Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước . Trường mầm non Triều Khúc được thành lập theo Quyết định số 1778/QĐ- UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của UBND huyện Thanh Trì trên cơ sở chia tách từ trường mầm non Tân Triều. Trường nằm trên địa bàn thôn Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. Trường có 1 điểm với 15 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.
Xây dựng một trường, lớp học hạnh phúc sẽ giúp trẻ có một môi trường học tập yêu thương, an toàn, tôn trọng. Các em sẽ cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc đến trường hằng ngày.
Tình yêu thương là phẩm chất đầu tiên của con người được nhắc đến khi xây dựng trường học hạnh phúc, là nền móng của sự hạnh phúc, có yêu thương chia sẻ mới có hạnh phúc. Dạy cho trẻ biết cách yêu thương ngay từ nhỏ sẽ là những bước nền tảng để đứa trẻ trở thành người có nhân cách tốt trong tương lai.Tuy nhiên, không phải mọi đứa trẻ lớn lên đều như mơ ước của cha mẹ chúng.Không ít trong số đó trở thành những trẻ lệch lạc về chuẩn mực đạo đức và khi đó cha mẹ lại là những nạn nhân đầu tiên, trực tiếp chịu hậu quả từ những lệch lạc đạo đức đó. Không chỉ là cha mẹ, ông bà mà với chúng tôi, là những giáo viên non mầm non hằng ngày làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ cũng luôn mong muốn những đứa học trò thân yêu của mình sẽ lớn lên trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội. Do đó ngay từ tuổi mầm non không chỉ trau dồi cho trẻ những kiến thức cơ bản về cuộc sống xung quanh mà điều quan trọng nhất đó là giáo dục trẻ về đạo đức làm người.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương
MỤC LỤC A - ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................3 I. Cơ sở lý luận ...................................................................................................3 II. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................4 1. .......................................................................................................................... Mô tả thực trạng...................................................................................................4 2. Thuận lợi ........................................................................................................4 3. Khó khăn: .......................................................................................................5 III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH .................................................................6 1. Biện pháp 1: Sự kết hợp của các giáo viên cùng lớp trong việc xây dựng trường lớp mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương. 6 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường an toàn cho trẻ .......................................8 2.1. Môi trường an toàn về thể chất.....................................................................8 3. Biện pháp 3: Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động dạy học cho trẻphù hợp với đặc điểm lứa tuổi tạo sự yêu thương..............................................................12 4. Biện pháp 4: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ qua các hoạt động ..................14 5. Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh............................................................15 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................................................16 1. Đối với trẻ:......................................................................................................16 C. KẾT LUẬN.....................................................................................................18 I. Kết luận:..........................................................................................................18 II. Khuyến nghị ..................................................................................................18 xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương”. * Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài:“ Một số biện pháp xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương” với mục đích: + Đề ra những giải pháp thiết thực nhằm góp phần xây dựng trường, lớp học mầm non học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương, với nội dung chính trẻ được “yêu thương, tôn trọng, an toàn” khi ở trường, lớp. + Thực hiện tốt vai trò của giáo viên trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, nâng cao đạo đức kỹ năng,trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên về việc đưa một số biện pháp xây dựng trường, lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương. * Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng tâm lý của giáo viên, trẻ 4 - 5 tuổi, và giải pháp nhằm xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ biết chia sẻ và cảm nhận yêu thương. *Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu - Được thực hiện ở lớp mẫu giáo nhỡ năm học 2020-2021; 2021- 2022. - Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2020 đến nay - Trẻ 4 - 5 tuổi ở trường mầm non * Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết - Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thông tin - Phương pháp quan sát - Phương pháp trực quan B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Làm thế nào mà trẻ thực sự được yêu thương, được giáo dục một cách chuẩn mực khi đến trường? Làm cách nào trẻ được thoải mái, vui vẻ, hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm thế nào để giáo viên thỏa mái vui vẻ đầy nhiệt huyết yêu nghề yêu trẻ? Làm sao để có môi trường học tập, vui chơi đủ tốt giúp trẻ phát triển toàn diện? Đây là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Và cũng là một bài toán khó đặt ra cho các nhà trường nói chung, cho đội ngũ giáo viên nói riêng. Vậy “Trường, lớp họcmầm non hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 biết cảm nhận và chia sẻ yêu thương ” là gì? Là nơi trẻ được “yêu thương , an toàn , tôn trọng”. UBND ngày 16 tháng 6 năm 2021 của UBND huyện Thanh Trì trên cơ sở chia tách từ trường mầm non Tân Triều. Trường nằm trên địa bàn thôn Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội. Trường có 1 điểm với 15 lớp học, với 58 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đó: Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên 39 đồng chí, cô nuôi 11 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên kế toán, 03 nhân viên bảo vệ. Năm học 2021 - 2022, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp MGN B1. Lớp có 3 giáo viên phụ trách, trình độ chuyên môn đạt chuẩn, lớp có 41 cháu. Trong quá trình th ực hiện đề tài, tôi cũng gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2. Thuận lợi -Trường có đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dung đồ chơi phục vụ cho việc dạy học. Đặc biệt trong năm học vừa qua nhà trường đã đầu tư thêm rất nhiều phòng chức năng như: Phòng học kỹ năng sống, phòng học tiếng anh, phòng nghệ thuật, phòng Steam, sân bóng, đồ chơi ngoài trời... Với tiêu trí lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ được tự do trải nghiệm. - Ban giám hiệu đặc biệt quan tâm và chú trọng việc xây dựng trường học hạnh phúc như: Đã treo những băng rôn khẩu hiệu về trường học hạnh phúc, tìm những thầy cô để hướng dẫn và truyền tải đến đội ngũ giáo viên những điều tuyệt vời nhất khi xây dựng được trường học hạnh phúc. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên để đưa các phương thức mới vào các hoạt động học như: Vận dụng các chương trình học mới như Steam, Montessori trẻ được trải nghiệm, được nói lên suy nghĩ của mình... Xây dựng các lớp trong khối phối hợptổ chức cho học sinh giao lưu mỗi tuần 1 lần. - Bản thân có ý thức phấn đấu vươn lên tự trau dồi bản thân học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn thường xuyên xem các chương trình giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, đọc tài liệu nghiên cứu để bản thân tự thay đổi. - Đồng nghiệp, giáo viên cùng lớp luôn giúp đỡ nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Đa số phụ huynh học sinh nhiệt tình ủng hộ trong các phong trào của lớp. Cởi mở, thân thiện trong việc trao đổi tình hình học tập của con ở trên lớp. - Đa số các cháu đang theo học lớp mẫu giáo nhỡ B1 độ tuổi 4 - 5 tuổi do tôi chủ nhiệm đều đã theo học lớp mẫu giáo bé tại trường nên có nề nếp và có ý thức học tập có kĩ năng hoạt động nhóm, biết chia sẻ giúp đỡ các bạn trong lớp. 3. Khó khăn: - Về đội ngũ: Một số giáo viên chưa có nhiều kiến thức về xây dựng trường phúc, bởi thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới. Khi đó tôi đã nhận ra những điểm còn tồn tại của mình, nhìn vào những góc khuất của riêng mình, để từ đó tự điều chỉnh hành vi của mình. Và một mình không thể làm thay đổi được cả tập thể lớp học mà phải có được sự phối hợp của giáo viên cùng lớp. Vì vậy chúng tôi đã có sự kêt hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau. + Trong lớp học đặc biệt là những trẻ hiêu động. Chúng tôi thường rất nghiêm khắc với những trẻ hiêu động, bướng bỉnh hay đùa nghịch trong giờ học và không chịu nghe lời cô.Những lời khen ngợi, khuyên khích của tôi dành cho các trẻ hiêu động là rất hiêm hoi.Những lúc ấy, chúng nhìn thấy ánh mắt của trẻ có phần sợ sệt, những vẫn không nhìn ra lỗi của mình và tình cảm giữa cô và trò trở lên có khoảng cách. Nhưng rồi sau đó chúng tôi nhận ra rằng những hình thức phê bình của tôi dành cho trẻ như: Quát mắng, phạt trẻ đứng tại chỗ, hay không phát phiêu bé ngoan cuôi tuần... Không những không mang lại hiệu quả tích cực mà còn khiên đứa trẻ trở lên chây lì. Chúng tôi cũng nhận ra bản thân mình thiêu sự hài hước trong các giờ học, đôi khi còn cứng nhắc trong các hoạt động. Sau nhiều tháng kiên trì và tìm ra giải pháp cho vấn đề ở lớp học của mình, chúng tôi đã dần thay đổi được không khí lớp học. Trẻ sôi nổi hơn trong các giờ học, chúng tôi hay cười đùa hơn với trẻ, khích lệ các con nhiều hơn và sự tương tác giữa cô và trò cũng tôt hơn. Để có được điều đó, chúng tôi đã tìm cách cùng nhau thay đổi bản thân. * Cách tiến hành + Chúng tôi đã học cách chấp nhận có những lỗi sai của học trò và sẽ kiên nhẫn, tận tình hướng dẫn các em cách sửa sai thay vì cáu giận như trước kia. + Chúng tôi cũng đã học cách lắng nghe vì nhờ đó chúng tôi mới hiểu được học sinh của mình, giúp trẻ yêu thích mỗi khi đến lớp. Và quan trọng hơn cả, chúng tôi đang học cách sống hạnh phúc trong từng khoảnh khắc, học cách cảm nhận hạnh phúc từ những điều bình dị nhất như ánh mắt của trẻ, hay một câu nói hồn nhiên, một biểu cảm yêu thương từ các con. + Chúng tôi thường xuyên dùng lời khen ngợi để kích lệ động viên trẻ. + Giao tiếp ứng xử với trẻ bằng những cử chỉ hành vi dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươi, tạo cho trẻ một cảm giác an toàn, bình yên, dễ chịu khi được đến trường, nhờ có cảm giác an toàn, trẻ mới bộc lộ tính hồn nhiên, ngây thơ, trong trắng của tuổi thơ. + Trước mỗi tình huống, cần bình tĩnh không nên vội vàng, nóng nảy, sẽ có những hành vi không hợp lý với trẻ. Chúng tôi luôn tìm hiểu kĩ những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện hành vi bất thường của trẻ để có hướng giải quyết hợp lý nhất. độ kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đã tạo ra những thực đơn không những ngon mà bổ dưỡng phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trong các buổi họp chuyên môn của nhà trường, giáo viên, nhân viên cùng nhau đưa ý kiến về một số món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng. Các con được rèn luyện tập thể dục, tham gia các hoạt động đều thường xuyên, các cô đảm bảo giờ nào việc nấy đưa các con vào các hoạt động. Các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. a. Xây dựng môi trường lớp học. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương chúng tôi tạo sự thân thiện và thẩm mĩ sẽ gây hứng thú cho trẻ và bản thân giáo viên góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa giáo viên với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Nhận thức được điều đó tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp về kế hoạch, biện pháp trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ. Trong lớp học cần sắp xếp đồ dùng đồ chơi dễ lấy, dễ cất, có ký hiệu riêng cho các góc chơi, đồ chơi, đồ dùng cá nhân trẻ. Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc sách truyện ở những nơi nhiều ánh sáng.. .Các góc hoạt động có ranh giới rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát, giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định. Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc giúp trẻ 4 - 5 tuổi biết cảm nhận chia sẻ và yêu thương lấy trẻ làm trung tâm: Chúng tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề, hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở như lá cây, hột hạt.. .Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền như trang phục, dụng cụ lao động. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc, khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh, không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường, lớp. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài, đặc biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_mam.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học mầm non hạnh phúc giúp trẻ 4-5 tuổi biết cảm.pdf