Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non - Năm học 2020-2021
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.
Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non - Năm học 2020-2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời. Trường học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập - vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường. Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Thay vì áp đặt, chúng ta nên để giáo viên và trẻ tự giác thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và có định hướng. Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng lớp học hành phúc ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học. Lớp học hạnh phúc phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được chân lý và tự điều chỉnh với nhau. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc tại các trường mầm non vẫn tồn tại nhiều bất cập. Các giáo viên chưa có sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, ngại sáng tạo trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc nên hiệu quả chưa cao. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp để xây dựng lớp học của tôi trở thành một lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn. Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Hạnh phúc là một từ vay mượn từ tiếng Hán với hai thành tố có giá trị đẳng lập: “hạnh” có nghĩa gốc là “may mắn”, còn “phúc” có nghĩa gốc là “tốt lành”. Tựu trung lại, hạnh phúc có nghĩa là may mắn tốt lành. Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “Khát khao của tất cả chúng sinh”. Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hội. Hạnh phúc là khi được làm điều mình yêu thích, là có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và sự vừa lòng của cả đời sống tinh thần. Có rất nhiều định nghĩa về hạnh phúc. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình và trẻ cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học hạnh phúc. Lớp học hạnh phúc là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Lớp học hạnh phúc phải là điểm đến thân thiện và vui thích của trẻ, là môi trường giáo dục hoàn hảo tạo được cho trẻ tâm lí thoải mái khi trẻ đến trường. Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác muốn đến “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và những rung động. Lớp học hạnh phúc không áp đặt trẻ phát triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ được học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích, các bài học được thông qua các trò chơi và những trải nghiệm. Để có một lớp học hạnh phúc cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Chuẩn mực giữa cô và trò, giữa cô với đồng nghiệp, với Ban giám hiệu nhà trường và với phụ huynh. Và điều quan trọng nữa muốn học trò hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. Kể cả các bậc phụ huynh, mỗi ngày đến trường đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là “Học mà chơi chơi bằng học” nên việc xây dựng môi trường phải hấp dẫn đối với trẻ. Môi trường áp dụng các phương pháp học tập linh hoạt, hiện đại để có thể kích thích các tư duy tìm tòi, khám phá cho trẻ. Môi trường an toàn về thể chất và tinh thần. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về thể xác và tinh thần để mỗi khi đến trường như là về nhà. Môi trường vận động an toàn khỏe khoắn, lành mạnh, phát triển để trẻ có thể học tập hạnh phúc. Trẻ mầm non mỗi trẻ có một tâm lý tính cách khác nhau chính vì vậy cô cần tôn trọng sự khác biệt bởi chính sự khác biệt ấy mới tạo nên sự đa dạng. Tôn trọng giữa cô và đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu, cô và học sinh. Dựa trên tôn trọng, hầu hết các công việc sẽ diễn ra suôn sẻ và có trách nhiệm cao. Nội dung tiêu chí Số trẻ Đầu năm STT khảo sát Đạt Tỉ lệ Chưa đạt Tỉ lệ Trẻ vui vẻ, thích đến 25 1 14 60% 10 40% lớp. Sự tự tin của trẻ khi 25 2 13 52% 12 48% tới trường Trẻ tích cực tham gia 25 3 14 56% 11 44% hoạt động Trẻ đoàn kết, chia sẻ, 25 4 9 36% 16 64% 3. Các biện pháp 1. Biện pháp 1: Thay đổi nhận thức của giáo viên. Lớp học Hạnh phúc là lớp học được xây lên đến từ trái tim biết cho đi yêu thương và chúng ta cũng sẽ nhận lại được quả ngọt từ sự yêu thương đó Để xây dựng một lớp học hạnh phúc thì trước hết người giáo viên trong lớp học đó phải là người hạnh phúc bởi người giáo viên có hạnh phúc thì mới lan tỏa hạnh phúc tới trẻ, mới làm cho ngôi trường, lớp học của mình hạnh phúc. Trước đây, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho trẻ.Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ. Muốn xây duwngjthanhf công lớp hạnh phúc thì người thay đổi đầu tiên phải là giáo viên, thay đổi trong suy nghĩ, trong cách quản lý lớp học, trong cách tổ chức các hoạt động.., không còn áp đặt trẻ trong khuân khổ mà phải là người gần gũi, là nơi trẻ thấy tin tưởng để chia sẻ những ý nghĩ hay, sáng tạo, chia sẻ về cảm xúc của trẻ. Và bản thân tôi đã thay đổi trước, tôi thay đổi cách đánh giá giá trẻ. Thay vì áp đặt ý kiến chủ quan của mình, tôi cho trẻ thỏa sức sáng tạo, trẻ được tự thực hiện theo những điều mong muốn của cá nhân và dưới sự định hướng và dẫn dắt của cô Ví dụ : Khi Trong giờ học ứng dụng steam vào trong hoạt động tạo hình: “ Chiếc xe thân thiện với môi trường” tôi là người định hướng và dẫn dắt trẻ vào bài còn trẻ là người nghĩ ra các ý tưởng phải làm chiếc xe như thế nào?.làm thế nào cho xe chạy. Tôi không bắt áp đặt phải làm theo cô. Sauk hi, trẻ làm xong cô cho trẻ chạy thử nghiệm để tự tìm ra cách khắc phục các sự cố như: xe ko chạy.. .Từ đấy tô thấy trẻ lớp tôi rất mong đợi đến các giờ học tiếp. Ảnh 1: Trẻ hăng say trong giờ học “ “ Chiếc xe thân thiện với môi trường” Nghề giáo viên mầm non rất vất vả, nhiều áp lực nhưng bù lại, chúng tôi có rất nhiều niềm vui. Vui vì được sống cùng những tâm hồn trẻ thơ, được chăm sóc, dạy dỗ các con. Đó là niềm hạnh phúc giản dị của tôi. Để lớp học hạnh phúc đối với học sinh mầm non: Ánh 1: Cô đón trẻ với vui vẻ tươi cười Kết quả: Từ khi tôi học cách thay đổi bản thân.tôi đã giảm được nhiều áp lực trong công viêc, không còn cảm thấy căng thẳng khi có những trẻ nghịch ngợm, không nghe lời. Cô và trẻ cảm thấy thoải mái hơn, vui vẻ hơn khi vào lớp. Chính vì vậy tôi cảm thấy rất hạnh phúc mỗi khi tới trường, tới lớp. bởi chúng ta có hạnh phúc chúng ta mới lan tỏa hạnh phúc tới những người xung quanh, mới làm cho ngôi trường của mình hạnh phúc. Tôi rất tâm đắc mmotj câu nói của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Một câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những ai làm về giáo dục Thầy cô hạnh phúc sẽ thay đổi cả thế giới”. 2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường lớp học. Lớp học là nơi hằng ngày trẻ học tập, vui chơi, trải nghiệm . Vì vậy ngay từ đầu năm học, trú trọng tới công tác xây dựng môi trường lớp học. Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi mầm non là học qua chơi nên tôi luôn chú ý đến việc xây dựng môi trường lớp học thật hấp dẫn với trẻ. Việc trang trí tạo môi trường trong lớp học phù hợp với đặc điểm nhận thức lứa tuổi của trẻ giúp trẻ tăng cường các điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, được chơi thể hiện mình trên các góc, được hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm. Nhờ đó mà phát huy tối đa sự tư duy trí óc, kích thích sự khám phá bằng các giác quan, phát triển trí tò mò ham hiểu biết của trẻ. Ngay từ đầu năm học lớp tôi đã xây dựng các góc mở sao cho đảm bảo an toàn thân thiện cho trẻ.và phát huy tối đa được tính tích cực ở trẻ. Ví dụ: Tại cửa ra vào của lớp, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và trang trí các hình ảnh yêu thương như: bắt tay, trái tim, đâp tay ... Mỗi buổi sáng khi trẻ vừa đến của lớp, trẻ sẽ chọn cho mình một biểu tượng và thể hiện hành động phù hợp với biểu tượng đó với cô.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc trong trường mầm non.pdf