Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường MN

“Mầm non hạnh phúc thân yêu

Là bông hoa của tuổi thơ

Từ bao yêu thương hôm nay

Để những cánh chim bay tới tương lai ngày mai”

Đó là những câu hát quen thuộc gắn liền với tựa đề của bài hát “Mầm non hạnh phúc thân yêu”. Chính từ niềm hạnh phúc, yêu thương của cô và trò ở trường mầm non chính là nguồn động lực vô cùng to lớn để các con có thể bay cao, bay xa hơn nữa trong tương lai. Không những vậy, những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức khỏe, vừa có đức, vừa có tài. Chính vì vậy môi trường lớp học hạnh phúc là yếu tố quan trọng góp phần tích cực trong các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trong lớp học không thể thiếu được sự thoải mái hạnh phúc của cô và trò – sự yên tâm tin tưởng của phụ huynh. Do đó để lớp học có sự chú ý, thu hút trẻ thì chúng ta cần tạo nên một môi trường lớp học hạnh phúc.

doc 12 trang giangvu 08/05/2024 650
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường MN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường MN

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường MN
 1.1.Các giải pháp thực hiện, các bước và cách thức thực hiện:
 + Biện pháp 1: Lập kế hoạch xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc, an 
toàn
 Ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục 
phù hợp với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi, tôi đảm bảo dạy đúng, dạy đủ chương 
trình theo quy định kế hoạch đưa ra. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông 
tin vào giảng dạy, xây dựng có hiệu quả các hoạt động đổi mới giáo dục, tham gia 
sinh hoạt tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp 
mới, đa dạng các hình thức dạy học, sáng tạo.
 Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ “chơi bằng học, học bằng 
chơi” từ đó trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học. Tôi luôn tạo cho trẻ hứng 
thú khi đến lớp. Tôi luôn phối hợp cùng cô trên lớp xây dựng môi trường hạnh 
phúc theo từng chủ đề. Tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi – khám phá, phát hiện 
nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá 
nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần 
được hình thành. Lớp học hạnh phúc là môi trường giáo dục phải tuyệt đối an toàn, 
nói không với bạo lực, tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ đều được sống 
trong tình yêu thương, tôn trọng lẫn nhau. Môi trường giáo dục hạnh phúc, an toàn 
đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm hạnh phúc an toàn về “thể chất” và “tinh 
thần”. Do vậy an toàn về thể chất, trước hết là các con được phát triển để khỏe 
mạnh, các con được đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi. Các cô luôn chú ý bao quát 
trẻ khi trẻ ra khám phá hoạt động ngoài trời hay giao lưu tập thể các lớp trong khối 
cũng như giao lưu toàn trường luôn được đảm bảo. Có những hoạt động tôi chia trẻ 
theo nhóm và có hoạt động các con tham gia cả lớp nhưng vẫn được đảm bảo an 
toàn 100 %, luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Tôi luôn sắp xếp, kiểm tra đồ 
dùng, đồ chơi sau mỗi buổi học, buổi chơi kết thúc, loại bỏ đồ chơi sắc nhọn gây 
nguy hiểm cho trẻ. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ môi trường trong và ngoài lớp, đặc 
biệt là phòng vệ sinh của các con tôi luôn chú ý sàn nhà vệ sinh phải khô, các đồ 
dùng, chất tẩy rửa tôi để lên kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước 
trong nhà vệ sinh, các con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng 
nơi quy định.
 Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh thần, 
sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể xác và có 
thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui mừng, phấn 
khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đến lớp. Và biện pháp đầu tiên khi nghĩ đến 
an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là người nắm bắt được tâm lý 
của trẻ theo đúng độ tuổi, việc nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm 
bắt được niềm vui ước muốn và cũng như khát khao của trẻ. Tôi đưa ra hệ thống 
câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì” “Cô nghĩ là còn làm được”. Biết được trẻ 
cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, 
luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ 
đồng thời bản thân không được vi phạm những điều giáo viên không được làm đối 
với trẻ. Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng đầu, 
khi cô đặt trẻ lên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có tin tưởng 
thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. 
 2 mở, thân thiện, tạo được mối quan hệ đoàn kết với chị em đồng nghiệp. Quan tâm 
chia sẻ với nhau về chuyên môn cũng như gần gũi, giúp đỡ sẻ chia công việc, 
động viên với nhau mọi vấn đề trong cuộc sống, để dẫn đến mọi người cùng đồng 
lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tin tưởng, tương thân tương ái, dẫn đến 
một tập thể vững mạnh và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác 
của người giáo viên. 
 Nghề giáo viên mầm non rất vất vả nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm 
vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ các con. 
Đó là niềm hạnh phúc giản dị của chúng tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với học 
sinh mầm non: Trước tiên, giáo viên chúng tôi phải là những người có tâm, luôn 
coi trẻ như những đứa con của mình. Giáo viên là người mẹ khi chăm sóc các con, 
là người bạn khi học, khi chơi cùng các con. Làm được điều đó thì tôi tin chắc 
chắn, các con sẽ rất vui khi được đến lớp. 
 Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng như duy 
trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên một môi 
trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học 
hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp 
phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 + Biện pháp 3: Xây dựng môi trường vật chất theo hướng mở lấy trẻ làm 
trung tâm.
 Đối với trẻ mầm non việc trang trí hình ảnh không chỉ đẹp, ngộ nghĩnh, màu 
sắc bắt mắt, mang tính giáo dục mà còn phải phù hợp với chủ đề, với từng góc 
chơi, với nội dung chơi của trẻ, đáp ứng được nhu cầu khám phá, sáng tạo, trí tò 
mò thích cái mới, cái lạ của trẻ. Từ đó, tôi đã trang trí và xây dựng các góc chơi ở 
lớp mình một cách sáng tạo theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm một cách linh 
hoạt. Khi trẻ hoạt động ở góc chơi mở, từ một góc chơi trẻ có thể thay đổi nội dung 
chơi, chủ đề chơi, hình ảnh, biểu tượng chơi một cách linh hoạt, sáng tạo, phát huy 
tài năng của mỗi trẻ. 
 Ví dụ: 
 + Góc chủ đề: Đây là góc thể hiện nỗi bật nhất chủ đề trẻ đang học trước hết 
chúng ta nên tìm những hình ảnh mang tính thẩm mĩ, thân thiện gần gũi với trẻ... 
Mảng chủ đề chúng ta sử dụng chất liệu có bề mặt trơn, nhẵn để có thể dễ dàng 
dán, bóc thay đổi hình ảnh phù hợp với từng chủ đề, trang trí gợi ý một số chi tiết 
và để khoảng trống khuyến khích trẻ tham gia
 + Góc phân vai: chúng ta xây dựng và làm mô phỏng đồ dùng thật trong sinh 
hoạt hàng ngày và các loại rau củ quả với cách làm mở sinh động, gần gũi quen 
thuộc với trẻ, bên cạnh đó chúng ta trang trí thêm bảng siêu thị của bé, phía ngoài 
là hình ảnh các gian hàng bán rau củ quả và các loại thực phẩm, thời trang.., biểu 
tượng, gợi ý của cô, hàng phía dưới là dành cho trẻ, trẻ chơi theo gợi ý của cô: 
chẳng hạn hôm nay chơi nấu ăn trẻ đến của hàng chọn thực phẩm, cô gắn biểu 
tượng 4 nhóm chất (Đạm, bột đường, vitamin, béo) trẻ sẽ chọn các thực phẩm giàu 
chất tương ứng dắt vào ô; hôm sau trẻ chơi bán hàng trẻ tháo hình cũ xuống gắn 
hình mới vào...Bên cạnh những hình ảnh to để trang trí chính ở các góc, các mảng 
tường chính, thì những chi tiết phụ họa cũng nên chú trọng để làm nổi bật các góc, 
thu hút trẻ như: hàng rào, hoa leo, chân tường, bụi cỏ, bụi hoa nhỏ. Để thỏa mãn 
 4 hoạt động với cô và các bạn. Trong các hoạt động học tôi luôn tìm tòi những câu 
truyện, bài thơ có tính giáo dục cao về tình yêu thương, chia sẻ phù hợp với từng 
chủ đề. Qua đó tôi lồng giáo dục trẻ tình yêu thương đối với những người thân 
trong gia đình. Biết yêu thương giúp đỡ những người già yếu, giúp đỡ bạn khi bạn 
gặp khó khăn, biết yêu thương chăm sóc những con vật gần gũi..
 Ví dụ: Truyện: Ai đáng khen nhiều hơn, Ba cô gái, Bầy chim thiên nga, Bông 
hoa cúc trắng, Tích chuHay những bài thơ như: Thương ông, Làm anh, Tình 
bạn
 Ví dụ: Thông qua hoạt động âm nhạc tôi dạy trẻ những bài hát thể hiện tình 
cảm yêu thương như: Cả nhà thương nhau, gia đình nhỏ hạnh phúc to, em yêu cô 
giáo em, Mầm non hạnh phúc thân yêu, Bà ơi bà,
 Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sưu tầm những bài ca dao, đồng dao hay 
để đọc cho trẻ nghe để lồng giáo dục trẻ biết yêu thương chia sẻ một cách nhẹ 
nhàng, thường xuyên, giúp những tâm hồn ngây thơ của các con nuôi dưỡng những 
tình cảm quan tâm, chia sẻ đến mọi người.
 Ví dụ: Trước kia với hoạt động tạo hình các cô thường chọn đề tài dễ như 
“vẽ hoa” “vẽ con thỏ” vừa nhanh vừa sẵn các nguyên vật liệu như bút chì, bút 
màu mà trẻ đã được thực hành hàng ngày, những hoạt động rập khuôn, lặp đi lặp 
lại nhiều lần trẻ sẽ dễ nhàm chán, vì vậy ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch 
họat động tôi luôn tìm tòi, vận dụng những đề tài đổi mới, sáng tạo, lựa chọn các 
nguyên vật liệu gần gũi, sẵn có như: lá, que, sỏi, đá, hạt đậu, hạt ngô.để trẻ thỏa 
sức sáng tạo, có bạn dùng hạt đậu xếp thành cánh hoa dùng ống hút hay những 
cành cây khô làm cành hoa, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo những con vật rất 
ngộ nghĩnh, hay đôi khi chỉ là in màu từ đôi bàn tay để tạo hình các con vật
 Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, nên việc cho trẻ được trải 
nghiệm, trực tiếp cảm nhận sự vật hiện tượng qua các giác quan: được sờ, cầm, 
ngửi, cảm nhận,là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ thấy hứng thú và say mê với việc 
học hơn so với phương pháp truyền thống “cô nói trẻ nghe”.
 Ví dụ: Trong hoạt động khám phá nghề nông thay vì việc cô trò chuyện, cho 
trẻ xem video về công việc của bác nông dân thì tôi cho trẻ trực tiếp được trải 
nghiệm: xới đất, gieo hạt, tưới nước .giống như một bác nông dân thực thụ. Trẻ 
của bạn sẽ vô cùng hạnh phúc khi được làm chủ cuộc chơi, được thể hiện vai trò, 
khả năng của của bản thân.
 Bằng phương pháp dạy học mới sử dụng giáo án điện tử với các hình ảnh 
sống động, hấp dẫn gây hứng thú đối với trẻ, kích thích trẻ chủ động khám phá tìm 
tòi. Giáo viên luôn coi trẻ là trung tâm để trẻ được chủ động trong việc học tập và 
lĩnh hội kiến thức.
 Trong hoạt động ăn, ngủ cũng là thời điểm để giáo dục sự quan tâm chia sẻ 
đối với trẻ, trong giờ ăn tôi luôn tạo cảm giác thoải mái cho trẻ, động viên trẻ ăn 
hết xuất, ăn ngon miệng, khi ăn không nói chuyện, ăn không rơi vãi, phải biết ơn 
các bác nông dân mới làm ra được hạt gạo.
 Tôi xác định được ngoài việc tạo dựng mối quan hệ yêu thương hiểu biết 
lẫn nhau giữa cô và trò, giữa đội ngũ giáo viên với ban giám hiệu, giữa giáo viên 
với đồng nghiệp thì bản thân chúng tôi cũng phải không ngừng tự tìm tòi, tự bồi 
dưỡng chuyên môn để ngày càng có nhiều hoạt động tốt thu hút được trẻ. 
 6

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc