Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non
Trong mỗi người dân Việt Nam của chúng ta, ai ai cũng biết ngày 20 tháng 6 hàng năm là ngày “Quốc tế hạnh phúc” . Nhưng chuẩn mực về hạnh phúc của mỗi con người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh lại khác nhau. Người nghèo thì ao ước có được cuộc sống no ấm đủ đầy sẽ hạnh phúc, người bệnh tật hay khiếm khuyết thì mong được mạnh khoẻ chính là niềm hạnh phúc...Và trong mỗi gia đình, thì tiếng cười trẻ em là nguồn hạnh phúc. Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn, biết lễ phép với vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.
Với mong muốn mưu cầu hạnh phúc thật chính đáng như vậy, tất cả chúng ta phải tự tạo cho mình môi trường sống thật sự mang lại hạnh phúc. Vậy môi trường hạnh phúc là gì và hạnh phúc đối với một đứa trẻ là như thế nào? Môi trường hạnh phúc là ở nơi đó con người dù giàu hay nghèo, dù khoẻ mạnh hay bệnh tật nhưng được sống là chính mình, được yêu thương, chăm sóc, được quan tâm và thể hiện sự quan tâm, trao yêu thương cho nhau và cùng nhau phát triển. Và hạnh phúc đối với một đứa trẻ lại càng đơn giản khi trẻ được sống trong gia đình hạnh phúc, được nhận sự quan tâm yêu thương từ bố mẹ và người thân. Đến trường trẻ được thoả mãn nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, nhận được yêu thương, quan tâm, tôn trọng và chia sẻ từ cô giáo và bạn bè. Và một đứa trẻ được sống trong môi trường hạnh phúc, lớn lên sẽ trở thành con người hạnh phúc, góp phần tạo nên một xã hội hạnh phúc, một đất nước hạnh phúc.
Chính vì lẽ đó, môi trường lớp học là yếu tố góp phần quan trọng trong việc giáo dục trẻ trở thành người có tố chất tích cực đó. Vì vậy, môi trường lớp học phải thật sự hạnh phúc, trẻ được học tập sinh hoạt trong môi trường luôn có tiếng cười, sự yêu thương, quan tâm, sẻ chia với nhau giữa cô và trò, giữa trẻ với trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non
MỤC LỤC NỘI DUNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 1 Lý do chọn đề tài. 2 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Đối tượng nghiên cứu 3 4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Kế hoạch nghiên cứu 3 7 Số liệu điều tra trước khi thực hiện 4 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5 1. Một số nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 5 2 Thực trạng vấn đề 5 3 Tên sán kiến kinh nghiệm 6 4 Các biện pháp thực hiện 6 5 Cách thực hiện từng biện pháp 6 Biện pháp 1: Học tập và bồi dưỡng duy trì cảm xúc tích cực, sự 6 5.1 chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ 5.2 Biện pháp 2: Đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi 8 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học “xanh - sạch - an toàn 9 5.3 - hạnh phúc” 5.4 Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ 10 Biện pháp 5. Tạo cơ hội cho trẻ được thuyết trình theo ngôn ngữ 11 5.5 tự do và hành động theo suy nghĩ của trẻ. Biện pháp 6: Phối kết hợp với phụ huynh tạo cảm xúc vui vẻ, hạnh 12 5.6 phúc cho trẻ trước và ngay khi đến lớp. III KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGH 13 1 Kết quả 13 2 Kết luận 14 3 Những khuyến nghị và đề xuất 14 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non” tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ non của trẻ. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ mình cần phải thay đổi để xây dựng một môi trường học tập hạnh phúc. Vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non” để nghiêp cứu áp dụng trên 29 trẻ lớp 4 tuổi B2 do tôi chủ nhiệm trong năm học này. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Đối với bản thân Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm phương pháp hiệu quả nhất trong việc xây dựng cho trẻ môi trường học tập vui chơi thật sự hạnh phúc như trên chính ngôi nhà của mình. 2.2. Đối với trẻ Trẻ được học tập, vui chơi, thoải mái bộc lộ cảm xúc, chia sẻ , quan tâm lẫn nhau và cảm thấy trẻ được tôn trọng. Trẻ có ý thức chủ động, tự tin, sáng tạo 2.3. Đối với phụ huynh học sinh Hiểu được giá trị thực sự của một môi trường giáo dục “hạnh phúc”cần thiết dành cho trẻ ở lớp cũng như ở nhà. Sẵn sàng chia sẻ, hợp tác, chung tay cùng giáo viên và các con trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ một cách hiệu quả. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non” 4. Đối tượng khảo sát Đề tài được áp dụng nghiên cứu trên 29 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi B2 trường Mầm non Châu Sơn - Ba Vì - Hà Nội 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp điều tra, quan sát tự nhiên Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp kiểm tra, đánh giá. Phương pháp động viên, khuyến khích 6. Kế hoạch nghiên cứu PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Một số nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trẻ đều có cảm giác muốn đến “Môi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một trường học hạnh phúc, lớp học nhạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, cô và trẻ. 2. Thực trạng vấn đề 2.1. Thuận lợi Là giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm tôi nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng ngày để có biện pháp gần gũi trẻ, trao yêu thương, chia sẻ với trẻ, tạo tâm thế thoải mái cho trẻ khi vào lớp Trẻ lớp tôi có khá nhiều trẻ đã đi lớp từ lứa tuổi nhà trẻ nên đã quen với giáo viên và các hoạt động ở trường mầm non Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên học các lớp chuyên đề do PGD & ĐT tổ chức. Hơn nữa, giáo viên còn được tham gia lớp học tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến do các thầy cô của trường ĐH giáo dục tổ chức như phương pháp giáo dục STEM, Montessori hàng ngày cũng như khi tới lớp để có thể tôn trọng cảm xúc của trẻ, trao cho trẻ những cảm xúc tích cực như yêu thương, vỗ về để trẻ cảm thấy trẻ được tôn trọng, gần gũi cô. Ngay từ đầu năm học tôi đã tự học tập, bồi dưỡng chuyên đề “Tăng cường cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non trong chăm sóc và giáo dục trẻ” do trung tâm EU - Việt Nam Business Network biên soạn. Khi nghiêm cứu, tôi học được lợi ích của việc duy trì cảm xúc tích cực với trẻ và cách làm thế nào để giúp người giáo viên mầm non như tôi duy trì và phát triển cảm xúc tích cực. Mỗi khi ở lớp nếu tôi gặp tình huống làm tôi có cảm xúc tiêu cực tôi thường dừng ngay việc mình đang làm lại và thay vào đó tôi hít thật sâu và thở ra nhẹ nhàng, và nghĩ về việc cần giải quyết theo hướng tích cực hơn để hiệu quả công việc của tôi tại lớp được đảm bảo. Vd: Đầu năm, cháu Nguyễn Gia Phúc lớp tôi đến lớp rất quấy khóc và không giữ bình tĩnh, thường xuyên đánh bạn. Tôi đã nhẹ nhàng, dỗ dành cháu nhưng cháu không những ngoan hơn mà ngược lại đánh cả cô. Trong lúc đó, tôi đã hít thật sâu sau đó nhẹ nhàng ôm cháu vào lòng, an ủi và rủ cháu chơi cùng cô trò chơi chi chi chành chành, oẳn tù tì. Dần dần cháu Nguyễn Gia Phúc lớp tôi đã có cảm xúc tích cực, ngoan ngoãn khi đến lớp (MC 2: Cô gần gũi, tiếp cận trẻ). Tôi tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên đề của Phòng GD, của các thấy cô của trường đại học giáo dục tổ chức như: chuyên đề dạy học dự án Stem, chuyên đề xây dựng môi trường lớp học theo phương pháp Montessori...ở đó ngoài việc chia sẻ các phương pháp dạy học tiên tiến như thế nào cho đúng, các thầy cô luôn chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giáo viên duy trì cảm xúc tích cực cho trẻ để truyền tải những kiến thức đó cho trẻ hiệu quả nhất. Tự học tập, bồi dưỡng qua tài liệu, internet, qua các chuyên đề. để biết như thế nào là cảm xúc tích cực, tiêu cực và tác dụng của việc duy trì cảm xúc tích cực khi đến lớp, gần gũi với 29 bạn nhỏ trong lớp tôi 11 tiếng/ 1 ngày * Chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ Khi đã mang trong mình một tâm hồn vui vẻ, cảm xúc tích cực hạnh phúc đến lớp, tôi luôn làm việc với 100 % năng lượng để trao cho trẻ những yêu thương, chăm sóc. Trò chuyện với trẻ để biết cảm xúc của con hôm nay như thế nào? Cho trẻ lựa chọn khuôn mặt cảm xúc của mình và cách thể hiện cảm xúc với cô. Nếu trẻ chọn cảm xúc vui, cô sẽ thể hiện cùng con cảm xúc đó cũng như trò chuyện để trẻ chia sẻ với cô và bạn niềm vui của con trong buổi sáng hôm nay. Nếu có trẻ chọn cảm xúc buồn, cô sẽ giành thời gian trò chuyện với trẻ để biết lý do, sau đó khéo léo động viên, an ủi bằng cách trao cho trẻ những cái ôm để cảm xúc tích cực của trẻ đi lên Đối với những trẻ còn nhút nhát chưa muốn chia sẻ hay khóc khi đến lớp, thay vì trò chuyện ngay thì tôi ân cần ôm trẻ vào lòng, kể cho trẻ nghe Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “ Con cần gì” “ Cô nghĩ là còn làm được” .Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối với trẻ, Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. Bằng việc làm cụ thể, bằng việc cô trao đi yêu thương, tạo ra môi trường học tập an toàn tuyệt đối cả về thể chất và tinh tần như vậy thì không có lý gì trẻ lớp tôi không được an toàn, an tâm, thoải mái khi đến lớp. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học “xanh - sạch - an toàn - hạnh phúc” Để tạo cho trẻ một môi trường lớp học “hạnh phúc” thì không chỉ là thái độ của cô mà môi trường lớp học - những vật vô tri vô giác cũng phải mang một ý nghĩa thật hạnh phúc. Vậy làm cách nào để xây dựng môi trường lớp học “xanh - sạch - an toàn - hạnh phúc” nhỉ? Trước tiên, cô và trò lớp 4 tuổi B2 cùng nhau xây dựng môi trường lớp học “xanh”. Ở đây tôi nghĩ rằng không chỉ mình giáo viên làm việc đó mà cả trẻ và gia đình trẻ cũng được tham gia ủng hộ, trồng và chăm sóc cây xanh xung quanh lớp, tại góc thiên nhiên. Đối với phụ huynh tôi đã đưa ra phong trào ủng hộ cây xanh, cây hoa cho lớp trong cuộc họp phụ huynh học sinh ngay đầu năm học. Và đến khi nhà trường đã xây dựng xong, thông qua zalo nhóm lớp tôi cùng toàn thể nhà trường phat động phong trào ủng hộ cây xanh, cây hoa cho trường, lớp để xây dưng môi trường lớp học “sáng - xanh - sạch - an toàn - hạnh phúc" và được phụ huynh ủng hộ rất nhiệt tình. (MC 5: Phụ huynh ủng hộ cây xanh) Khi đã có môi trường trong và ngoài lớp “xanh” như vậy thì nhiệm vụ của cô và trẻ là trồng, chăm sóc, và bảo vệ những cây xanh cả trong và ngoài lớp học để nó không chỉ là “xanh” mà phải là “sáng - xanh - sạch - đẹp”. Khi cô trồng cây, tôi cũng cho trẻ trải nghiệm cùng, quan sát cô làm và phụ cô tưới cây. Sau khi trồng tôi phân công các tổ phụ trách chăm sóc khu vườn cây của tổ mình để nhằm quan sát, khích lệ và công nhận sự cố gắng, trách nhiệm của trẻ. Khi trẻ được làm và tạo ra thành quả, được cô và bạn khen
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầ.pdf