Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3-4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa

Câu chủ đề: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non.

Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.

Vậy “Trong trường học hạnh phúc” có những gì?

“Lớp học hạnh phúc” nằm trong một “Ngôi trường hạnh phúc” mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ.

Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được những “Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc” thì lúc đó giáo viên và học sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. “Lớp học hạnh phúc” phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi được là chính mình. Đây là việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm hạnh phúc thì họ sẽ thấy được giá trị mà cuộc sống mang lại.

doc 18 trang giangvu 08/05/2024 740
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3-4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3-4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 3-4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 Câu chủ đề: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” là một tiêu chí quan 
trọng mà bất kỳ trường học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến 
trường là một ngày vui” thì trường học đó phải là trường học hạnh phúc. Muốn 
xây dựng được trường học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp 
học mầm non.
 Bởi lẽ giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc 
dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ 
và nhân cách của trẻ. Việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, 
giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục 
phổ thông và quá trình học tập suốt đời.
 Vậy “Trong trường học hạnh phúc” có những gì?
 “Lớp học hạnh phúc” nằm trong một “Ngôi trường hạnh phúc” mang lại môi 
trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập – vui chơi của trẻ, tạo dựng 
niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên 
nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ.
 Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu xã hội ngày càng cao, việc xây 
dựng “Lớp học hạnh phúc” ngày càng trở nên quan trọng. Khi xây dựng được 
những “Lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc” thì lúc đó giáo viên và học 
sinh đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy - học. “Lớp học hạnh 
phúc” phải trên cơ sở cô và trẻ hiểu nhau, tôn trọng lẫn nhau. Từ đó, tạo điều kiện 
để trẻ được phát triển bản thân mình và hạnh phúc khi được là chính mình. Đây là 
việc làm không vì thành tích, mà coi đó là việc làm để nhà trường, giáo viên và trẻ 
thực sự thay đổi. Mặt khác, đó là việc làm mang tính chất khoa học chứ không phải 
vì một chủ trương nào đó để áp đặt. Khi mọi người cùng tìm được niềm vui, niềm 
hạnh phúc thì họ sẽ thấy được giá trị mà cuộc sống mang lại.
 Nhưng trên thực tế, việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” tại lớp 3-4 tuổi A1 
Trường Mầm Non Tam Đa vẫn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Các tổ 
chuyên môn, các giáo viên chưa có nhiều sự đầu tư, suy nghĩ, tìm tòi, ngại đổi mới, 
ngại sáng tạo trong việc xây dựng “Lớp học hạnh phúc” nên hiệu quả chưa cao. 3
 Một số trẻ do công việc của bố mẹ bận rộn, chưa có nhiều thời gian riêng 
dành cho con, buổi sáng đưa bé đi học sớm, buổi chiều có thể đón về muộn nên 
cũng hạn chế về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 * Kết quả khảo sát đầu năm:
 Từ những nhận thức của mình về vấn đề “Xây dựng lớp học hạnh phúc”, tôi 
định hướng được nhiệm vụ của mình trong công việc nghiên cứu này. Và để gặt 
hái được nhiều kết quả tốt trong quá trình thực hiện nên ngay từ đầu năm học, tôi 
đã tiến hành khảo sát trẻ theo những mục tiêu cần thiết để “Xây dựng lớp học hạnh 
phúc” cho trẻ mà tôi đã xác định ở trên.
 BẢNG 1: BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ 
 ĐẦU NĂM HỌC 2021 – 2022
 Đạt Chưa đạt
 Tổng 
 Tỉ lệ Tỉ lệ
 Nội dung khảo sát số trẻ Số trẻ Số trẻ
 % %
 - Yêu thích việc đến lớp 14/28 50 14/28 50
 - Yêu thương mọi người xung quanh 16/28 57,15 12/28 42,85
 - Sẵn sàng tự tạo và chia sẻ niềm vui 12/28 42,85 16/28 57,15
 - Đón nhận thử thách một cách tích 
 15/28 53,58 13/28 46,42
 cực 28
 - Biết cách cân bằng và điều khiển 
 12/28 42,85 16/28 57,15
 cảm xúc
 - Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ 11/28 39,28 17/28 60,72
 - Yêu thiên nhiên và yêu động vật. 9/28 32,14 19/28 67,85
 Xuất phát từ những khó khăn và thuận lợi trên nên tôi đã nghiên cứu và 
thấy mình phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề tạo niềm vui, niềm hạnh phúc của trẻ 
khi trẻ tới trường và áp dụng “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại 
lớp 3 - 4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa” . 5
 Khi đến trường, có đôi lúc tôi còn mang tâm trạng không vui ở nhà mình 
đến trường, những bực bội lo toan còn thể hiện trên gương mặt của cô giáo. Khi cô 
giáo vào lớp thì sẽ dạy trẻ như thế nào? Các cô có thể hiện hết cái “hồn” của mình 
ở trong hoạt động đó hay không? Hay là chỉ dạy cho xong, cho hết giờ?
 Những lo lắng đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở, lo ngại sẽ không thể hiện hết 
khả năng của mình trong các hoạt động. Bởi vậy, vào mỗi buổi sáng khi đến 
trường, tôi luôn cố gắng giải quyết hết những công việc cá nhân cũng như gia đình 
mình từ hôm trước, để có thể tập trung hết khả năng và sự nhiệt tình của mình vào 
công việc, mới làm việc hết tâm của mình, nhiệt huyết với nghề và trách nhiệm với 
nhà trường.
 Khi làm được điều đó, học sinh đến trường sẽ có cảm giác được trân trọng, 
tin tưởng, cảm thấy hạnh phúc mỗi khi đến lớp.
 b. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường học tập an toàn về thể chất và 
tinh thần dành cho trẻ.
 Ngay từ đầu năm học tôi tham mưu với lãnh đạo nhà trường tiếp tục cải tạo, 
xây dựng môi trường vật chất bên ngoài, xây dựng các góc mở sao cho đảm bảo an 
toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, thiết kế các trò chơi sao cho phát huy tối đa 
được tính tích cực ở trẻ.
 Ví dụ:
 Trò chơi 1 “Tâm sự của hòn đá”
 Các viên đá dường như là vô tri, được các cô giáo nhặt về, rửa sạch, chọn 
những viên đá có bề mặt nhẵn, tròn, không có góc nhọn để đảm bảo an toàn tuyệt 
đối cho trẻ.
Cách chơi:
 Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm nhỏ (5-6 trẻ), cô yêu cầu trẻ kể lại lên tâm 
sự của viên đá. Trẻ sẽ kể lại những gì mà trẻ nghĩ, những tâm sự của chính trẻ. Có 
những trẻ đã kể lại những câu chuyện thật dễ thương, đáng yêu. Như bạn Anh Thư, 
bạn ấy đã kể câu chuyện của viên đá là: “Viên đá nói, hôm nay viên đá rất là vui vì 
được cô khen, đã biết ăn hết suất và không làm rơi vãi thức ăn xuống bàn”. Ở trò 
chơi này, mỗi trẻ sẽ kể lại những câu chuyện khác nhau theo trí tưởng tượng của 
trẻ. Rèn cho trẻ cách diễn đạt mạch lạc, sự tự tin, biết nói lên suy nghĩ của mình. 7
 Hình ảnh: Phụ huynh cùng con tưới nước cho cây
 Phụ huynh sẽ rất phấn khởi khi thấy một môi trường vừa đẹp, vừa khang 
trang lại được chơi, trải nghiệm thực tế cùng con em mình. Từ đó yên tâm hơn vào 
chất lượng chăm sóc, giáo dục của trường, trẻ sẽ được thừa hưởng từ hiệu quả mà 
việc xây dựng môi trường này đem lại, môi trường an toàn cả về thể chất lẫn tinh 
thần, trẻ sẽ hạnh phúc, từ đó phụ huynh hạnh phúc và giáo viên cũng sẽ hạnh phúc.
 Trẻ tham gia chơi tại “Góc vận động” 9
 Ngoài ra tôi còn ươm mầm những “hạt giống yêu thương” cùng trẻ. Để trẻ 
được cùng nhau trải nghiệm, biết được quá trình hình thành của những hạt giống 
yêu thương đó như thế nào, cùng chăm sóc và giữ gìn và trân trọng những thành 
quả mà mình đã đạt được. 
 Hình ảnh: Trẻ reo “hạt giống yêu thương”
 d. Biện pháp 4: Xây dựng môi trường để trẻ thực sự là “trung tâm”, trẻ 
được yêu thương, hạnh phúc.
 Năm học 2021 - 2022, Theo sự chỉ đạo của PGD, là năm tiếp theo áp dụng 
phương pháp giáo dục “Lấy trẻ làm trung tâm”, trẻ được quan tâm và tự tin thể 
hiện hết khả năng của mình.
 Trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi”, trẻ được tiếp thu, lĩnh hội kiến thức 
thông qua các trò chơi, trải nghiệm, trẻ được hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời, cô giáo 11
 Hình ảnh: Trẻ tham gia trò chơi dân gian
 e. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
 Khi lớp học hạnh phúc thì trường học sẽ là nơi thầy cô, học sinh và phụ 
huynh đều được hạnh phúc, là nơi học sinh có hứng thú, niềm vui, sự mong chờ và 
những rung cảm, là nơi học sinh không có áp lực học tập mà luôn được phát huy 
khả năng của mình. Một điều quan trọng không kém, đó là phụ huynh cùng thống 
nhất với nhà trường về cách quản lí, chăm sóc giáo dục trẻ. 
 Tại lớp, tôi đã làm “Chiếc hộp yêu thương”, các cô giáo nghiên cứu và làm góc 
yêu thương này theo tình hình của lớp mình, có lớp thì làm hình trái tim, có lớp 
làm hình ngôi nhà, hình bông hoa...Nhưng mục đích cuối cùng cũng là ghi lại 
những những hành động tích cực của trẻ trong một ngày hôm đó, cuối tuần cô giáo 
cùng với trẻ tổng hợp lại tất cả những phiếu đó và gửi về cho phụ huynh biết. Tôi 
nhận thấy rằng phụ huynh rất vui và phấn khởi khi biết con mình mỗi ngày ở 
trường làm được những việc gì? Và ngày thứ 7, chủ nhật phụ huynh sẽ ghi lại 
những hành động tích cực của trẻ khi ở nhà và chia sẻ cùng với cô giáo. 13
pháp mà tôi đã thực hiện. Trẻ của tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, nhiều bé có thói quen 
rất tốt, thích thú được đi học, chơi đoàn kết với các bạn của mình: “Con chào cô 
giáo, mình chào các bạn, mình về đây, mai chúng mình lại đi học nhé!”... Các bé 
chủ động và mong chờ được bố mẹ, ông bà...đưa tới trường để được gặp các cô, 
các bạn của mình, được tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường tổ chức . 
Chính những điều này tạo cho tôi thêm niềm vui và yêu nghề hơn nữa.
 * Về phía trẻ:
 - Trẻ yêu thích việc tới lớp.
 -Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động, tự tin, khéo léo.
 - Trẻ kiên trì, mày mò, tìm tòi. 
 - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động.
 * Về phía phụ huynh:
 Phụ huynh thấy rõ con mình có nhiều tiến bộ. Thấy con đã nhanh nhẹn, mạnh 
dạn, tự tin thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè... nên thấy rất tin 
tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình 
kết hợp với giáo viên cũng như nhà trường để rèn con mình ở nhà mọi lúc mọi nơi. 
 * Về phía giáo viên:
 Giáo viên có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài học, trò chơi trong các hoạt 
động.
 Giáo viên chủ động lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi mình phụ trách, 
phù hợp với chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình.
 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm (sau khi áp dụng thực tiễn).
 Sau một thời gian áp dụng “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc 
tại lớp 3 - 4 tuổi A1 trường Mầm Non Tam Đa” đã góp phần nâng cao về mặt 
thẩm mỹ và kích thích sự hứng thú, sáng tạo cho trẻ. Từ đó trẻ tích cực trong tất cả 
các hoạt động tại lớp.
 - Để thực hiện tốt vai trò là một giáo viên bản thân tôi xin đưa ra một số điều 
chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm như sau:
 - Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua và 
không ngừng nâng cao tinh thần học hỏi cho bản thân để thực hiện tốt nhiệm vụ.
 - Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử sưu tầm băng 
hình chất lượng cao để lưu giữ và sử dụng trên tiết học và các hoạt động.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc