Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hoàng Ninh

Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Vườn hoa Ba Đình sáng ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với đồng bào cả nước và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là quyền của cá nhân mỗi người, là đích để con người vươn tới, là mục tiêu để đạt được.

Giáo dục Việt nam có vị trí quan trọng và đặc biệt là giáo dục Tiểu học là một khoa học khó nhất, nó là nền móng đầu tiên giúp con người phát triển toàn diện, nhà trường không chỉ là nơi dạy học sinh những tri thức mà còn phát triển kĩ năng, kĩ xảo để hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của mỗi học sinh. Do đó trường Tiểu học chính là chiếc nôi văn hoá, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của các em được học, đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ, được chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. Năm 2019, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động toàn quốc triển khai “Kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Thông điệp được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, an toàn và tôn trọng”.

Để làm được điều đó trước tiên tôi hiểu hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng với mọi thứ, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Còn với các em học sinh tiểu học hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được học tập trong một môi trường an toàn, yêu thương và học tập kết quả cao. Từ đó tôi xây dựng lớp học hạnh phúc, nơi mà cả cô và trò đoàn kết, yêu thương như một gia đình. Các em và cô giáo luôn cảm thấy vui khi đến lớp, nơi mà các em thoả sức sáng tạo, tư duy phát triển năng lực của mình, giáo viên nhiệt huyết, say mê. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con.

docx 21 trang giangvu 20/05/2024 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hoàng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hoàng Ninh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hoàng Ninh
 MỤC LỤC
______■ _________■ ____
STT Nội dung Trang
1 Phần I: MỞ ĐẦU
 I. Lý do chọn sáng kiến
 II. Mục đích của biện pháp
 III. Đối tượng, phạm vi thực hiện
 1. Đối tượng
 2. Phạm vi
 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
 V. Phương pháp nghiên cứu
 VI. Những đóng góp mới của sáng kiến.
2 Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
 1. Cơ sở lý luận
 2. Cơ sở thực tiễn
 II. THỰC TRẠNG CỦA SÁNG KIẾN
 III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
 IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN
 V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
3 Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 II. Kiến nghị PHẦN I: MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN
 - Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Vườn hoa Ba Đình sáng ngày mồng 2 
tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với đồng bào cả nước 
và với toàn thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ 
những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được 
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là quyền của cá nhân 
mỗi người, là đích để con người vươn tới, là mục tiêu để đạt được.
 - Giáo dục Việt nam có vị trí quan trọng và đặc biệt là giáo dục Tiểu học là một 
khoa học khó nhất, nó là nền móng đầu tiên giúp con người phát triển toàn diện, nhà 
trường không chỉ là nơi dạy học sinh những tri thức mà còn phát triển kĩ năng, kĩ xảo để 
hình thành và phát triển phẩm chất tốt đẹp của mỗi học sinh. Do đó trường Tiểu học chính 
là chiếc nôi văn hoá, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của các em được học, đảm bảo các quyền 
lợi và nghĩa vụ, được chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc, vui chơi, giải trí và phát triển. Năm 
2019, Bộ GD-ĐT đã chính thức phát động toàn quốc triển khai “Kế hoạch nâng cao năng 
lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một trường học hạnh phúc”. Thông điệp được 
Bộ Giáo dục Đào tạo đưa ra là các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo hãy thay đổi để hướng 
đến môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện, với giá trị cốt lõi: “Yêu thương, 
an toàn và tôn trọng”.
 - Để làm được điều đó trước tiên tôi hiểu hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng 
với mọi thứ, thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần. Còn với các em học sinh tiểu học 
hạnh phúc là được sống trong gia đình hạnh phúc, được học tập trong một môi trường an 
toàn, yêu thương và học tập kết quả cao. Từ đó tôi xây dựng lớp học hạnh phúc, nơi mà 
cả cô và trò đoàn kết, yêu thương như một gia đình. Các em và cô giáo luôn cảm thấy vui 
khi đến lớp, nơi mà các em thoả sức sáng tạo, tư duy phát triển năng lực của mình, giáo 
viên nhiệt huyết, say mê. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi con.
 - Xã hội ngày càng phát triển, để đáp ứng phù hợp với hiện đại hóa, công nghiệp 
hóa con người ngày càng phải tư duy, sáng tạo, nỗ lực hết mình. Đào tạo ra những người 
tài chúng ta cần xây dựng trường học mà bắt đầu từ lớp học, ngay ở đó các em ngoài học 
kiến thức, cần tạo điều kiện các em phát huy được phẩm chất, năng lực, được nói và giám 
nói lên những suy nghĩ của mình, tự tin và tự chủ, học và tìm hiểu một cách đam mê chứ 
không phải áp đặt, bắt buộc. Bản thân các em được sống trong một môi trường đoàn kết, 
giúp đỡ, yêu thương, vui vẻ, hạnh phúc thì sau này các em sẽ xây dựng lên một gia đình 
hạnh phúc, đất nước hạnh phúc, xã hội hạnh phúc và một thế giới hạnh phúc như thầy cô 
đã gieo hạt.
 Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI,PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH 
PHÚC ” để tìm ra câu trả lời thiết thực nhất cho mình, cho đồng nghiệp và cho các em 
học sinh.
 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 Giúp học sinh có được môi trường học tập vui vẻ, hạnh phúc từ đó góp phần phát 
triển toàn diện năng lực và phẩm chất cho học sinh.
 Nắm được một số biện pháp nhằm xây dựng lớp học hạnh phúc ở lớp chủ nhiệm, cụ cả về thể chất lẫn tinh thần.
 Phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc - Học sinh tích cực ” do Bộ GD & 
ĐT phát động từ năm 2008 là chủ trương của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất 
quan tâm, nhắc nhỡ toàn ngành thực hiện nhằm xây dựng trường học là môi trường sư 
phạm an toàn, yêu thương, tôn trọng tạo cơ sở vững chắc, hướng tới mục tiêu nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện.
Do đó, “Lớp học hạnh phúc” được xem là “Tế bào sống”, là yếu tố quan trọng của phong 
trào xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh tích cực. Việc xây dựng “Lớp học hạnh 
phúc” có tác dụng rất lớn trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, bởi học 
sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 4 nói riêng, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên 
các em rất hiếu động, ham thích tìm tòi, khám phá cái mới và rất nhạy cảm với tác động 
bên ngoài. Đặc biệt ở độ tuổi này, các em đã có nhu cầu phát triển mạnh về nhân cách, 
trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ. Do đó,“Lớp học hạnh phúc” là một môi trường học tập thuận 
lợi và giúp các em phát triển một cách toàn diện nhất. Các em sẽ hình thành ý thức, thái 
độ, hành vi, thói quen liên quan đến những chuẩn mực về đạo đức, về phát triển kỹ năng 
sống, về lao động thể chất và thẫm mỹ. Rèn luyện cho các em những kỹ năng cơ bản phù 
hợp với lứa tuổi học sinh như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng tổ chức quản lý và 
tham gia các hoạt động tập thể kỹ năng tự giác học tập, tự kiểm tra đánh giá kết quả, tự 
rèn luyện; củng cố, phát triển kỹ năng sống, các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao 
động trong công tác xã hội.
Do đó, xây dựng lớp học hạnh phúc là một yêu cầu cần thiết mà người giáo viên cần phải 
nỗ lực trong cả tư duy và hành động.
 2. Cơ sở thực tiễn
 Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ:
 2.1. Khái niệm về hạnh phúc:
 - “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi 
được đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần” Hạnh phúc cá nhân gắn liền 
với hạnh phúc xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ.
 - Hạnh phúc của học sinh tiểu học rất đơn giản và có thể thực hiện được như:
 + Luôn cố gắng đạt được kết quả cao trong học tập để bố mẹ và thầy cô vui lòng.
 + Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập và cách 
ứng xử của mình.
 + Được sống và học tập trong môi trường gia đình, môi trường giáo dục có đầy đủ 
điều kiện về vật chất và tinh thần.
 + Được chia sẻ và có cơ hội thể hiện mình.
 2.2. Lớp học hạnh phúc
 Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều 
có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và cả những 
rung cảm. Lớp học hạnh phúc là nơi có thể cảm nhận được sự an toàn, sự nâng đỡ hay sự 
thú vị khi có nhiều điều nằm trong nhu cầu được thoả mãn. Lớp học hạnh phúc là khởi 
đầu cho việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Đó là nơi mang lại môi trường phát + Các em có sự phân biệt giữa bạn học tốt và bạn học kém nên các em rất tự ti.
 + Một số em Vĩ, Tuấn Anh, Mai Trang học lực khá nhưng trầm, chưa tích cực 
phát biểu trong giờ học.
 + Giáo viên áp lực vì bài tập các em yếu không hoàn thành kịp, học sinh chưa 
hứng thú với bài học, lớp học còn trầm, hay nói chuyện riêng. Tôi rất lo lắng cho các em 
trong kì thi sắp tới. Vì vậy tôi thường xuyên nhắc nhở các em và đưa ra nội quy lớp các 
em thực hiện.
 Tôi tiến hành khảo sát một số biểu hiện hạnh phúc của học sinh như sau:
 Mức Đầu năm học 2021-2022
 TSHS
 Tiêu Số HS %
 chí
 Học sinh hiểu bài 37 20 54%
 Nhớ trường, lớp 37 24 65%
 Yêu thương bạn bè 37 27 73%
 Chăm chỉ làm bài tập 37 25 68%
 Rất vui khi đến lớp 37 20 54%
 2. Nguyên nhân
 Từ thực trạng trên của lớp tôi chưa hạnh phúc do nguyên nhân sau:
 - Thứ nhất từ phía giáo viên
 + Giáo viên thiết kế bài giảng còn chưa thu hút học sinh, chưa phù hợp với trình độ 
của các em
 + Giáo viên chưa giám linh hoạt thay đổi, còn nặng về kiến thức, thành tích.
 + Bản thân giáo viên kì vọng vào học sinh quá nhiều.
 + Giáo viên còn chưa lắng nghe ý kiến, chưa thấu hiểu, gần gũi các em.
 + Giáo viên chưa quan tâm đến gia đình, chưa phối hợp được với phụ huynh.
 + Giáo viên giao tiếp với học sinh còn cứng nhắc, kỉ luật, áp đặt
 - Thứ hai từ phía học sinh
 + Một số em học sinh còn lười, chưa tự giác làm bài cũng như tham gia vào các hoạt 
động như: Hoàn, Thanh Tùng
 + Các em còn nhút nhát, thiếu tự tin, sợ hãi khi đến lớp các bạn chê cười do nắm 
kiến thức còn chưa chắc nên thường xuyên không làm được bài tập, dẫn đến bỏ bài, làm 
chậm như: Minh, lan Anh, Nguyên, Cường, An
 + Các em học khá nhưng chưa tích cực xung phong phát biểu do sợ sai, sợ cô mắng, 
còn trầm.
 + Các em còn chưa đoàn kết, chưa biết giúp đỡ nhau.
 - Thứ ba từ phía phụ huynh Tôi đã nhận được 37 bản khảo sát của các em, tổng hợp những mong muốn 
 của các em mà tôi có thể thay đổi được ghi vào cuốn sổ tay như: + Em mong 
 muốn cô cười nhiều hơn + Em mong muốn cô cho khởi động nhiều hơn.
 + Em mong muốn cô đừng phê bình em trước lớp
 + Em mong muốn được cô cho học thực tế nhiều hơn
 Qua phiếu khảo sát đó tôi biết được mong muốn của các em và những việc 
 làm các em mong đợi ở cô để thay đổi cho phù hợp, biến áp lực học hành thành 
 đam mê học tập, hăng say và yêu thích, phát huy năng lực, phẩm chất của từng 
 em.
 2. Biện pháp 2: Giáo viên thay đổi cách ứng xử với học sinh, để xây dựng lớp 
 học hạnh phúc.
 - Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới, tôi muốn được lan tỏa niềm hạnh 
phúc đến với các em. Để làm được sứ mệnh đó trước tiên tôi cần thay đổi từ chính bản 
thân mình, mọi việc làm, hành động muốn thành công phải xuất phát từ trái tim, sự nhiệt 
huyết của chính mình trước. Từ đó tối sẽ lan toả tình yêu của tôi đến các em bằng cách 
ứng xử đầy nhân văn của mình như:
 + Yêu thương học sinh từ chính trái tim của mình. Là một giáo viên chủ nhiệm giữ 
trên mình vị trí và trách nhiệm to lớn, không chỉ đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến 
thức mà còn phải ứng xử, bao bọc, yêu thương các em như con của mình, để các em thấy 
được sự tin tưởng, công bằng, yêu thương như người mẹ thứ hai ở trường. Phụ huynh yên 
tâm gửi gắm nhà trường, cô giáo.
 + Tôi thường xuyên tâm sự, cùng hoạt động, cùng chơi với các em vào giờ ra chơi, 
hỏi han, gần gũi, chia sẻ với học sinh những khó khăn hay bế tắc, băn khoăn các em hay 
suy nghĩ. Từ đó tôi thấu hiểu cảm xúc, suy nghĩ của các em, xoá bỏ ngăn cách giữa cô và 
trò. Tôi rất vui khi được các em tặng món quà ý nghĩa.
 + Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, 
 Ảnh: Cô và trò Anh: Học sinh tặng cô ngày 20/11

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
  • pdfSáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường Tiểu học Hoàng Ninh.pdf