chơi và khám phá, giáo viên có điều kiện quan sát trẻ để kịp thời 
định hướng trẻ hoạt động phù hợp, sáng tạo.
 Đối với trẻ mầm non khi bước chân đến trường, đến lớp đó là sự thay đổi lớn, 
là bước ngoặt đáng kể đầu tiên trong cuộc đời của trẻ. Vậy làm thế nào để mỗi ngày 
trẻ đến trường là một ngày vui, một ngày hạnh phúc ? Lớp học đó là nơi thầy cô, 
trẻ và phụ huynh đều được hạnh phúc; Là nơi trẻ cảm thấy muốn đến, là nơi trẻ có điều kiện để tôi tham gia lớp bồi dưỡng về chuyên đề “Nghệ thuật xây dựng trường, 
lớp mầm non hạnh phúc”, “Ứng dụng phương pháp giáo dục STEAM vào chương 
trình giáo dục mầm non hiện nay”, được trang bị đầy đủ tài liệu bồi dưỡng chuyên 
môn, tiêu chí “Xây dựng trường, lớp mầm non hạnh phúc”, được tham dự buổi kiến 
tập về xây dựng môi trường giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, “Xây dựng trường, 
lớp mầm non hạnh phúc” tại các trường điểm trên địa bàn huyện, các buổi kiến tập 
chuyên đề cấp trường. Đặc biệt, nhà trường đã mời cô giáo Nguyễn Thu Trang - 
Cán bộ quản lý trường mầm non Chất lượng cao 20/10 tập huấn, bồi dưỡng cho đội 
ngũ giáo viên về “Xây dựng môi trường lớp học theo hướng hiện đại”.
 Lớp học rộng, khang trang có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 01, 
phương tiện hiện đại như ti vi kết nối internet, trang thiết bị, hệ thống giá góc đồng 
bộ, đồ dùng, đồ chơi phong phú như: ghế sofa, thảm, hệ thống đèn treo thả, thảm, 
bục đa năng, ghế quầy ba, bàn cát, bàn ánh sáng, tạo điều kiện cho xây dựng môi 
trường lớp học cũng như tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ứng dụng phương 
pháp giáo dục tiên tiến hiện đại như STEAM, Montessori.
 Hai giáo viên giàu kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn, 
có kỹ năng quản lý lớp học tốt, khéo tay, sáng tạo trong xây dựng môi trường lớp 
học, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.
 Là một giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết 
với nghề, có kỹ năng công nghệ thông tin tốt, ham học hỏi, luôn đổi mới, sáng tạo 
trong xây dựng môi trường lớp học và đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục tiếp cận 
với phương pháp giáo dục tiên tiến. Bản thân đã tham gia bồi dưỡng và thực hành 
chuyên đề “Xây dựng môi trường theo phương pháp giáo dục tiên tiến hiện nay” 
của cô giáo Nguyễn Thu Trang - Trường mầm non chất lượng cao 20/10 tại trường 
mầm non Huỳnh Cung; chuyên đề “Thiết kế - Giảng dạy phương pháp giáo dục 
STEAM” tại trường mầm non B Thị Trấn Văn Điển được cấp giấy chứng nhận do 
phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện tổ chức.
 Số trẻ/lớp đảm bảo theo quy định. 100% trẻ ra lớp ngay từ đầu năm học, phát 
triển đồng đều về thể chất, nhanh nhẹn, tích cực tham gia các hoạt động.
 Một số phụ huynh đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà 
trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng, tích cực ủng hộ nguyên vật 
liệu, học liệu, chậu hoa, cây cảnh cho lớp.
 b. Khó khăn:
 Đa số phụ huynh chưa ý đến việc tạo môi trường xanh, hạnh phúc thoải mái 
cho trẻ khi ở nhà cũng như khi đến lớp mà chỉ chú trọng nhiều đến việc ở lớp con 
được học chữ cái, nhận biết các chữ số chưa. Vì vậy, sự phối hợp giữa phụ huynh 

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học Xanh- an toàn- hạnh phúc cho trẻ.pdf