Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM.
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ lớp “Lớp học hạnh phúc”.
Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non.
Vậy “Lớp học hạnh phúc” là gì?
Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý nhà trường.
Lâu nay, chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong việc vui chơi và học tập của trẻ. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên sự cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa cô và trẻ.
Một số trường cơ sở hạ tầng vật chất chưa được đầy đủ, các phòng chức năng còn thiếu, xây dựng khuôn viên tạo môi trường trong và ngoài lớp học chưa đạt yêu cầu. Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp.
Hơn nữa, một số Giáo viên chưa thực sự yêu thương trẻ, chưa đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu và chưa có sự tôn trọng trẻ. Tổ chức các hoạt động còn rập khuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng như chưa tạo được các tình huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ không đồng đều. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhận thức của phụ huynh và xã hội về bậc học mầm non chưa sâu sắc.
Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều. Phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên trường mầm non tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Phong trào này đã được ngành triển khai.
Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc”
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
2 yêu cầu. Một số trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng vẫn chưa thực sự coi trọng việc xây dựng môi trường giáo dục phù hợp. Hơn nữa, một số Giáo viên chưa thực sự yêu thương trẻ, chưa đặt sự an toàn của trẻ lên hàng đầu và chưa có sự tôn trọng trẻ. Tổ chức các hoạt động còn rập khuôn máy móc, chưa phát huy được tính tích cực cũng như chưa tạo được các tình huống cho trẻ tham gia hoạt động, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ không đồng đều. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị thiếu đồng bộ, nhận thức của phụ huynh và xã hội về bậc học mầm non chưa sâu sắc. Thực tế cho thấy, các phong trào thi đua đã được triển khai đầy đủ, kịp thời và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào ở các nhà trường nói chung và trường mầm non nói riêng hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều. Phong trào thi đua “Xây dựng lớp học hạnh phúc” là một phong trào lớn, có qui mô rộng và có thời gian thực hiện. Là một giáo viên trường mầm non tôi nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của phong trào này đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Phong trào này đã được ngành triển khai. Trong bối cảnh mà những vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà bất cứ phụ huynh nào cũng thắc mắc, trăn trở. Tôi nhận thấy đã đến lúc cần thực hiện nghiêm túc công tác xây dựng những ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa, bắt đầu từ “Lớp học hạnh phúc” 1. GIẢI PHÁP CŨ THƯỜNG LÀM. - Nhà trường đã chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn, yêu thương, tôn trọng trẻ. - Giáo viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Giao tiếp cởi mở, thân thiện với trẻ và phụ huynh; tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp. - Xây dựng môi trường lớp học theo tiêu chí xây dựng trường mầm non xanh - an toàn - thân thiện. Đồ dùng, đồ chơi phong phú về chủng loại, hấp dẫn thu hút trẻ đến trường. *Ưu điểm: - Tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực khi tham gia các hoạt động giáo dục. - Tạo cho trẻ cảm giác an toàn khi đến trường, đến lớp. 4 chọn” hành động cảm xúc dán ngay trên cửa lớp. Nhìn con thơ chủ động vươn người lên đập tay, nhí nhoáy lắc mông hoặc sà vào lòng cô khi vừa đến cưả lớp các phụ huynh đều nhoẻn miệng cười yên tâm rời lớp. Chỉ cần thế thôi cũng góp phần tạo nên một trường học hạnh phúc. Hình ảnh: Cô đón trẻ buổi sáng * Tổ chức các hoạt động học tại lớp học hạnh phúc: Giờ học hạnh phúc bắt đầu khi cả cô và trò đều trao nhau niềm vui bằng những lời nói mộc mạc, một nụ cười thân thiện, một ánh mắt trìu mến. Tôn trọng cảm xúc của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên lớp học hạnh phúc. Trong quá trình dạy, ngoài các kiến thức trong chương trình giáo dục mầm non, tôi còn tích hợp cho trẻ về các bài học thiết thực trong cuộc sống về những điều bổ ích để gieo vào tâm hồn trẻ những điều tốt đẹp giúp trẻ có thêm kiến thức, tích lũy vốn kinh nghiệm sống cho mình. Tôi khuyến khích trẻ trả lời những gì trẻ nghĩ đúng càng tốt, sai cũng không sao và tôi không 6 trẻ trở nên thoải mái, tự tin. Cô luôn khuyến khích để trẻ được làm theo ý mình mà không sợ sai. Hình ảnh tạo hình của trẻ * Tạo cơ hội cho trẻ bình đẳng và được tự quyết định Mọi trẻ đều có quyền bình đẳng và đối xử công bằng khi đến lớp. Được tôn trọng và tự quyết định sự lựa chọn của mình trong các hoạt động. Đối với những trẻ có nhu cầu đặc biệt, chậm phát triển tôi luôn quan tâm dành nhiều thời gian, tình cảm hơn để gần gũi tạo cảm giác an toàn cho trẻ. Ví dụ: Lớp tôi có hai trẻ có khả năng nhận thức chậm hơn so với các bạn khác. Ban đầu trẻ tỏ ra rất nhút nhát nhưng bằng sự quan tâm ân cần của cô, nhìn nhận thấy khả năng đặc biệt của trẻ, kết hợp sự giáo dục từ phía gia đình. Sau một thời gian hai bạn lớp tôi đã tự tin rất nhiều, tham gia tích cực các hoạt động của lớp. Đây là điều mà chúng tôi cảm thấy rất vui khi đã làm được cho các con. Song song với môi trường tâm lý thì việc tạo ra một môi trường vật chất để trẻ được tham gia hòa mình với trò chơi làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ đó cũng là yếu tố cơ bản thiết yếu của việc “Xây dựng một lớp học hạnh phúc”. Nhận 8 của trẻ để động viên trẻ ăn ngon miệng ăn xuất. Vào giờ ngủ chưa cô chăm sóc giấc ngủ bằng cách chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Tôi cho rằng việc tạo môi trường hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày có tác dụng 2 chiều. Những điều tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiên được nhất là trẻ vui vẻ và được phụ huynh ghi nhận. Đó là điều tôi cảm thấy vui nhất mà cũng đền đáp xứng đáng nhất. Mỗi ngày đến trường nhìn thấy trẻ cười, chơi vui. Đặc biệt khi nhìn thấy các bé nằm ngủ tôi thấy bình yên vô cùng. Để có được nhứng lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên là chính các giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc. *Biện pháp thứ ba: Ứng dụng phương pháp Montessori và Steam làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi tự tạo vào các hoạt động giáo dục trẻ Dựa vào mục tiêu giáo dục, yêu cầu cần đạt của độ tuổi Mẫu giáo và khả năng của trẻ tại lớp, tôi đã nghiên cứu kỹ phương pháp Montessori và Steam để áp dụng làm một số bộ đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các loại phế liệu, nguyên vật liệu sẵn có như chai, ống nhựa, hộp sữa, bìa carton, xốp màu,... ứng dụng vào các hoạt động giáo dục đặc biệt là hoạt động góc giúp trẻ hứng thú tham gia các trò chơi, làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ, giúp trẻ hạnh phúc khi đến lớp. Ví dụ: Bộ đồ chơi xỏ dây giầy Tôi đã sử dụng bìa carton cũ, giấy dạ màu và dây để tạo nên bộ đồ chơi đẹp mắt, hấp dẫn cho trẻ hoạt động. Cách chơi: Trẻ chơi góc kỹ năng sống có kỹ năng xỏ, thắt dây giày. Qua trò chơi phát triển vận động tinh cho trẻ và giúp rèn kỹ năng cuộc sống . 10 Tôi thiết nghĩ việc sử dụng đồ dùng theo phương pháp Montessori vào góc nghệ rất quan trọng đối với trẻ.Vì vậy đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động phải phong phú và đa dạng. Do đó, tôi đã vận dụng linh hoạt một số kỹ năng tại góc thực hành cuộc sống cho trẻ với một số đồ dùng đồ chơi phù hợp với trẻ 4 tuổi. Hình ảnh: Góc Kỹ năng sống 12 Hình ảnh bộ đồ chơi gắp hạt 14 Hình ảnh: Trẻ thực hành chế tạo ô tô Mỗi giờ học, trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học”. Trên hành trình xây dựng “lớp học hạnh phúc” tôi đặc biệt quan tâm, chú trọng không khí lớp học của trẻ ở đó 16 Hình ảnh: Trẻ thực hành gói bánh chưng Từ những sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình chơi, hoạt động như: các con bướm, ong, chuồn chuồn, hoa, lá, làm từ ống nước ngọt, hộp sữa, đĩa CD, cô sử dụng tất cả những sản phẩm đó để làm trang trí ở các góc, ở sảnh hè, sân Đối với trẻ, việc học là điều vô cùng khó khăn. Sẽ khó để trẻ có thể thực hiên được một hoạt động nào đó . Đó là lý do tôi nên tập trung nhiều vào việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt của học sinh. Mục đích của việc dạy học không chỉ đơn giản là giúp học sinh hiểu được một đơn vị kiến thức mà còn là quá trình giúp học sinh biểu đạt được những gì chúng hiểu dưới các dạng thức khác nhau của ngôn ngữ. Khi học sinh có thể trình bày một vấn đề rõ ràng và mạch lạc cũng là bằng chứng chứng minh mức độ nắm kiến thức của con. Tôi càng chủ động giao tiếp với học sinh, trẻ sẽ càng đạt kết quả tốt hơn trong lớp học., luôn kiên nhẫn chờ đợi trẻ bộc lộ tình cảm ý nghĩ và tự tin khi diễn đạt bằng lời tôi thấy cả những học sinh nhút nhát và ít nói nhất lớp cũng có rất nhiều điều muốn chia sẻ. Tập yoga, nhảy zumba và chachacha cũng có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Giúp trẻ được vận động toàn thân, tăng sức bền, tự tin và dễ hòa đồng với xã hội. 18 Thường xuyên có sự kết nối và kết hợp với phụ huynh . Để phụ huynh quan tâm đến con em mình và môi trường học tập của con nhiều hơn và dành thời gian cho con nhiều hơn như tham gia trải nghiệm các hoạt động của con ở lớp như cùng con trải nghiệm, gói bánh chưng, làm bánh quẩy, tổ chức sinh nhật cùng với con. Hình ảnh cha mẹ học sinh ủng hộ cây xanh, cây cảnh cho nhà trường * Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp: Qua những giải pháp đã trình bày ở trên, bản thân tôi nhận thấy những tính mới tính sáng tạo đó là: - Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc đã được triển khai và thực hiện ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam biện pháp này đã thực hiện ở một số thành phố lớn, tuy nhiên ở Ninh Bình còn rất mới mẻ. - Môi trường lớp học hạnh phúc đảm bảo 3 tiêu chí: Yêu thương, an toàn và tôn trọng. Ở đó, cô giáo là người mẹ hiền là người thân của trẻ, cô khơi gợi cảm xúc yêu thương, tình cảm tích cực của trẻ. - Đổi mới các hình thức giáo dục vừa đảm bảo mục tiêu chương trình nuôi dưỡng chăm sóc GDMN vừa giúp trẻ thoải mái vui vẻ và cảm thấy hạnh phúc khi đến lớp. - Phương pháp làm đồ dùng đồ chơi theo hướng hiện đại, kích thích tư duy của trẻ, ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori sử dụng hiệu quả trong các hoạt động kích thích sự hứng thú, phát triển nhận thức cho trẻ..
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.docx