Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non

Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, là mưu cầu “ Khát khao của tất cả con người”. Là thước đo đúng đắn nhất về sự tiến bộ của xã hội. Hạnh phúc là được làm điều mình yêu thích, thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê. Hạnh phúc là trạng thái cảm xúc hân hoan, thỏa mãn nhu cầu về đời sống vật chất và cả sự vừa lòng về đời sống tinh thần. Hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi chúng ta và đặc biệt đối với trẻ. Trẻ được hạnh phúc trong môi trường gia đình cũng cần được hạnh phúc trong môi trường xã hội và môi trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy lớp học phải là lớp học hạnh phúc.

Để có một lớp học hạnh phúc thì cần phải có một ngôi trường hạnh phúc, trước tiên cần chú trọng xây dựng những giá trị nhân văn và những chuẩn mực hành xử tích cực. Và điều quan trọng nữa muốn học sinh hạnh phúc thì trước hết cô phải là người hạnh phúc. “ Lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và trò đều có cảm giác "muốn đến". Trẻ sẽ yêu thích việc đến trường nếu như ở đó trẻ được lên tiếng và được lắng nghe một cách đầy tôn trọng. Thay vì la mắng, dọa dẫm, thì ta hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm xúc của mình trong môi trường học đường. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung. Tôn trọng cảm xúc là một trong những yếu tố tạo nên lớp học hạnh phúc.

doc 18 trang giangvu 08/05/2024 970
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ trong trường mầm non
 2/18
niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt 
huyết, yêu nghề, yêu trẻ.
 Vậy tại sao số trẻ lại chưa thực sự hứng thú, tự tin, vui vẻ, thể hiện cảm 
xúc, hòa đồng với mọi người lại cao như thế ạ? Chính vì câu hỏi này tôi tiến 
hành tìm hiểu nguyên nhân bằng các hình thức: Gửi phiếu thăm dò, xin ý kiến 
phụ huynh, trao đổi với phụ huynh qua điện thoại, qua các trang mạng xã hội 
zalo, facebook ngay từ đầu năm học, sau đó tôi ghi chép, phân tích, đối chiếu và 
tổng hợp khái quát được 03 nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ chưa tự tin, vui 
vẻ, hạnh phúc khi tới trường, tới lớp đó là:
 Giáo viên chưa biết cách xây dựng môi trường thân thiện, cởi mở, an toàn, 
thân thiện, hạnh phúc.
 Chưa tạo được môi trường hạnh phúc thân thiện thông qua các hoạt động 
hàng ngày của trẻ.
 Trẻ chưa có tâm thế tự tin vui vẻ, hạnh phúc và yêu thích đến trường, lớp.
 Chính vì vậy: Qua một thời gian tìm tòi nghiên cứu. Với lòng đam mê yêu 
nghề, mến trẻ đã thôi thúc tôi trong năm học 2022 - 2023 chọn đề tài “Một số 
biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 tuổi trong trường mầm 
non”. Để áp dụng vào năm học 2022 - 2023 tại trường mầm non Tiên Phong – 
Ba Vì – Hà Nội.
 II. Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu về “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 
5 tuổi trong trường mầm non” nhằm giúp cho trẻ phát triển toàn diện. Tìm ra 
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm 
non.
 III. Đối tượng nghiên cứu 
 “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 tuổi trong trường 
mầm non” tại trường mầm non Tiên Phong – Ba Vì – Hà Nội.
 IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Đối tượng: Trẻ 5 tuổi A2. Trường Mầm non Tiên Phong.
 Số lượng trẻ: 36 (Trong đó số trẻ nam là: 23 trẻ, Nữ: 13 trẻ)
 V. Phương pháp nghiên cứu
 Để việc nghiên cứu đề tài trên được tốt, tôi đã sử dụng một số phương pháp 
để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu.
 + Phương pháp nghiên cứu lý luận
 + Phương pháp điều tra.
 + Phương pháp thực nghiệm sư phạm
 + Phương pháp trao đổi đàm thoại. 4/18
chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 5 tuổi 
trong trường mầm non” .
 II. Thực trạng vấn đề
 Vào đầu tháng 9 tôi được phân công dạy lớp 5 tuổi A2, với tổng số trẻ là 36 
trẻ, trong đó số trẻ nam: 23 trẻ, nữ: 13 trẻ. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và 
khó khăn như sau:
 1. Thuận lợi
 + Đối với giáo viên
 Trường Mầm non Tiên Phong là trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức 
độ 2, trường có phòng học khang trang, rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ cơ sở vật 
chất để phục vụ trẻ vui chơi, học tập ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát 
sao quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, tạo điều kiện cho 
giáo viên tham gia các buổi tập huấn chuyên đề do phòng và nhà trường tổ chức. 
 Giáo viên có trình độ đạt trên chuẩn, đoàn kết, thống nhất quan điểm chăm 
sóc giáo dục trẻ.
 Giáo viên nắm được tâm sinh lý của trẻ và những thói quen của trẻ hàng 
ngày để có biện pháp giáo dục phù hợp. Trẻ được phân chia học đúng theo độ 
tuổi, đi học chuyên cần, khỏe mạnh.
 + Đối với trẻ 
 Trẻ khỏe mạnh, cùng độ tuổi, trẻ đi học đều nên giúp cho công tác chăm 
sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao. 100% trẻ đã qua chương trình giáo dục 4 tuổi 
nên đã có một số kiến thức, kĩ năng cơ bản trong các hoạt động.
 + Đối với phụ huynh 
 Một số Phụ huynh bước đầu đã quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục 
trẻ của nhà trường nói chung và những hoạt động của lớp nói riêng.
 Bên cạnh những thuận lợi, tôi còn gặp một số khó khăn sau:
 2.2. Khó khăn
 + Đối với giáo viên
 Giáo viên chưa nắm rõ và hiểu được mong muốn của phụ huynh. Kĩ năng 
tuyên truyền với phụ huynh còn hạn chế.
 Giáo viên áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động còn sơ sài, chưa 
đi sâu khai thác triệt để vận dụng vào thực tế bài dạy.
 + Đối với trẻ
 Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi.
 Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. Trẻ 
bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử. Một 
số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính 
tự lập, ích kỷ. 6/18
dạy về phương pháp, hình thức tổ chức, từ đó được nâng cao năng lực chuyên 
môn nghiệp vụ.Thường xuyên tìm hiểu mọi tài liệu qua tạp chí, sách báo, qua 
mạng internet về cách xây dựng môi trường lớp học. Tham gia đầy đủ các buổi 
họp và bồi dưỡng chuyên môn, nghiên cứu và học tập các chương trình mới do 
nhà trường, do phòng tổ chức.
 Năm học 2022 – 2023 tôi được phân công nhiệm vụ là tổ trưởng khối 5 tuổi 
và chủ nhiệm lớp tôi đã lập kế hoạch đưa ra mục tiêu nội dung giáo dục phù hợp 
với lứa tuổi và với trẻ của lớp tôi. Tôi thực hiện từng bước, đưa công nghệ thông 
tin vào giảng dạy, xây dựng môi trường hạnh phúc có hiệu quả tổ chức sinh hoạt 
tổ khối chuyên môn, trau dồi kiến thức, tiếp cận những phương pháp mới. Đa 
dạng các hình thức dạy học, sáng tạo. Tham gia vào phong trào thi đua “Dạy tốt, 
học tốt” trong nhà trường.
 * Kết quả: Sau khi tự bồi dưỡng thường xuyên về các nội dung trên tôi đã 
nắm chắc hơn, sâu hơn về các nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức về xây 
dựng môi trường lớp học hạnh phúc trẻ đạt kết quả cao trong hoạt động.
 Hình ảnh: Tham dự chuyên đề, học hỏi và sinh hoạt chuyên môn
 2. Xây dựng môi trường đẹp, thân thiện, an toàn, hạnh phúc 
 Những năm trước tôi trang trí môi trường lớp học chưa được phong phú 
chưa có nhiều góc mở, chưa có góc cho trẻ trải nghiệm lấy trẻ làm trung tâm trẻ 
chưa được khám phá, sáng tạo trẻ tham gia hoạt đọng còn rụt rè chưa tự tin nên 
trẻ chưa có hứng thú, chú ý đến môi trường học tập nên kết quả của hoạt động 
của trẻ chưa cao. 
 Vì vậy, xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ “Chơi bằng học, học 
bằng chơi”. Tôi đã tiến hành thực hiện như sau: Phối hợp cùng các cô giáo trên 
lớp và trong tổ xây dựng môi trường hạnh phúc theo từng chủ đề, luôn tạo cơ 
hội cho trẻ tìm tòi - khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc 
sống, trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm tích cực, tạo cho 
trẻ hứng thú khi đến lớp đầu tiên là giáo viên. Vì giáo viên có hạnh phúc khi 
truyền đạt thông điệp hạnh phúc đến trẻ mới cảm thấy hạnh phúc, qua đó kiến 
thức và kỹ năng ở trẻ dần được hình thành.
 Sử dụng các nguyên liệu như bìa catton, nắp chai, lọ, lốp xe, đũa, giấy 
báo, khung bằng khen các loại hột hạt, cây xanh nhỏ. Cùng trẻ sáng tạo các 
loại tranh ảnh, những hình ảnh ngỗ nghĩnh treo trên tường, tủ để đồ dùng cá 
nhân của trẻ cũng vậy tôi thay đổi kí hiệu, hình ảnh nội quy trẻ cất đồ dùng ngăn 
nắp, trên mặt tủ có các cây xanh nhỏ của trẻ, ở cửa lớp tôi dùng bìa cát tông, 
giấy báo, đũa, hoa, cỏ nhựa vẽ và làm những hình ảnh con vật đáng yêu có ghi 8/18
ngoan, mới yêu trường và muốn tới lớp. Trẻ đến trường học với một niềm vui 
thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi trường hạnh phúc khi đứa trẻ 
được hạnh phúc.
 * Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ đến lớp với 
tâm thế vui tươi, hạnh phúc trẻ hứng thú hơn với các hoạt động. Phụ huynh yên 
tâm, tin tưởng cùng chia sẻ với giáo viên. Nhờ vậy tôi nhận thấy trẻ lớp tôi có 
tiến bộ rõ rệt khi tới lớp và trong giờ hoạt động.
 Hình ảnh: Môi trường lớp học và hoạt động của trẻ
 3. Tạo môi trường tâm lý thân thiện, cởi mở, an toàn với trẻ
 Những ngày đầu nhận trẻ cô chưa quen nề nếp, thói quen của trẻ có một số 
trẻ ở trường khác chuyển vào lớp nên nề nếp, kĩ năng các con chưa quen với lớp, 
với các bạn, trẻ có tính cách khác nhau, được gia đình quan tâm và cưng chiều 
một cách thái quá trẻ chưa tự tin, mạnh dạn chia sẻ cùng cô và các bạn, trong các 
giờ hoạt động trẻ còn chưa hứng thú, sử dụng đồ dùng, đồ chơi không có quy 
định kết quả mong đợi trên trẻ chưa cao. 
 Thời gian của trẻ ở trường mầm non nhiều hơn ở nhà vì vậy mà tôi luôn 
giành nhiều thời gian nói chuyện, chia sẻ, lắng nghe để hiểu về trẻ hơn. 
 Động viên khuyến khích những điều trẻ làm được, hỗ trợ kịp thời khi cần 
thiết. Không chê bai, hay la mắng trách phạt trẻ, mà để trẻ tự nhận ra cái sai, lỗi 
của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. 
 Trong môi trường, trẻ tham gia nhiều hoạt động khác nhau, rơi vào các 
tình huống khác nhau, với các mối quan hệ khác nhau và đó cũng là bấy nhiêu 
lần tạo nên các cung bậc cảm xúc đa dạng, đôi khi đối lập. Tạo môi trường có 
bầu không khí thân thiện cởi mở để nhận biết và giúp trẻ vượt qua những khó 
khăn khi rơi vào các trạng thái cảm xúc tiêu cực cũng như sẵn sàng chia sẻ khi 
trẻ có tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, giúp trẻ tự tin vào bản thân hơn, chủ động 
hơn, dám thể hiện mình trong mọi hoạt động. 
 Ngoài ra môi trường thân thiện cởi mở cũng giúp cho giáo viên thấy không 
áp lực, mệt mỏi, tăng hiệu quả công việc, gắn bó với nhà trường. Những buổi 
đầu khi có trẻ tôi cũng gặp ít khó khăn vì chưa quen nếp của trẻ, các kỹ năng 
đơn giản nhất các con cũng chưa thực hiện tốt, rồi tính cách của trẻ khác nhau, 
một vài trẻ có biểu hiện tăng động tự kỷ. Tôi đã xây dựng mối quan hệ tích cực 
trong lớp học (giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ với nhau) dựa trên cơ sở tôn trọng 
trẻ, cho phép trẻ phản hồi, được nói chuyện, đặt câu hỏi với cô, với các bạn một 
cách tự nhiên trong các hoạt động. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe bằng sự 
nhẹ nhàng, ân cần - chu đáo, công bằng và thống nhất trong lời nói và việc làm 
của mình và không định kiến với trẻ. 10/18
mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào các lớp học hạnh 
phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân trẻ thiết lập được các tình cảm lành mạnh, góp 
phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 * Kết quả: Sau khi áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy trạng thái cảm xúc 
của trẻ vui tươi thân thiện trong mọi hoạt động, trong giao tiếp và thảo luận. 
Việc giáo viên truyền tải kiến thức đến trẻ cảm nhận sâu sắc hơn, giao lưu giữa 
cô và trẻ trở nên gần gũi hơn, cô hiểu rõ tâm lý trẻ. Nhờ vậy tôi nhận thấy trẻ lớp 
tôi có tiến bộ rõ rệt.
 Hình ảnh: Trẻ tham gia các hoạt động với cảm xúc tâm lý vui tươi
 4. Tạo môi trường hạnh phúc thân thiện thông qua các hoạt động hàng 
ngày của trẻ
 Trước đây khi trẻ hoạt động giáo viên chưa tạo được hứng thú cho trẻ, tác 
phong sư phạm của cô còn hạn chế, các câu hỏi hay tình huống trong hoạt động 
chưa kích thích tính tò mò khám phá của trẻ, đồ đùng chưa lôi cuốn trẻ chưa 
thích được trải nghiệm nên giờ hoạt động chưa sôi nổi. 
 Để trẻ luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, có hứng thú trong mọi hoạt động 
thì giáo viên tạo điều kiện để trẻ là người chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn 
đề, phát huy động viên trẻ sáng tạo, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề 
và hỗ trợ định hướng trẻ.
 Trong quá trình hoạt động, trẻ được nhập vai bác thợ xây hay các cô nấu ăn 
từ đó giúp trẻ tái hiện lại các mối quan hệ gia đình, cộng đồng, qua đó, trẻ học 
được cách làm việc với người khác, học cách lắng nghe và chia sẻ suy nghĩ của 
bản thân với bạn bè. Đây là cơ sở hình thành tính tập thể và đoàn kết ở trẻ. 
 * Giờ đón trẻ vui vẻ: 
 Thông thường ở lớp học mầm non truyền thống chỉ có hành động, con 
khoanh tay chào cô và chào ông bà, bố mẹ. Nhưng tôi đã thay đổi cảm xúc vui 
vẻ, hạnh phúc cho các con tôi khi đến lớp, đó là chào cô bằng một cái ôm, hôn, 
bắt tay, đập tay, chạm tay, hay một động tác đáng yêu của bài múa, nhảy nào đó. 
Trẻ cảm thấy hào hứng, vui vẻ hạnh phúc khi vào lớp. Và phụ huynh khi gửi trẻ 
cũng sẽ cảm thấy được yên tâm hơn, cứ mỗi sáng như vậy tôi nhận được những 
tình cảm đó từ các con, tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng.
 * Giờ học vui vẻ, hạnh phúc: 
 Đây là thời điểm quan trọng nhất trong sinh hoạt của trẻ tại trường mầm 
non. Trong các giờ học tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, giao lưu với 
bạn, với cô. Qua đó giúp trẻ gần gũi, tự tin, hào hứng trong mọi hoạt động với 
cô và các bạn. 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh.doc