Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2
Bắt đầu từ năm hoc 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì cùng nhà trường Tiểu học Thanh Liệt đã có kế hoạch, chỉ đạo cụ thể cho từng tổ chuyên môn, các khối lớp về mục tiêu xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc'. Mục tiêu chính của chủ chương giáo dục này là tìm ra các giải pháp tạo nên cảm xúc tích cực an toàn, yêu thương, tôn trọng thầy và trò nhà trường, xây dựng nếp văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Giúp học sinh trang bị kiến thức, được vui chơi, tự do thể hiện tư duy, năng lực và kĩ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lí của lứa tuổi. Giáo dục cho học sinh các năng lực: tự quan tâm, quan tâm đến người khác. Đồng thời, đó cũng là một trong những giải pháp tối ưu để giúp cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thành công hơn, việc dạy và học trở nên ý nghĩa hơn.
- Năm học 2021- 2022 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình GDPT 2018 và cũng là năm học thứ hai ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép đó là “vừa dạy và học, vừa phòng và chống dịch COVID 19”. Là một trong những địa điểm có mức độ dịch đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên, học sinh, phụ huynh tại trường Tiểu học Thanh Liệt phải chịu rất nhiều khó khăn về tinh thần cũng như sức khỏe. Có những thời điểm tưởng chừng như việc dạy và học sẽ trở nên rất khó khăn khi số lượng các con học sinh, phụ huynh học sinh bị F0 tăng lên đến chóng mặt.
Từ chủ chương triển khai kế hoạch xây dựng Lớp học hạnh phúc của nhà trường, ngay từ đầu năm học, dù là dạy học qua màn ảnh nhỏ, nhưng mỗi giáo viên chúng tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm của lớp, sao cho phù hợp với thực tế dạy học. Song không hề đơn giản, có rất nhiều khó khăn đã nảy sinh sau mỗi tiết học. Đặc biệt là hiện tượng một số các con học sinh không tương tác tích cực trong quá trình học tập, thụ động, mất tập trung khiến cho giờ học không có hiệu quả. Cô và trò chúng tôi đều cảm thấy hụt hẫng, buồn tẻ và bế tắc trong việc gắn kết tình cảm với nhau. Nhận thấy tình hình đó, tôi đã thật sự trăn trở và suy nghĩ: “Làm thế nào để học sinh hứng thú, tích cực hơn trong mỗi giờ học trực tuyến? Làm sao để hoàn thành kế hoạch xây dựng một Lớp học hạnh phúc trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát như thế này? ”. Tôi thiết nghĩ, chỉ khi các con học sinh luôn tích cực học tập, vui vẻ với việc học, có sự quý trọng với thầy cô và yêu thương bạn bè thì lớp học đó mới thật sự có niềm hạnh phúc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực tuyến đối với học sinh Lớp 2
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...........................................................................................1 II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................2 1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................2 2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................3 IV: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................3 1. ................................................................................................................................... Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................3 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.............................................................3 V. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU ..............................................................3 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.......................................................................................4 I.CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................................................4 1. Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2..............................................................................4 2. Vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm ............................................4 2.1 Vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp.........................................................4 2.2 Nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm lớp....................................................4 II.CƠ SỞ THỰCTIỄN .............................................................................................5 1. Đặc điểm chung .....................................................................................................5 2. Thực trạng .............................................................................................................5 2.1 Thuận lợi .............................................................................................................5 2.2 Khó khăn.............................................................................................................6 3. Kết quả khảo sát họcsinh.......................................................................................6 III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HỌC TẬP TRỰC TUYẾN CHO HỌC SINH LỚP 2.............8 1. Tìm hiểu và phân loại học sinh lớp chủ nhiệm .....................................................8 2. Thiết lập các hình thức thi đua trong lớp..............................................................8 3. Tổ chức bầu Ban Cán Sự lớp ................................................................................9 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bắt đầu từ năm hoc 2019 - 2020, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng GD & ĐT huyện Thanh Trì cùng nhà trường Tiểu học Thanh Liệt đã có kế hoạch, chỉ đạo cụ thể cho từng tổ chuyên môn, các khối lớp về mục tiêu xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc, Lớp học hạnh phúc'. Mục tiêu chính của chủ chương giáo dục này là tìm ra các giải pháp tạo nên cảm xúc tích cực an toàn, yêu thương, tôn trọng thầy và trò nhà trường, xây dựng nếp văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục. Giúp học sinh trang bị kiến thức, được vui chơi, tự do thể hiện tư duy, năng lực và kĩ năng sáng tạo theo đúng tâm sinh lí của lứa tuổi. Giáo dục cho học sinh các năng lực: tự quan tâm, quan tâm đến người khác. Đồng thời, đó cũng là một trong những giải pháp tối ưu để giúp cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được thành công hơn, việc dạy và học trở nên ý nghĩa hơn. - Năm học 2021- 2022 là năm học thứ 2 thực hiện chương trình GDPT 2018 và cũng là năm học thứ hai ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép đó là “vừa dạy và học, vừa phòng và chống dịch COVID 19”. Là một trong những địa điểm có mức độ dịch đặc biệt nghiêm trọng, giáo viên, học sinh, phụ huynh tại trường Tiểu học Thanh Liệt phải chịu rất nhiều khó khăn về tinh thần cũng như sức khỏe. Có 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu tâm sinh lý học sinh lớp 2. - Tìm hiểu thực trạng và những tồn tại trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm ở lớp 2. - Đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện công tác chủ nhiệm ở lớp 2. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Phạm vi đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 2 tại lớp tôi đang chủ nhiệm trong năm học 2021- 2022. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Đọc các tài liệu, báo, tạp chí... có liên quan đến nội dung đề tài. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. - Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của Ban giám hiệu và của giáo viên. V. PHẠM VI, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU - Địa bàn nghiên cứu: Trường Tiểu học Thanh Liệt - Đối tượng khảo sát và thực nghiệm: Giáo viên khối 2, học sinh lớp 2. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2021 đến hết tháng 4 năm 2022 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Đặc điểm tâm lý học sinh lớp 2 - Như chúng ta đã biết các con học sinh tiểu học có óc sáng tạo phong phú, sự tò mò lớn, khả năng nhạy bén cao nhưng do kinh nghiệm sống còn ít ỏi đặc biệt trẻ đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2, 3) trẻ tri giác về không gian và thời gian chưa chính xác nên đòi hỏi người giáo viên cần có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tích cực giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức, kĩ năng một cách chủ động.Trẻ sẽ hiểu kiến thức, nhớ nhanh hơn, thích thú tham gia các hoạt động thông qua các hình ảnh trực quan sinh động thay vì các câu chữ, lời lẽ khô khan. II.CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Đặc điểm chung của trường, lớp - Trường Tiểu học Thanh Liệt của chúng tôi là một trường thuộc xã ven đô, tốc độ đô thị hoá nhanh. Do xã hội ngày càng phát triển, trong những năm gần đây, dân cư đông đúc, đa dạng hoá nhiều thành phần. Trình độ dân trí của khu vực ngày một nâng cao nên các gia đình rất quan tâm đến việc học tập của con em mình. Trường có bề dày thành tích trong công tác dạy và học cùng đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm và hết lòng yêu thương học sinh. Đồng hành với các con là những đồng chí giáo viên giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng cùng với đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ. 2. Thực trạng giảng, dạy Qua tìm hiểu và thực tế giảng dạy tôi thấy: 2.1 Thuận lợi a. Đối với giáo viên - Đội ngũ giáo viên giảng dạy được tham gia tập huấn về dạy học theo định hướng phát triển năng lực đối với học sinh. - Việc dạy và học hiện nay nhiều thuận lợi hơn trước kia bởi đã có nhiều kênh thông tin như sách báo, Internet,... để giáo viên tham khảo, nghiên cứu. - Đa số đội ngũ giáo viên nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ, năng động... b. Đối với học sinh: - Đa số học sinh tích cực, có lối tư duy tốt, sáng tạo, giao tiếp khá tốt, luôn tích cực tham gia vào các hoạt động học tập tại lớp, được bố mẹ quan tâm 2.2 Khó khăn a. Đối với giáo viên Một số giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc chưa linh hoạt khi xử lý các tình huống xảy ra trong lớp. b. Đối với học sinh *về đạo đức: Nhìn chung các em ngoan song tính tự giác chưa cao, hiếu động, một số em còn nhút nhát,...Lớp tôi có một số học sinh còn hay nói tự do, mỗi em có 4. Học sinh nhút nhát, rụt rè, chưa dám giơ tay 10 21,2% phát biểu 5. Học sinh có vốn kĩ năng sống còn hạn chê 10 21,2% Từ nhu câu thực tê đặt ra, tôi nhận thây với cương vị là một giáo viên của các con, tôi cân làm tốt công tác chủ nhiệm, xây dựng tốt nề nêp lớp học, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học và nhiều kĩ năng sống cơ bản khác. Trao đổi với các đồng chí giáo viên chủ nhiệm khối lớp 2, lây ý kiên khảo sát thêm về thực trạng việc học tập trực tuyên của các lớp và tiên hành dự giờ học trực tuyên của một số lớp 2, tôi thu được kêt quả như sau: Đầu năm % STT Mức độ 1 HS hào hứng trong học tập. % 55% 2 HS mong đên giờ học. % 58% 3 HS vui vẻ, thoải mái trong giờ học. % 60% 4 HS tích cực xây dựng bài trong các giờ học. % 55% Từ bảng số liệu trên, ta thây số lượng học sinh hào hứng, vui vẻ, tích cực trong học tập trực tuyên là chưa cao. Đồng nghĩa với số lượng học sinh không tích cực, không chủ động trong học tập, không có niềm vui trong học tập còn nhiều. Có lớp chiêm tới hơn một nửa lớp. Mặc dù các em học sinh Tiểu học rât ngoan nhưng tâm lý lại dễ thay đổi nêu không thây có hứng thú với việc học tập. Còn có nhiều gia đình chưa thật sự quan tâm và sát sao đên học tập của con mình để con học ở môi trường ồn ã, thiêu ánh sáng dẫn đên các con thường xuyên mât tập trung trong giờ học.... Vẫn có học sinh cảm thây không hạnh phúc khi học tập trực tuyên, tỉ lệ số học sinh hiêm khi và thỉnh thoảng hạnh phúc cộng lại cao hơn số học sinh cảm thây hạnh phúc khi tham gia lớp học trực tuyên. Sau đây tôi xin đưa ra nội dung biện pháp và cách thực hiện biện pháp của đề tài được áp dụng cho lớp 2A4 trường Tiểu học Thanh Liệt, Thanh Trì, thành phố Hà Nội. III. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC THEO HƯỚNG các kĩ năng tích cực, ngược lại sẽ bị trừ điểm nếu các em bị mắc lỗi. Số điểm đạt được trong classdojo dành tặng cho các em tham gia học tập tích cực, chơi trò chơi chiến thắng, làm phiếu đúng... phục vụ trong tất cả các môn học trên lớp, các hoạt động... Cuối mỗi tháng, tôi sẽ tổng kết lớp học và chọn ra 5 bạn điểm cao nhất lớp để tặng phần thưởng, phụ huynh có thể theo dõi điểm và nhận xét của giáo viên về con của mình và có thể phản hồi với giáo viên về kết quả đó.Việc làm này khiến các em vừa hứng thú trong quá trình học tập môn học, tích cực khi làm bài, vừa giúp các em có động lực phấn đấu đạt được phần thưởng mình yêu thích. *Lưu ý khi thiết lập các hình thức thi đua - Có tiêu chí rõ ràng, đồng thuận thống nhất với tất cả học sinh trong lớp. - Đánh giá khách quan, công bằng, để tạo lòng tin cho học sinh. - Chủ động linh hoạt thay đổi các hình thức thi đua để tạo hứng thú cho học sinh. 3. Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Năm học trước, Ban Cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm hoặc giáo viên theo dõi các con trong quá trình học tập để đưa ra quyết định chọn ban cán sự lớp. Nhưng đặc biệt hơn cả khi lên lớp 2, tôi muốn tạo dựng và rèn luyện cho các con thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với tập thể, nên tôi tổ chức cho các em tự xung phong ứng cử mình. Tiến trình bầu chọn Ban Cán sự lớp được diễn ra như sau: - Trước hết, tôi phân tích rõ để các em hiểu rõ về vai trò cũng như trách nhiệm của người lớp trưởng, lớp phó, trong lớp học. - Tôi đặc biệt khuyến khích các em xung phong tự ứng cử. Sau đó chọn 3 học sinh tiêu biểu, nhanh nhẹn làm lớp trưởng, lớp phó học tập và lớp phó lao động. Trong quá trình học tập, tôi thường xuyên theo dõi bạn nào có đủ tố chất, đủ yêu cầu có thể làm ban cán sự lớp tôi sẽ lựa chọn bạn đó. Các con có tinh thần xung phong ứng cử mình nhất định khi làm ban cán sự lớp sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn, luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cô giao cho. + Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Cán sự lớp
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx
- Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng Lớp học hạnh phúc theo hướng tích cực học tập trực t.pdf