Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường mầm non An Phú A
- Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Cá nhân tôi cho rằng hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này.
- Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻvì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục. ( Tìm đọc cẩm nang hạnh phúc)
- Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực...
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trường mầm non An Phú A
1/16 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Mọi thông tin đưa ra trong đề tài đều chính xác. Không có việc thêu dệt những quan điểm và nhận định của các nhà khoa học. Tôi cam đoan các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong đề tài chưa từng được công bố ở bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của tôi. Mỹ Đức, tháng 04 năm 2021 Tác giả Bùi Thị Hạnh 3/16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang hạnh phúc ( của thầy Thích Nhất Hạnh) 2. Mạng Google 3. Tâm lý học trẻ em ở lưa tuổi mầm non 2/16 1.1. Khách thể nghiên cứu ..............................................................................8 1.2. Địa bàn nghiên cứu..................................................................................8 2. Tổ chức nghiên cứu........................................................................................8 3. Hệ phương pháp nghiên cứu ..........................................................................9 3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:............................................................9 3.2.Phương pháp phỏng vấn sâu.....................................................................9 3.3 Phương pháp quan sát. .............................................................................9 3.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi ......................................................9 3.5. Phương pháp thống kê bằng toán học .....................................................9 Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC ..9 1. Xây dựng tổ chức hoạt động với tiêu chí : Yêu thương..........................9 Tôi đã xây dựng và thực hiện hoạt động mang tên : “Lời chào yêu thương” .......................................................................................................................10 2. Xây dựng tổ chức các biện pháp với tiêu chí : Tôn trọng ....................10 a. Bình tĩnh lắng nghe bằng sự đồng cảm :...................................................10 b. Đặt mình vào vị trí của người khác:..........................................................10 c. Sẵn sàng nói lời xin lỗi, cảm ơn:...............................................................11 d. Cùng nhau đưa ra giải pháp: .....................................................................11 3. Các biện pháp thực hiện thay đổi để xây dựng lớp học hanh phúc với tiêu chí : An toàn .....................................................................................................11 3.1.1. An toàn về cơ sở vật chất: ......................................................................11 3.1.2 An tòa về mặt tinh thần : .........................................................................11 a. Giáo viên nên cười nhiều hơn với học sinh để tạo một bầu không khí thân thiện, vui vẻ trong giờ học. ...........................................................................11 b. Giáo viên hướng dẫn nhẹ nhàng khi học sinh làm bài sai, giữ bình tĩnh khi học sinh mắc lỗi và không phê bình qua nặng lời, gay gắt trước mặt người khác; khích lệ, khen thưởng các em nhiều hơn.............................................12 c. Giáo viên rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc, hãy để bên ngoài cửa lớp những áp lực của mình, đảm bảo giờ dạy thật tốt.........................................12 d. Giáo viên cần thường xuyên bỗi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng ứng dụng CNTT vào bài dạy, có phương pháp dạy học hiệu quả tạo hứng thú, lôi cuốn người học:............................................13 1/16 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: - Hạnh phúc là điều mà hàng ngàn đời nay mỗi chúng ta luôn mong muốn đạt được trong cuộc đời mình. Ở mỗi thời điểm, mỗi địa điểm khác nhau, chúng ta sẽ mong muốn hạnh phúc với những nội hàm khác nhau. Cá nhân tôi cho rằng hạnh phúc là trạng thái vui vẻ vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Đó là mục tiêu sống, mục tiêu hành động của bất cứ cá nhân nào trong cuộc đời này. - Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui vẻvì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục. ( Tìm đọc cẩm nang hạnh phúc) - Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực... - Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục tự tìm hiểu. Các môn học được biến hóa thành bài học thú vị qua những trò chơi, trải nghiệm. - Lớp học hạnh phúc khiến cô và trò đều cảm thấy phấn khởi khi đến trường. - Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành và duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp. - Câu hỏi lớn đặt ra lúc này là: Làm thế nào để mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, giáo viên đến trường mỗi ngày là một niềm hạnh phúc, quan hệ thầy trò là động lực để học sinh vươn tới tri thức? Xây dựng lớp học hạnh phúc là việc làm cấp thiết cần được các nhà giáo dục quan tâm lúc này. 3/16 Những lớp học thực hiện được các tiêu chí trên thì lớp học đó là lớp học hạnh phúc. 8. Phương pháp nghiên cứu. Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau đây: 8.1. Phương pháp lý thuyết: Nghiên cứu các văn bản tài liệu về khái niệm hạnh phúc có liên quan đến đề tài. 8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu. 8.3. Phương pháp quan sát. 8.4. Phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi 8.5. Phương pháp thống kê bằng toán học 5/16 - PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, việc xây dựng lớp học, trường học hạnh phúc là việc làm của người dạy và người học, của gia đình, của địa phương và nhiều tổ chức xã hội liên quan. - Hiện nay, để trường học được an toàn cần được các địa phương chú trọng thực hiện.An toàn là điều kiện cần, là tiêu chí đầu tiên cho hạnh phúc. Các chế độ chính sách cho nhà giáo để họ an tâm công tác cũng cần được các địa phương cam kết thực hiện. Trước khi đến trường, mỗi học sinh phải là đứa trẻ được quan tâm, được giáo dục trong gia đình. Sự phối hợp của gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng. - Trong nhà trường, GV chính là chủ thể tích cực đem lại bầu không khí thân thiện, yêu thương. Giáo viên cần được tôn trọng, được đặt niềm tin. Khi đó GV sẽ có các phương pháp dạy học tích cực, biến bài học như một câu chuyện, một trò chơi, thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, để có thể khích lệ, hỗ trợ HS kịp thời, để tạo cho HS cảm giác được an toàn, được quan tâm và yêu thương trong lớp học. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một môi trường học đường mà ai tham gia cũng đều cảm thấy hạnh phúc. - Có 3 tiêu chí cốt lõi tạo nên lớp học hạnh phúc : YÊU THƯƠNG – TÔN TRỌNG – AN TOÀN. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Hạnh phúc + “Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu cầu vật chất và tinh thần”. Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc của xã hội, không có hạnh phúc riêng lẻ. + Hạnh phúc của học sinh trung học rất đơn giản và có thể thực hiện được như: - Luôn cố gắng và đạt được kết quả cao trong học tập không phụ lòng ông bà cha mẹ. - Luôn được sự động viên, khen ngợi của mọi người về thành tích học tập cũng như hành động, cư xử của mình. - Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện. - Được thầy cô và bạn bè yêu mến, tôn trọng, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân. Được chia sẻ với mọi người về những điều mà mình biết, được khẳng định và trải nghiệm. + Hạnh phúc cá nhân gắn liền với hạnh phúc xã hội. 7/16 - HS đến trường như thế nào là hạnh phúc, có thể quy thành một mệnh đề: mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Cần khẳng định không quá lý tưởng đến mức vui mà không nhớ hay không hiểu nhiệm vụ thay vào đó là thực hiện nhiệm vụ một cách chủ động, tích cực với sự thoải mái, khao khát, cố gắng tích cực nhất. Bên cạnh đó, người học cảm thấy có niềm tin, có rung động, có động lực khi đến lớp và dễ nhớ nhung nếu không đến lớp... 2. Thực trạng 2.1. Về giáo viên - Trường mầm non An Phú A đóng trên địa bàn của một xã miền núi có đội ngũ giáo viên còn trẻ nên nhiệt tình trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. - Tôi đã thực hiện điều tra khảo sát toàn bộ giáo viên với câu hỏi “ Thầy cô có hạnh phúc khi đến trường không?” TT Mức độ Đầu năm (%) 1 Chưa bao giờ hạnh phúc 2,5 2 Hiếm khi hạnh phúc 30,7 3 Thỉnh Thoảng hạnh phúc 46,3 4 Thường xuyên hạnh phúc 20,5 Kết quả cho thấy đa số các thầy cô rất ít hạnh phúc khi đến trường, nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên bị áp lực từ nhiều phía: + Trước hết, chúng ta không thể không nói tới áp lực đến từ nội dung kiến thức, chương trình. Thứ hai là áp lực từ kết quả thi, thành tích trong giáo dục. Thứ ba là áp lực đến từ phụ huynh học sinh, tâm lý giao khoán con cho giáo viên. Thứ tư là áp lực đến từ xã hội. Dư luận xã hội luôn đặt kì vọng cao cho giáo viên đứng lớp và ngành Giáo dục. Theo quan niệm từ xưa đến nay, giáo viên phải là những người chuẩn mực nhất, vừa có tài vừa có tâm. Thế nhưng, thực tế cho thấy, với sự phát triển của báo chí, của truyền thông mạng thì các tồn tại của ngành Giáo dục, của giáo viên dù là nhỏ nhất cũng được đưa lên với những tiêu đề giật gân. Và cuối cùng đó là áp lực đến từ chính bản thân mỗi giáo viên, mỗi giáo viên luôn muốn làm tròn các vai xã hội của mình. Do đó, chúng ta đã tự đưa chúng ta và học sinh vào những khuôn khổ, những đích do chúng ta tự đặt ra mà đôi khi không phù hợp với người học. Giáo viên luôn mong muốn học sinh phải
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx