Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc
Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng, lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến lớp. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến trẻ sẽ có hứng thú học tập và vui chơi. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, thỏa mãn niềm đam mê, được học các bài học thông qua các trò chơi hấp dẫn và những trải nghiệm thú vị.
Là một giáo viên tôi hiểu rằng “ Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác “muốn đến”. Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy đủ tôn trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ. Với những kinh nghiệm đạt được, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc” để áp dụng tại lớp lớn 3 trường mầm non đại hiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc
– Đa số phụ huynh quan tâm đến trẻ, có tinh thần phối hợp tốt trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. *Những khó khăn, hạn chế: – Các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ công tác chăm sóc trẻ chưa thực sự đầy đủ. – Do trẻ nhỏ nên còn nhút nhát. – Một số trẻ hiếu động, tự kỷ chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi và chưa tích cực trong việc tham gia hoạt động trải nghiệm. Vì thế khi áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc” có những biện pháp sau 1.2. Nội dung đã cải tiến sáng tạo để khắc phục nhược điểm của biện pháp đã biết. – Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ – Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn – Dạy học có hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi và sự yêu thương đối với trẻ.. – Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. 1.3. Điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải pháp: Lớp học có đủ đồ dùng theo quy định tại thông tư 34 của bộ GD&ĐT, giáo viên thường xuyên trang trí lớp và làm đồ dùng cho mỗi chủ đề. Cô giáo có tấm lòng yêu trẻ, nhiệt tình, chịu khó, tìm tòi, sáng tạo trong chuyên môn. Luôn chú trọng rèn nề nếp học tập, rèn một số kỹ năng theo độ tuổi và tổ chức các hoạt động thường xuyên theo thời gian biểu giúp trẻ có nhiều kỹ năng tham gia hoạt động tích cực. 1.4. Các bước thực hiện giải pháp và cách thực hiện giải pháp: Biện pháp 1: Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ Các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung. Việc trang trí lớp học sao cho tự nhiên, biến không gian lớp học trở nên gần gũi, thân thiện có ý nghĩa giáo dục cho trẻ là việc làm không phải dễ. Bởi vậy tôi đã “Trang trí kết hợp giữa làm đẹp cảnh quan lớp học với yêu cầu phục vụ học tập của trẻ lớp mình”. Như vậy xây dựng môi trường lớp học thân thiện giúp trẻ học tập một cách gần gũi thân thiện có tác dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục. Đảm bảo môi trường lớp học an toàn về thể chất và tâm lý cho trẻ, nơi đó trẻ được bảo vệ, yêu thương, tôn trọng trong tập thể cũng như mỗi cá nhân, và được xây dựng trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trẻ được trải nghiệm, tham gia các hoạt động vui chơi cùng các bạn, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, năng động, cởi mở, chủ động hơn trong mọi hoạt động. Biện pháp 3: Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự yêu thương đối với trẻ. Ở lứa tuổi mầm non, trẻ thường rất tò mò, ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Trong các hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, tương tác, giao lưu với bạn, với cô. Đặc biệt là các hoạt động phải linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, để đa số trẻ có thể tham gia và thực hiện; Qua đó giúp trẻ tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với cô và các bạn. Kiên nhẫn với trẻ, chờ đợi trẻ, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt bằng lời. Luôn động viên trẻ tự tin vào bản thân: “Cô nghĩ nhất định con sẽ làm được”,“lần sau con sẽ làm tốt hơn”khuyến khích trẻ tham gia, hợp tác để cùng phát triển. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động để trẻ được cởi mở tự tin và mạnh dạn hơn. Khuyến khích trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường Những biện pháp trong sáng kiến gần gũi, phù hợp với việc đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Sáng kiến dễ thực hiện, phù hợp với tất cả các lớp Mẫu giáo trong trường đặc biệt là lớp 5 tuổi có thể thực hiện áp dụng các giải pháp như: – Hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ – Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn – Dạy học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và sự yêu thương đối với trẻ. – Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường. *Kết quả đạt trên trẻ: Sau khi áp dụng những biện pháp trên tôi nhận thấy chất lượng giáo dục về lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội cho trẻ được tăng lên rõ rệt. Trẻ học ngoan, có ý thức học tập, trẻ học sôi nổi, hăng hái tham gia nhiệm vụ mà giáo viên giao cho. Trẻ nhanh nhẹn, vui tươi, tích cực hoạt động và góp phần đẩy mạnh chất lượng học sinh của trường. Trẻ khỏe mạnh, nói mạch lạc, rõ ràng, chính xác, tự nhiên. Trẻ tích cực hứng thú, say mê tham gia vào các hoạt động. Trẻ rất tình cảm, hạnh phúc, thích đi học và đi học đều. 2. Những thông tin cần được bảo mật: Không 3. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sáng kiến có thể áp dụng trong các trường Mầm non, đáp ứng việc thực hiện chuyên đề Trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm và chuyên đề Phát triển tình cảm xã hội cho trẻ Mẫu giáo thông qua các hoạt động do cấp học triển khai.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_l.docx